Không Kịp Tiêu Thụ, Rau Hoa Đà Lạt Cắt Bỏ để Dọn Vườn
Có thể bạn quan tâm
Nông dân Đà Lạt cắt bỏ xà lách, bắp sú để dọn vườn - Ảnh: M.VINH
Trong khi đa số các loại nông sản Đà Lạt vẫn duy trì mức tiêu thụ, do hoạt động sản xuất ở nhiều tỉnh thành ngưng trệ, thì cà chua và đa số các loại rau lá như cải thảo, bắp sú nông dân phải hái cho bò ăn, hoặc nhổ bỏ.
Ghi nhận tại các vườn rau Đà Lạt và các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương, các chủ vườn cho biết các loại nông sản này khó bảo quản khi vận chuyển, nhu cầu mua ở các khu vực đang có dịch giảm nên thương lái không thu mua, do đó nông dân chủ động cắt bỏ cho gia súc hoặc xử lý làm phân xanh.
"Các loại rau củ này giá tại cửa vườn giảm chỉ còn 5.000 - 7.000 đồng/kg, trong khi công thu hái và vận chuyển tăng gấp 3 lần so với cách nay một tháng, nên càng bán sẽ càng lỗ.
Giá vận tải, nhân công thu hái tăng cũng là nguyên nhân. Nhưng tôi nghĩ chắc do giãn cách nên người dân ưu tiên mua rau củ, là loại nông sản khó trồng tại nhà, còn rau lá thì có thể dễ dàng trồng trong chậu, thùng xốp, hệ thống thủy canh ăn dần", nông dân Nguyễn Nam (P.5, TP Đà Lạt) cho biết.
Nông dân xã Tu Tra (huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) hái cà chua xanh ủ chín cho bò ăn để dọn vườn sớm - Ảnh: M.VINH
Bà Trần Minh Châu (nông dân P.7, Đà Lạt) thông tin: "Trước kia, xe tải chở rau đi một chuyến thì phải trả phí 1 triệu đồng. Nhưng nay tài xế phải xét nghiệm, khử khuẩn rồi mọi thứ đều tăng, nên phải 2-3 triệu đồng họ mới chạy.
Giá rau lại không thể tăng thêm vì nhu cầu của thị trường giảm, có thời điểm gần như không có. Nông dân trồng bán tại vườn như chúng tôi dựa chính vào chợ đầu mối, nhưng nay đã đóng".
Người trồng rau có người được người mất, còn người trồng hoa mất trắng. Thị trường hoa nội địa gần như đóng cửa sau khi TP.HCM và Hà Nội giãn cách theo chỉ thị 16.
Khắp các khu vực trồng hoa lớn tại vùng hoa Đà Lạt, nông dân kêu gọi ai muốn cắm hoa tới vườn tự cắt. Hoa hồng, lily, cẩm tú cầu, đồng tiền, cúc là những loại hoa phải cắt bỏ nhiều nhất, do đây là những giống hoa được trồng phổ biến ở Đà Lạt.
Xà lách không bán được, nông dân gom lại ở mép vườn để ủ phân - Ảnh: M.VINH
Theo UBND TP Đà Lạt, vùng hoa Đà Lạt có khoảng 10.000 hecta, nông dân điều tiết diện tích xuống giống chỉ còn 40% so với vụ trước nhưng chỉ tiêu thụ rải rác tại địa phương và xuất khẩu được khoảng 20%, tương đương 800 hecta. Số còn lại người dân Đà Lạt đang cắt bỏ dần để dọn vườn.
"Phá bỏ thì tiếc vì một số giống có thể thu hoạch nhiều năm, nhưng nếu không phá bỏ thì ngày nào cũng phải cắt, dọn vườn, rất tốn công, tiền công làm vườn, sẽ làm người trồng hoa lỗ thêm", chị Nguyễn Tâm Loan (nông dân làng hoa Vạn Thành, P.5, Đà Lạt) cho biết.
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng cho biết đã có khuyến cáo bà con chuyển đổi trồng các loại nông sản dễ bảo quản, thu hoạch, vận chuyển và ngắn ngày để kịp cung ứng cho các tỉnh phía Nam đang giãn cách xã hội.
Người trồng các loại hoa thu hoạch lâu năm không nên phá bỏ vườn để có thể phục hồi sản xuất sau dịch, giảm diện tích canh tác hoa ngắn ngày xuống còn 2.000 hecta, chủ yếu là hoa thờ, cúng (hoa lễ).
Đà Lạt, Lâm Đồng xem cung ứng rau cho vùng dịch là nhiệm vụTTO - Trong kế hoạch và phương án cung ứng rau cho TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ, tỉnh Lâm Đồng xem việc hỗ trợ các tỉnh thành chống dịch là nhiệm vụ và kêu gọi đơn vị sản xuất, người dân 'tiếp viện' thêm.
Từ khóa » Hoa đà Lạt Chủ Yếu được
-
Phát Triển Bền Vững Ngành Hoa Đà Lạt - Báo Quân đội Nhân Dân
-
Tìm Hiểu Về Đà Lạt – Thiên đường Của Những Loài Hoa
-
Kể Chuyện Hoa Đà Lạt - Báo Tuyên Quang
-
Hoa Đà Lạt – Thành Phố Ngàn Hoa Muôn Màu Sắc Hoa Tươi Thắm
-
Đà Lạt Có Bao Nhiêu Loài Hoa?
-
Festival Hoa Đà Lạt – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ba Làng Hoa Nổi Tiếng Ðà Lạt - Tạp Chí Môi Trường
-
Đà Lạt: Một Loài Hoa đẹp Mãi Với Tên Gọi “bất Tử”
-
Đà Lạt Có Bao Nhiêu Loài Hoa? 18 Sắc Hoa đặc Trưng Nhất Của Đà Lạt
-
Hoa Đà Lạt Tìm đường Xuất Khẩu - Tiền Phong
-
Hoa Đà Lạt Khan Hiếm, Giá Tăng - Tuổi Trẻ Online
-
Ba Làng Trồng Hoa Nổi Tiếng Của Thành Phố Đà Lạt - Tour Da Lat
-
TOP Những Loại Hoa Đà Lạt Với Vẻ đẹp “kiêu Sa” Sẽ Khiến Bạn Mê Mẫn