Không Học Đại Học, 10 đại Gia Việt Vẫn Thành Công
Có thể bạn quan tâm
1. Đại gia Đào Hồng Tuyển
Đại gia Đào Hồng Tuyển hay còn được gọi với cái tên quen thuộc 'chúa đảo Tuần Châu' là một đại gia khá kín tiếng, những con số về tài sản hầu như chưa bao giờ được công khai. Tuy nhiên, với những dấu mốc đạt được trên con đường sự nghiệp của ông cũng đủ khiến mọi người chú ý. Bỏ qua các ý kiến trái chiều, ngăn cản khi thực hiện dự án lấp biển làm du lịch, ông đã chứng minh được khả năng của mình khi biến hòn đảo hoang sơ thành đảo Tuần Châu - một thiên đường du lịch mang tầm cỡ quốc tế.
Thế nhưng, ít ai biết rằng đại gia này chia tay con đường học tập từ khá sớm. 15 tuổi, ông quyết định dừng lại việc học tham gia con đường nhập ngũ, cống hiến tuổi trẻ cho nước nhà. Đến năm 1997, ông Tuyển rời Sài Gòn về lại Quảng Ninh, thành lập Công ty TNHH Âu Lạc, trụ sở tại Tuần Châu. Đến nay hệ sinh thái của doanh nghiệp này đã gồm 30 công ty, kinh doanh rất nhiều lĩnh vực: bất động sản, du dịch, … được trải dài trên khắp cả nước.
2. Đại gia Nguyễn Phương Hằng
Gần đây, bà Nguyễn Phương Hằng - vợ đại gia Dũng 'lò vôi' liên tục được chú ý đến qua các livestream với số lượng người theo dõi đông đảo đáng kể. Thế nhưng, trước khi biết tới bà bởi các sự kiện gần đây, bà cũng đã gây được sự chú ý của giới kinh doanh với các thành tích của mình.
Do hoàn cảnh gia đình, bà Phương Hằng chỉ học đến lớp 11. Gần đây, bà và chồng vinh dự nhận bằng giáo sư danh dự (Honorary Visiting Professor) do đại học Apollos (chi nhánh tại Malaysia) cấp - nhằm cảm ơn cho những doanh nhân có nhiều cống hiến trong sự nghiệp kinh doanh và hoạt động cộng đồng vì châu Á.
Trước khi được biết đến với danh phận là vợ đại gia Dũng 'lò vôi' bà được giới kinh doanh biết đến với cái tên Hằng Canada. Lúc đó bà được xem là nữ doanh nhân bất động sản có tiếng chưa một lần thất bại trên thương trường.
Tháng 5/2020, ông Huỳnh Uy Dũng trao toàn quyền quyết định kinh doanh cho bà Hằng. Hiện nay, bà đang là Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ CTCP Đại Nam. Những năm gần đây, khu du lịch Đại Nam liên tiếp lỗ nặng (2019: lợi nhuận sau thuế âm đến 154 tỷ đồng), tuy nhiên vợ chồng bà Hằng vẫn “hốt bạc” với những ngành nghề khác (xây dựng, dịch vụ).
3. Đại gia Huỳnh Uy Dũng
Huỳnh Uy Dũng được sinh ra tại Bình Định trong một gia đình nghèo. Khi chưa hoàn thành chương trình học lớp 12, ông Dũng đã phải tham gia vào lực lượng quân đội, làm công tác hậu cần và tiếp tế cho chiến trường Tây Nam.
Sau khi xuất ngũ, ông quyết định chuyển sang mảng kinh doanh lò vôi để cải thiện cuộc sống khó khăn. Nhờ khả năng trời ban, sự chăm chỉ là công việc kinh doanh trở nên thuận lợi, biệt danh Dũng ‘lò vôi’ cũng ra đời từ đó.
Sự thành công của Huỳnh Uy Dũng gắn liền với sự thành công của khu công nghiệp Sóng Thần mà sau này thường được người ta nhắc đến với tên Đại Nam.
4. Đại gia Lê Phước Vũ
Năm 1994, Lê Phước Vũ khởi nghiệp từ một cơ sở bán tôn. 7 năm sau, ông thành lập CTCP Hoa Sen và đạt được rất nhiều thành tích đáng kể. Tính đến đầu tháng 3/2021, Hoa Sen giữ được ngôi vương trên thị trường và chiếm đến 40% thị phần tôn mạ trong nước. Liên tiếp nhận được các giải thưởng vinh danh. Với số vốn điều lệ ban đầu là 30 tỷ đồng, hiện nay tôn Hoa Sen đã đạt vốn điều lệ là hơn 4.234 tỷ đồng.
Nhìn những con số trên, ít ai có thể nghĩ rằng đại gia này chưa từng qua trường lớp đại học. Sau khi học hết cấp 3 tại quê nhà Bình Định, ông vào nam lập nghiệp với tầm bằng tốt nghiệp trung cấp vận tại ô tô. Bắt đầu kiếm tiền nhờ các công việc: lái xe con, làm đội xe khoán... bôn ba khắp các tỉnh thành (Tây Ninh, Buôn Mê Thuột,..). Dần dần ông trở thành quản lý cho một cửa hàng vật liệu xây dựng.
Đến nay, đại gia Lê Phước Vũ đang sở hữu hơn 51 triệu cổ phiếu HSG tương đương khoản 2.200 tỷ đồng.
5. Đại gia Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức)
Đây có lẽ là đại gia không có duyên với con đường học hành nhất trong số các đại gia Việt. Tốt nghiệp cấp 3 hệ 12 năm (năm 1982), bầu Đức khăn gói từ Bình Định vào Sài Gòn thi đại học, tuy nhiên kết quả không như mong muốn. Trong thời gian chờ đợi cơ hội thi tiếp theo, ông vừa làm vừa học nhưng kết quả sau 4 lần thi vẫn là không đậu. Có lần ông đùa rằng: "Con đường học vấn không mỉm cười với mình thì nên chọn con đường khác."
Từ bỏ sự nghiệp học hành, ông bắt đầu sự nghiệp của mình bằng xí nghiệp chuyên đóng bàn ghế cho học sinh năm 1990. Công việc kinh doanh thuận lợi ông đã trở thành ông chủ Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai thành công trên nhiều lĩnh vực kinh doanh.
"Tôi hiểu rằng trường đại học của tôi chính là đường đời. Đôi khi tôi tự hỏi, nếu không có tuổi thơ cơ cực, và thất bại trong con đường học vấn, chắc gì, tôi đã có ngày hôm nay”- Bầu Đức chia sẻ.
Sau nhiều năm khởi nghiệp, bầu Đức đã chứng minh được khả năng kinh doanh của mình khi liên tục đạt được những dấu ấn đáng nhớ: Bầu Đức từng được gọi tên là người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong 2 năm liên tiếp (2008, 2009) với giá trị tài sản khoảng 6.200 tỷ đồng. Sau khi thu lỗ và bán tài sản trả nợ khi có những bước đầu tư trong nông nghiệp, bầu Đức vẫn sở hữu khối tài sản khoảng 1.800 tỷ đồng.
6. Đại gia Phạm Văn Tam (Shark Tam)
Quyết định dừng lại việc học hành của mình, anh quyết định tham gia vào con đường kinh doanh mà theo anh nó hấp dẫn hơn nhiều so với việc học. Chặng đường khởi nghiệp của anh chẳng mấy suôn sẻ! Lúc bắt đầu kinh doanh anh là một tiểu thương của chợ Nhật Tảo, nhưng vì quá tin người mà anh mất sạch vốn liếng, lại một lần nữa bắt đầu từ con số 0.
Đến năm 2009, nhận thấy tiềm năm trong lĩnh vực hàng điện tử mà chính xác hơn là tivi. Anh cho ra đời thương hiệu gia dụng điện tử, nhưng có lẽ vì kiến thức chuyên môn, phương thức vận hành còn quá non trẻ, anh liên tục vấp phải những sai lầm tại Fujiko rồi SupoViet.
Đến mãi 2014, Asanzo được ra đời, Shark Tam bây giờ cũng đã dày dặn kinh nghiệm chinh chiến. Sau 4 năm thành lập, Asanzo đã có thị phần nhất định với những con số tăng trưởng ấn tượng.
7. Đại gia Dương Ngọc Minh
Chỉ với trình độ 12/12 và chứng chỉ trình độ chuyên môn nuôi trồng thủy sản, đại gia Dương Ngọc Minh vẫn là cái tên đáng được một người chú ý khi nhắc trong ngành chế biến thực phẩm.
Năm 1984, ông bắt đầu sự nghiệp của mình khi tiếp nhận vị trí Tổng Giám đốc công ty đông lạnh Hùng Vương với quy mô: 6 nhà máy, 12 phân xưởng có khả năng xử lý từ 1.000-1.100 tấn nguyên liệu/ngày. Vui mừng không lâu thì tình hình tài chính gặp khó khăn, dồn doanh nghiệp đến bước đường cùng với những món nợ khổng lồ. Ông dính vào vòng lao lý năm 30 tuổi.
Sau 6 năm phía trong song sắt, năm 2003 ông được mãn hạn tù và quyết tâm xây dựng lại sự nghiệp. Quyết giữ tên công ty Hùng Vương, mang ý nghĩ đừng lên từ đổ vỡ chọn cá tra là sản phẩm chính. Sau 8 năm thành lập, Hùng Vương đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu lên đến 200 triệu USD. Trong những năm qua, đại gia này đã thừa thắng xông lên lên nâng vốn điều lệ từ 32 tỷ đồng lên 600 tỷ đồng, chính thức góp mặt trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Sau khi huy động được vốn đầu tư, ông bắt đầu tiến hành thực hiện tham vọng mở rộng quy mô, bành trướng thị trường. Doanh thu tăng trưởng liên tiếp qua các năm: 2010 tăng 5.000 tỷ đồng, tiếp tục tăng 15.000 tỷ đồng trong năm 2014.
8. Đại gia Nguyễn Thị Như Loan
Quyết định dừng con đường học tập sau khi học hết 12, bà Loan vẫn được mệnh danh là một nữ tướng đáng nể trên thương trường.
Năm 1994, bà bắt đầu con đường kinh doanh trong lĩnh vực khai thác, chế biến gỗ xuất khẩu với việc thành lập Công ty xí nghiệp tư doanh Quốc Cường. Đến 2005, bà chuyển hướng sang mảng bất động sản khi hợp tác với xí nghiệp tư doanh Hoàng Anh thành lập Công ty TNHH xây dựng và Phát triển nhà Hoàng Anh. Sau này đổi tên thành Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai với vốn điều lệ là 259 tỉ đồng. Bên cạnh đó là hàng loạt các mảng kinh doanh khác: trồng cao su, thủy điện,..
Với kinh nghiệm dày dặn trên thương trường, những mảng kinh doanh này mang lại cho bà khoản lợi nhuận khá khủng. Tuy nhiên, những năm gần đây, trước tình hình lỗ nặng của Quốc Cường Gia Lai những rắc rối xoay quanh tình hình tài chính của đến nay vẫn chưa được giải quyết.
9. Đại gia Đặng Thị Kim Oanh
Xuất thân từ một gia đình đông con tại Huế, bà Kim Oanh dừng lại việc học từ khá sớm và bắt đầu làm việc bằng nhiều nghề khác nhau để phụ giúp gia đình.
Bà bắt đầu lập gia đình khá sớm rồi bắt đầu kinh doanh vật liệu xây dựng. Đến năm 2004, bà chuyển về Bình Dương mở quán nước và bén duyên với bất động sản khi có nhiều cơ hội tiếp xúc với các chủ đầu tư gần đó.
5 năm sau, bà thành lập CTCP dịch vụ thương mại và xây dựng địa ốc Kim Oanh. 10 năm sau, đã phát triển được thành Kim Oanh Group.
Đến năm 2017, Kim Oanh Group đã biến 48 tỷ vốn điều lệ ban đầu thành 100 tỷ, vớ 9 chi nhánh trên toàn quốc với nhiều dự án lớn như Mega City, Golden Center, New Times City,..
10. Đại gia Trần Thị Lâm
Bà Lâm xuất thân từ vùng quê nghèo thuộc tính Quảng Ngãi, tuổi thơ là những chuỗi ngày cơ cực, do hoàn cảnh chiến tranh mà bà chỉ học được hết lớp 5. Tất cả những điều đây không thể cản được ý chí quyết tâm thoát nghèo của nữ doanh nhân này.
Sau khởi nghiệp lần đầu thất bại với buôn trầm, bà rẽ hướng sang kinh doanh xe máy. Thời gian đầu công việc kinh doanh không mấy suôn sẻ với các đối tác trong nước, bà quyết định chọn hợp tác với nước ngoài.
Khởi đầu từ một cửa hàng bán xe máy năm 1998 , rồi thành lập Công ty TNHH Thương mại dịch vụ vận tải Nhất Nguyên, sau này là Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Hoa Lâm (Tập đoàn Hoa Lâm).
Sau một thời gian, nhận thấy sản phẩm không còn tính cạnh tranh cao, bà chuyển sang tham gia thị trường tài chính bằng việc đầu tư vào Ngân hàng Việt Nam Thương tín. Không những thế bà còn lấn sân sang bất động sản với dự án bệnh viện đa khoa Thành Đô.
“Để thành công cần rất nhiều yếu tố, cái tâm, chữ tín, chữ tầm... 3 chữ T đó phải gắn liền. Với tôi, để đạt tới thành công trước tiên doanh nghiệp phải có người đứng đầu xuất sắc; người đó phải biết kết nối, tận dụng, nhìn nhận và đánh giá đúng về con người. Nếu người đó cho dù tài giỏi bao nhiêu nữa nhưng không biết liên kết, tập hợp nhân tài thì cũng khó thành công” – Bà Lâm chia sẻ.
Đã bao giờ bạn suy nghĩ, nếu không học đại học bạn sẽ làm được gì chưa?
*Bài viết cần sự đồng ý của tác giả trước khi dẫn lại về website khác. Mọi hình thức copy không xin phép đều vi phạm bản quyền.
Nguyên Thảo
Vietnam Business Insider
Từ khóa » Không Bằng đại Học Vẫn Thành Công
-
Không Học đại Học Liệu Có Thành Công?
-
Những Người Không Học Đại Học Mà Vẫn Thành Công?
-
Không Học Đại Học Vẫn Thành Công, Liệu Có Thể? - Glints
-
Không Học đại Học Vẫn Thành Công - Bạn Có Tin Vào điều đó?
-
Không Có Bằng đại Học Liệu Có Thành Công Như Mong Muốn?
-
Không Bằng đại Học Vẫn Thành Công? - Baoxinviec
-
Không Học Đại Học Liệu Có Thành Công? 3 Sai Lầm Bạn Vẫn ...
-
Vì Sao Mày Vẫn Thành Công Khi Không Học Và Chẳng Có Bằng Cấp Gì?
-
"Không Học Đại Học Vẫn Thành Công", Tin được Không? - VieZ
-
Những Người Không Học đại Học Vẫn Thành Công ở Việt Nam
-
'Nghĩ Ngắn' Từ Chuyện Bỏ Học đại Học Vẫn Giàu - VnExpress
-
Thành Công Không Bằng Cấp - Không Bằng Đại Học Không Có Nghĩa ...
-
10 Người Nổi Tiếng Thành Công Không Cần Tới Tấm Bằng đại Học