Không Ho Nhưng Có đờm ở Cổ Họng Thì Phải Làm Gì?

Không ho nhưng có đờm ở cổ họng thì phải làm gì?

Tình trạng không ho nhưng có đờm ở cổ họng cũng gây ra nhiều bất tiện khi cổ họng bị vướng đờm, khó thở và việc phát âm gặp khó khăn. Vậy trường hợp này cần phải xử lý như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.

Tình trạng không ho nhưng có đờm ở cổ họng gây ra nhiều bất tiện
Tình trạng không ho nhưng có đờm ở cổ họng gây ra nhiều bất tiện

Mục lục bài viết

1. Nguyên nhân cổ họng có đờm nhưng không ho 

Đầu tiên, để biết được phải làm gì khi có đờm ở cổ họng nhưng không ho, thì cần phải xác định được nguyên nhân khiến họng chứa nhiều dịch nhầy. Một số nguyên nhân khiến cổ họng nhiều đờm có thể kể đến như: 

  • Khói thuốc lá, môi trường ô nhiễm: Thường xuyên hút thuốc, hít phải khói thuốc lá hoặc môi trường sống có nhiều bụi bẩn… trong thời gian dài có thể khiến đường hô hấp bị viêm. Lúc này niêm mạc mũi, niêm mạc phổi, phế quản bị tổn thương, dẫn đến sản sinh ra nhiều dịch đờm. Chất đờm tiết ra nhiều, khiến cơ thể “quá tải” không thể tiêu hóa kịp, nên sẽ dẫn đến tình trạng đờm ứ tại vùng họng. 
  • Dị ứng: Phấn hoa, lông động vật, nước hoa… khi đi vào cơ thể theo đường hít thở có thể khiến cổ họng bị kích ứng. Dẫn đến vùng họng tiết ra nhiều chất nhầy, gây bít tắc đường thở. 
  • Ăn nhiều thực phẩm thúc đẩy tiết dịch đờm: Khi cổ họng đang bị tổn thương do cảm cúm hay bị kích ứng; lúc này nếu ăn nhiều trứng, sữa, các thực phẩm chế biến từ lúa mì và ngũ cốc sẽ khiến tình trạng đờm trong họng thêm trầm trọng. 
  • Nhiễm trùng đường thở: Các vi khuẩn tấn công đường thở gây nhiễm trùng sẽ khiến cơ quan này tiết ra nhiều chất nhầy tăng động. Lúc này người bệnh cổ họng có đờm nhưng không ho. 
  • Chức năng mũi và họng suy yếu: Những người gặp vấn đề về mũi và cổ họng như vách ngăn mũi bị lệch, họng bị thương… cũng sẽ khiến dịch đờm sản sinh ra nhiều hơn. 

Ngoài những lý do kể trên, vẫn còn một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: viêm họng, sởi, ho gà, thủy đậu…. 

2. Nên làm gì khi không ho nhưng có đờm? 

2.1. Những việc nên làm khi đau họng có đờm nhưng không ho

Bảo Thanh siro truyền thống
Bảo Thanh siro truyền thống

Đau họng có đờm nhưng không ho là biểu hiện rất nhẹ, chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì. Do đó, lúc này bạn có thể tự xử lý vấn đề này tại nhà theo một số cách sau: 

  • Uống siro Bảo Thanh pha nước ấm hàng ngày: Siro ho Bảo Thanh có thành phần từ nhiều dược liệu quý và các vị thuốc trong dân gian có công dụng trị đau rát cổ họng, long đờm và tiêu đờm hiệu quả. Một ly nước ấm pha với mật ong, uống trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy sẽ giúp tiêu đờm trong cổ họng nhanh chóng. Đặc biệt, siro Bảo Thanh với kết hợp của các dược liệu theo trật tự Quân – Thần – Tá – Sứ của Đông y, sẽ giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể nói chung và sức khỏe hệ hô hấp nói riêng, từ đó giúp giảm dần tình trạng tăng tiết dịch nhầy. Sản phẩm từ thảo dược nên rất lành tính, thích hợp cho trẻ em, người trưởng thành, người cao tuổi và phụ nữ có thai trên 3 tháng đều có thể dùng được. 
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý: Hiệu quả sát khuẩn, kháng viêm của nước muối sinh lý đã nhiều chuyên gia y tế công nhận. Do đó, dùng nước muối súc miệng rất hiệu quả trong việc làm sạch vùng hầu họng, khoang miệng từ đó hạn chế tình trạng viêm nhiễm, làm loãng đờm, long đờm ở cô họng.
  • Áp dụng một số mẹo dân gian trị tiêu đờm: Ngậm tỏi tươi, uống siro tỏi, uống mật ong chanh đào, uống mật ong ấm… là một số cách hiệu quả bạn có thể áp dụng trong trường hợp cổ họng có đờm nhưng không ho.
  • Ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp: Bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có tính ấm để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời bạn cần phải có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, để cơ thể nhanh chóng tự chữa lành các tổn thương nhỏ trong cơ thể. 
  • Tập luyện thể dục thể thao: Vận động thường xuyên sẽ giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bệnh hiệu quả. Bạn không cần phải vận động quá nhiều hoặc quá nặng, thay vào đó hãy duy trì thói quen luyện tập đều đặn và khoa học. 

Những cách trên sẽ giúp bạn giải quyết được tình trạng đờm ứ đọng trong cổ họng hiệu quả. Đặc biệt với cách uống siro Bảo Thanh với nước ấm, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt ngày sau 3 – 5 ngày áp dụng.

Bạn nên tham khảo:

  • Cổ họng lúc nào cũng có đờm chữa sao cho khỏi?
  • 5 Cách tiêu đờm hiệu quả nhanh chóng

2.2. Những việc nên làm khi không ho nhưng có đờm ở cổ họng 

loi-song-lanh-manh
Lối sống lành mạnh giúp cải thiện tình trạng có đờm ở cổ họng

Nếu không muốn tình trạng cổ họng nhiều đờm dai dẳng không thuyên giảm, bạn cần “kiêng” một số điều sau:

  • Hạn chế nói to và nói nhiều.
  • Không ăn uống các đồ lạnh, thay thế hoàn toàn bằng đồ ăn, thức uống ấm nóng.
  • Nói không với rượu bia, thuốc lá, nước có gas và các chất kích thích. 
  • Không ăn đồ quá ngọt hoặc chứa nhiều đường. 
  • Tránh xa các loại hạt có thể gây ngứa rát họng như hướng dương, lạc, vừng… 

Cổ họng có nhiều đờm nhưng không ho phần lớn không đáng ngại, tình trạng này có thể điều trị dứt điểm nhanh chóng khi mới xuất hiện. Nhưng nếu thấy tình trạng kéo dài khoảng 1 – 2 tuần không đỡ, thì hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được giúp đỡ xác định đúng nguyên nhân, và có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

5/5 - (6 bình chọn) Nguồn tham khảo / Source

Thuốc Ho Bổ Phế Bảo Thanh chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Đặt câu hỏi cho chuyên gia: Gửi 12 bình luận
  • DLê Thị Dung Con năm nay 18t không ho nhưng có đờm trong họng ngày nào ngày nấy vẫn vậy lúc nào có đờm cũn phải khạc đôi khi đag ngủ tỉnh dậy có đờm trong họng phải khạc khiến bất tiện mong bs tư vấn Trả lời 3 năm
    • Thạc Sĩ, Dược Sĩ Nguyễn Thị Thu TrangThạc Sĩ, Dược Sĩ Nguyễn Thị Thu TrangQuản trị viên Chào bạn! Bạn năm nay 18 tuổi nhưng cổ họng lúc nào cũng có cảm giác vướng đờm, nhưng không ho. Khi cổ họng tiết đờm chính là để ngăn các chất bụi bẩn, chất độc hay các loại vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào sâu bên trong cơ thể. Tuy nhiên có thể do đờm đặc, không tự bật ra ngoài được gây vướng tắc ở cổ họng. Bạn nên uống siro Bảo Thanh pha với nước ấm uống đều đặn hàng ngày, nhất là vào buổi sáng sớm vì đây là khoảng thời gian phổi thải độc. Siro Bảo Thanh giúp làm loãng đờm, hóa đờm và các dược liệu trong siro Bảo Thanh giúp làm ấm, làm ẩm và làm trơn niêm mạc họng, giúp đờm dễ dàng được tống xuất ra ngoài để đường thở được thông thoáng. Bạn thử áo dụng đều đặn từ 5, 7 ngày để có kết quả như mong muốn nhé! Ngoài ra, bạn nên ngậm viên ngậm Bảo Thanh để giữ ấm cổ họng, hạn chế mắc các bệnh về đường hô hấp nhé! Trả lời 3 năm
  • XHuỳnh văn xén Tôi nay 60t, không ho nhưng có đờm cổ họng nhiều tuần, đi bs nhiều chưa hết. Tôi ở tp thành phố tây ninh muốn mua thuốc bảo thanh ỡ đâu? Trả lời 3 năm
    • Thạc Sĩ, Dược Sĩ Nguyễn Thị Thu TrangThạc Sĩ, Dược Sĩ Nguyễn Thị Thu TrangQuản trị viên Chào anh, Anh có thể ra bất cứ nhà thuốc nào gần nhất để mua ạ. Xin thông tin đến anh. Trả lời 3 năm
  • TNguyễn Trọng Tôi năm nay 61tuoi không ho không hút thuốc lá mà cô hong có đờm ảnh hưởng đến noi năng xin chỉ giúp cách điều trị xin cảm ơn Trả lời 3 năm
    • Thạc Sĩ, Dược Sĩ Nguyễn Thị Thu TrangThạc Sĩ, Dược Sĩ Nguyễn Thị Thu TrangQuản trị viên Xin chào bác ạ! Bác năm nay 61 tuổi, không hút thuốc lá, cũng không bị ho mà cổ họng có đờm khiến việc phát âm gặp trục trặc. Khan tiếng, có đờm là những triệu chứng hình thành do cổ họng và dây thanh bị tổn thương. Tuy nhiên triệu chứng này cũng có thể bắt nguồn từ các cơ quan khác của đường hô hấp như vòm họng, ống dẫn không khí, phế nang, xoang mũi, viêm thanh quản hoặc dây thanh có vấn đề. Trước mắt, nếu tạm thời chưa đi khám được bệnh tại các cơ sỏ y tế, bác nên thử uống siro Bảo Thanh theo cách pha với nước ấm, uống ngày ít nhất từ 2 đến 3 lần vào sáng, trưa và tối nhằm bổ sung dưỡng chất cho hệ hô hấp, làm loãng đờm, tan đờm nếu do đờm đặc bị mắc ở hệ hô hấp, giúp hệ hô hấp được thông thoáng, sạch sẽ, niêm mạc họng được chữa lành, làm dịu để cải thiện tình trạng của bác. Sau khi áp dụng cách trên mà không thấy tình trạng cải thiện hiệu quả, bác nên đi khám tại bệnh viên để các bác sỹ xác định chính xác nguyên nhân của bệnh, từ đó tư vấn cách điều trị phù hợp ạ! Chúc bác mau khỏe! Trả lời 3 năm
  • HCao thị thanh huệ Em 34 tuổi.dạo này cứ buổi tối trước khi nằm thì cảm giác có đờm vướng ở cổ gây khó thở.e nhờ chuyên gia tư vấn dùm e ạ. Trả lời 3 năm
    • Thạc Sĩ, Dược Sĩ Nguyễn Thị Thu TrangThạc Sĩ, Dược Sĩ Nguyễn Thị Thu TrangQuản trị viên Xin chào bạn! Bạn năm nay 34 tuổi, khi nằm ngủ thường xuyên có cảm giác đờm vướng ở cổ họng nhưng lại không bị ho. Đó có thể là do các nguyên nhân đã được nêu trong bài viết ở trên như trào ngược dạ dày, viêm amidan, viêm họng, nhiễm trùng đường hô hấp.... Để khắc phục được tình trạng này, bạn nên thử áp dụng các cách đơn giản sau:
      • Súc miệng thường xuyên với nước muối, đặc biệt là vào buổi sáng hoặc tối.
      • Bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày có thể hỗ trợ thoát lưu dịch nhầy. Bạn có thể sử dụng trà gừng, mật ong pha với chanh. Tốt hơn cả là nên uống siro Bảo Thanh pha với nước ấm uống đều đặn ngày ít nhất 2 lần, có thể nhiều hơn nếu muốn tăng hiệu quả hóa đờm.
      • Khi ngủ cần kê cao gối để tránh tình trạng đờm bị ứ đọng phía sau cổ họng.
      • Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ khoáng chất cần thiết và nghỉ ngơi hợp lý để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
      • Đeo khẩu trang khi ra đường để tránh hút phải khói bụi ô nhiễm.
      • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe.
      Nếu sau khi áp dụng các biện pháp trên mà không thấy cải thiện tình trạng của mình, bạn nên sắp xếp thời gian đến khám tại cơ sở y tế để xác định chính xác nguyên nhân và được bác sỹ tư vấn điều trị phù hợp. Chúc bạn nhiều sức khỏe Trả lời 3 năm
  • TTran Le Minh Thu Mình 18t, những lúc chạy bộ mệt hay vui chơi đều bị kéo đờm khó nuốt nước bọt. Nhờ chuyên gia tư vấn ạ, xin cảm ơn Trả lời 3 năm
    • Thạc Sĩ, Dược Sĩ Nguyễn Thị Thu TrangThạc Sĩ, Dược Sĩ Nguyễn Thị Thu TrangQuản trị viên Chào bạn! Chạy bộ là hoạt động thể thao rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên đây cũng là một môn thể thao tốn khá nhiều sức lực. Khi chạy bộ, phổi hoạt động liên tục, tim cũng đập nhanh hơn để cũng cấp đủ oxi cho toàn bộ cơ thể. Do vậy, khi bạn chạy, hơi thở sẽ phải nhanh và mạnh hơn bình thường. Một số người thường có thói quen thở bằng miệng khi chạy để lấy được thêm nhiều oxi. Không khí đi thẳng vào phổi không đi qua bộ lọc ở mũi dễ chứa nhiều các tác nhân gây dị ứng, bụi, phấn hoa hay còn có cả các loại vi khuẩn, vi rút làm cho vùng hầu họng phải tăng tiết dịch để hạn chế chúng đi vào cơ thể. Đây có thể là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy cổ họng thường kéo nhiều đờm khi chạy bộ. Thêm một nguyên nhân nữa là khi thở bằng miệng, không khí đi thẳng vào khiến miệng họng khô, nên cổ họng ngứa rát. Để hạn chế hiện tượng này, bạn nên tạo thói quen thở bằng mũi khi chạy bộ, uống đủ nước để vùng hầu họng đủ độ ẩm cần thiết. Nếu đã thay đổi thói quen luyện tập mà vẫn bị kéo đờm ở cổ họng, bạn nên thăm khám tại các cơ sở y tế để sớm tìm ra nguyên nhân của hiện tượng này, nhằm sớm có phương pháp điều trị đúng đắn, tránh để lâu sẽ không tốt cho sức khỏe chung của cơ thể. Trả lời 3 năm
  • TTran Đuc tu Tôi 63 tuổi không ho có đờm, tối đi ngủ đờm vướng ở cổ phải khạc nhổ Nhờ chuyên gia tư vấn, cảm ơn (câu hỏi đã được biên tập lại cho người đọc) Trả lời 3 năm
    • Thạc Sĩ, Dược Sĩ Nguyễn Thị Thu TrangThạc Sĩ, Dược Sĩ Nguyễn Thị Thu TrangQuản trị viên Dạ xin chào bác. Chân thành cảm ơn bác đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Bác năm nay đã 63 tuổi, chức năng của các cơ quan hô hấp cũng suy giảm dần theo thời gian. Vùng hầu họng luôn luôn tiết ra các chất đờm nhầy để bảo vệ và hỗ trợ hệ hô hấp của mọi người, nhưng nếu tăng tiết nhầy quá nhiều khiến bác cảm thấy vướng víu nơi cổ họng. Để giảm tình trạng này, trước tiên bác nên tạo môi trường xung quanh được sạch sẽ, thoáng mát, hạn chế bụi bẩn. Nếu bác hút nhiều thuốc có thể cũng là nguyên nhân sinh ra nhiều đờm, bác nên hạn chế và bỏ dần hút thuốc. Thêm vào đó, bác nên thường xuyên uống nhiều nước ấm, tốt hơn hết là nên pha cùng với siro Bảo Thanh. Khi uống nước ấm có pha siro Bảo Thanh giúp làm ẩm, làm ấm vùng hầu họng, làm đờm loãng ra, từ đó dễ dàng tiêu đờm thông qua hệ tiêu hóa hoặc tống đẩy ra ngoài cơ thể, giúp cổ họng thông thoáng, sạch sẽ, từ đó hết cảm giác vướng víu nơi cổ họng! Bác nên thử thực hiện đều đặn từ 5 - 7 ngày sẽ thấy ngay hiệu quả! Chúc bác mạnh khỏe! Trả lời 3 năm

Từ khóa » Viêm Họng Có đờm Không Ho