Không Gian Vật Chất Trong đời Sống đô Thị - Bộ Xây Dựng
Có thể bạn quan tâm
Trước hết “mảnh đất” ở đây cần phải được hiểu như một không gian vật chất. Trong lịch sử, mảnh đất được xác định bởi độ lớn và vị trí thuận lợi cho hoạt động cư trú và sản xuất của con người, ví như việc nó có ở gần sông, ở nơi cao ráo hay địa hình bằng phẳng không…Khi đời sống phát triển, mảnh đất được chia ra thành từng khu vực cho các hoạt động sống khác nhau, chúng được nối với nhau bằng những con đường…Để rồi mảnh đất lại được lấp đầy bởi những công trình: đền đài cung điện, nhà cửa, các không gian công cộng…
Cứ như thế, mảnh đất ngày càng bị biến đổi theo hướng mở rộng và phát triển, cả về định tính và định lượng. Người ta nói rằng mảnh đất chính là không gian vật chất của đô thị, đó là quỹ đất đai, quỹ tài nguyên thiên nhiên, quỹ kiến trúc. Hệ thống không gian vật chất của một đô thị bắt đầu từ một cá nhân, một gia đình, một đời sống xã hội. Nó luôn thay đổi và chuyển hoá hết sức phong phú và đa dạng, để đáp ứng và thích ứng với hoạt động sống của con người.
Mỗi một đô thị có một không gian vật chất tương ứng. Nó có thể ngày càng được giàu lên, nhưng cũng có thể ngày một nghèo đi, xuất phát từ sự hiểu biết đô thị và cách thức khai thác, quản lý của con người.
Khái niệm “nơi ta gặp nhau” cần phải hiểu như một không gian đời sống của đô thị - nơi diễn ra các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội hết sức sức phong phú và đa dạng. Việc gặp nhau giữa các cá thể trong xã hội đã xác định một sợi dây liên kết cộng đồng, mà hình thức cũng như kiểu cách của nó ngày càng phức tạp. Xã hội ngày càng văn minh thì không gian đời sống ngày càng phong phú. Một không gian căn hộ có thể trở nên lỗi thời với những biến động trong đời sống một gia đình. Một khu ở cũng sẽ trở nên chật chội, khi các hoạt động buôn bán gia tăng và những không gian mới, tự tạo được hình thành. Điều đó được hiểu rằng: một không gian đô thị có thể hoặc khong thể đáp ứng được những nhu cầu nẩy sinh trong đời sống cộng đồng. Không gian vật chất và không gian đời sống của một đô thị là hai mặt thống nhất và đối lập. Chúng có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Sự tồn tại của thế cân bằng giữa hai mặt đối lập đó cần phải được duy trì, trong đó, không gian vật chất là phần Âm và không gian đời sống là phần Dương.
Trong chiến tranh, người dân đô thị đã rời bỏ thành phố chạy về nông thôn để ẩn náu. Điều đó dẫn đến tình trạng lượng dân đô thị bị suy giảm, các hoạt động đi lại, mua bán, dịch vụ công cộng trở nên thưa thớt. Không gian vật chất có vẻ như thừa thãi và hoang phí với các hoạt động đô thị.
Một công trình kiến trúc quốc gia được xây dựng hoành tráng với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, và lẽ tất nhiên chúng phải hoạt động thường xuyên. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, thỉnh thoảng nó mới phải phục vụ một hoạt động nào đó. Một vài tuyến phố ở Đà Nẵng được mở ra, tuy chưa có công trình hai bên đường, hoạt động công cộng của người dân và hoạt động giao thông còn thưa thớt, nhưng hạ tầng đã đầy đủ, đèn điện sáng choang mặt đường. Người ta cho rằng tình trạng lãng phí này sẽ còn tồn tại trong một thời gian nhất định. Có những đô thị chưa dự liệu hết sức hấp dẫn và những điều kiện cần thiết để có thể hình thành những điểm dân cư dông đúc, nhưng đã vội vã đầu tư, kết quả là một đô thị được trang bị “tận răng” mà “không một bóng người”. Suy xét trong mối quan hệ giữa hai phần không gian, người ta cho rằng, “Cán cân đã lệch sang phần Âm”.
Tuy nhiên, trường hợp ngược lại thường được diễn ra phổ biến hơn, nhất là đối với những thành phố lớn và cực lớn, đang trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Ở những đô thị này, dường như những tính toán dự liệu cho sự phình nở của đô thịđã không đáp ứng kịp với tốc độ tăng trưởng dân số, kể cả tăng tự nhiên và tăng cơ học. Người dân ở nông thôn tràn vào vùng giáp ranh, người dân ở vùng giáp ranh lại tràn vào đô thị. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng kinh tế, sự tăng cường vốn đầu tư trong các hoạt động xây dựng cơ bản cũng không đáp ứng nổi những nhu cầu của người dân trong các hoạt động kinh tế, văn hoá xã hội. Các hoạt động tài chính, thương mại trở nên sôi động khiến cho cả hạ tầng không thể đáp ứng, dẫn đến sự mất cân bằng. Đó chính là nguyên nhân gây nên nhiều căn bệnh xã hội như: thất nghiệp, tội phạm, cảnh vô gia cư, dịch bệnh…Lúc này không gian vật chất đã trở nên nhỏ bé so với không gian đời sống. Người ta nói “Cán cân đã lệch sang phần Dương”.
Hậu quả của sự không cân bằng giữa hai hệ thống không gian trong đô thị có thể hiển thị và phi hiển thị. Ở vùng sâu, vùng xa, với hệ thống các công trình vui chơi giải trí nghèo nàn, mạng lưới phục vụ công cộng không đáp ứng được nhu cầu sống ngày càng phát triển của người dân. Theo bản năng, người ta phải đi tìm những thú giải trí khác. Về ban đêm, thanh niên nam nữ vui chơi ngoài đường quốc lộ, người dân qua đường tranh thủ ánh sáng của đèn pha ô tô…và rồi dẫn đến tai nạn. Lúc đó người ta đổ lỗi cho ý thức giao thông của người dân…, còn nguyen nhân sâu sa - bắt nguồn tự sự thiếu thốn không gian vật chất của đô thị - thì chưa được phâ tích và xem xét.
Tại khu vực trung tâm của các đô thị lớn, nhu cầu giải trí và các hoạt động xã hội của thanh niên tăng lên rất nhiều so với cơ sở vật chất có thể đáp ứng. Nhưng các hoạt động văn hoá lành mạnh lại thiếu hấp dẫn và các nhà văn hoá thường xuyên đóng cửa để cho thuê kinh doanh họp chợ, hoặc tổ chức đám cưới. Thanh niên không biết hoạt động giải trí gì và ở đâu, họ đã lấy mặt đường làm không gian giải trí và niềm đam mê tốc độ để giải toả sự tẻ nhạt trong cuộc sống và sự đơn điệu của không gian công cộng.
Ở góc độ những người nghiên cứu đô thị, chúng ta có thể góp phần làm giảm thiếu tai nạn giao thông và những ức chế của giới trẻ…bằng sự nhìn nhận và cân bằng hoá hai hệ thống không gian trong đô thị.
Nhóm chuyên gia Jaika của Nhật Bản đã làm một điều tra xã hội học về những điểm hấp dẫn trong đô thị của Thủ đô Hà Nội. Họ đã nêu ra một số vị trí được thanh niên Hà Nội ưa thích: khu vực Hồ Gươm, Nhà hát lớn, Quốc Tử Giám, đường Thanh niên và Lăng Bác. Và kết quả thật bất ngờ: Khu vực Lăng Bác được số phiếu cao nhất. Đi sâu để tìm hiểu lý do, họ đã có câu trả lời hết sức thú vị. Người dân phố cổ đã trả lời: Bởi lẽ chúng tôi là người Hà Nội suốt ngày ở trong ngôi nhà chật, đi ra đường cũng chật, chỉ có mỗi Lăng Bác là có không gian rộng, có ánh sáng, có chỗ cho trẻ con chạy, người già vươn vai, người trẻ tụ tập…trên quảng trường lại có bãi cỏ xanh và những lối đi lát gạch đẹp đẽ. Vậy, rõ ràng là không gian vật chất đã trở nên hết sức quan trọng để có thể đáp ứng những nhu cầu của không gian đời sống.
Để cân bằng lại mối quan hệ tương tác giữa không gian vật chất và không gian đời sống, ta chỉ có hai phương cách:
Hoặc là dãn dân ở khu vực trung tâm tới các vùng ven đô, nơi có nhiều khu đô thị mới và quỹ đất còn rộng rãi để mở rộng lãnh thổ đô thị giảm phần Dương về lượng.
Hoặc là tăng cường hệ thống giao thông, bãi xe, các hệ thống dịch vụ, công cộng và khả năng quản lý hoạt động đô thị nói chung, sử dụng tiến bộ công nghệ và tin học, tăng cường tiện nghi phục vụ đời sống đô thị tăng phần Âm - về chất.
Cũng có thể, sự cân bằng giữa hai hệ thống không gian trong đô thị này được xử lý và điều chỉnh bằng một chính sách quản lý đô thị hợp lý. Đó là việc tăng cường chất lượng các sinh hoạt cộng đồng, không chỉ ban ngày mà cả ban đêm. Việc tổ chức chiếu sáng đô thị theo công năng và thẩm mỹ đều có ý nghĩa quan trọng, nhất là ở các không gian công cộng, nhằm tạo ra nhiều điểm đô thị hấp dẫn, thay vì việc chỉ tập trung vào khu vực hạt nhân. Sự phối hợp giữa chính quyền và người dân trong việc điều chỉnh và tăng cường các hoạt động cộng đồng sẽ đáp ứng tốy hơn cho đời sống tinh thần ngày càng phong phú của thanh niên!
Nguồn tin: T/C Quy hoạch xây dựng, số 28/2007
Từ khóa » Hệ Thống Vật Chất Là Gì
-
Vật Chất – Wikipedia Tiếng Việt
-
Vật Chất Là Gì? Tìm Hiểu định Nghĩa Về Vật Chất Của Lênin?
-
[PDF] Vật Chất Là Một Phạm Trù Nền Tảng Của Chủ Nghĩa Duy Vật Triết
-
Mối Quan Hệ Giữa Vật Chất Và ý Thức - Luật Hoàng Phi
-
Quan điểm Của VI Lênin Về Vật Chất Trong Tác Phẩm “chủ Nghĩa Duy ...
-
Phạm Trù Vật Chất Của Chủ Nghĩa Duy Vật Biện Chứng Trong "Chủ ...
-
Giá Trị Cốt Lõi Của Chủ Nghĩa Mác-Lênin Về Mối Quan Hệ Giữa Lực ...
-
ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ 2 – CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
-
ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ 1 – CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
-
Định Nghĩa Văn Hóa Là Gì – Văn Hóa Xã Hội Là Gì? - - Phường Cam Phú
-
Bộ 300 Câu Hỏi Trắc Nghiệm ôn Tập Thi 6 Bài Lý Luận Chính Trị Trong ...
-
[PDF] Chương 8 QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT - KỸ THUẬT Ở TRƯỜNG ...