Không Nên Dạy Trẻ Khoanh Tay Khi Chào

hoa tươi hoa tuoi dien hoa điện hoa shop hoa mua hoa lan ho diep hoa tươi online Cho thuê máy chủ, VPS vệ sinh công nghiệp diệt côn trùng
Trường tốt cho con
Giáo dục mầm non
Giáo dục STEM
Giáo dục thông minh
Xã hội
Tâm lý
Cảm xúc mầm non
Sức khoẻ
Dinh dưỡng
Bạn nhỏ quanh ta
Đào tạo Giáo viên
Công văn - Chỉ thị
Chương trình GDMN mới
Chủ đề
Thư viện giáo dục
Bài giảng - Giáo án
Giáo dục kỹ năng sống
Giáo dục đặc biệt
Bài giảng tương tác
Tài liệu bồi dưỡng
Chương trình lễ hội
Mang thai và sinh đẻ
Trẻ sơ sinh
Chăm sóc trẻ
Giáo dục trẻ
Vui chơi cùng trẻ
Sức khỏe và Phát triển
Tìm trường cho con
Trường chuẩn quốc gia
Các trường tiểu học
Bài học
Thông tin tư vấn
Trò chơi
Tập viết và phát âm
Tâm lý
Không nên dạy trẻ khoanh tay khi chào

Tay của bạn đóng vai trò như một cánh cửa trong giao tiếp xã hội. Người ta thường nói "dang rộng vòng tay để chào đón thế giới" thì ngược lại "khoanh tay" là đóng lại và cản trở sự giao tiếp của trẻ với thế giới bên ngoài. Thế nhưng có một thực tại là hầu hết các trường mầm non của Việt Nam lại đang dạy các con khi phát biểu hoặc chào người lớn đều phải khoanh tay.

"Con khoanh tay chào cô đi!

Tại sao phải khoanh tay hả cô?

Khi nói chuyện với người lớn con phải khoanh tay, vì không khoanh tay là hỗn con ạ."

Câu chuyện này là của chính bản thân tôi khi còn nhỏ và tôi đã chứng kiến rất nhiều phụ huynh có những suy nghĩ tương tự về việc khoanh tay chào hỏi của trẻ. "Ngôn ngữ cơ thể nói nhiều hơn về cảm xúc của bạn."Trong giao tiếp, ngôn ngữ cơ thể chiếm hơn 50 % nhiệm vụ truyền tải thông tin và việc khoanh tay theo khoa học là một điều không nên làm trong giao tiếp.

Khoanh tay tạo một rào cản trong giao tiếp: Khi trẻ khoanh tay, hai tay của trẻ hình thành một lá chắn trước ngực và điều này được hiểu theo khoa học là tự vệ và cản trở thế giới bên ngoài. Thay vì khi tay để thả lỏng hoặc dang rộng, sẽ không có vật gì cản trở trong giao tiếp và tạo cho người khác có cảm giác như bạn đang chào đón tất cả những ý tưởng cũng như thông tin từ cuộc trò chuyên. Việc khoanh tay của trẻ được ví như trẻ đứng sau bàn, ghế hoặc một vật cứng để không phải có những giao tiếp trực tiếp với người mà mình đang nói chuyện với.

Khoanh tay làm giảm tự tin của trẻ: Theo nghiên cứu khoa học của nhà tâm lý xã hội Amy Cuddy về ngôn ngữ cơ thể, thì khoanh tay là một trong những "tư thế không có sức mạnh". Khi khoanh tay, thể tích của con người nhỏ hơn và điều này trực tiếp ảnh hướng đến testosterone và cortisol trong não chi phối độ tự tin của chúng ta.

Khoanh tay triệt tiêu ngôn ngữ của đôi bàn tay: Trong giao tiếp, ngôn ngữ của tay đóng một vai trò rất lớn. Chuyển động của đôi bàn tay làm cho cuộc nói chuyện thêm thú vị. Tất cả các nhà lãnh đạo lớn trên thế giới đều là những người có khả năng sử dụng đôi bàn tay như một công cụ trong các bài thuyết trình.

Khi trẻ khoanh tay, ngôn ngữ của đôi bàn tay bị triệt tiêu và theo đó cảm xúc, sự thú vị, tính thuyết phục của từng lời nói bị giảm đi rất nhiều.

Vậy nếu bạn đang yêu cầu con khoanh tay chào người lớn thì xin hãy dừng lại. Nếu con đã hình thành thói quen khoanh tay chào người lớn và khi phát biểu trước đám đông, thì có thể sử dụng các biện pháp:

1. Dạy trẻ cách chào đúng: Nhìn thẳng vào người đối diện, đứng thẳng và tay thả lỏng khi chào.

2. Yêu cầu trẻ sử dụng tay: Ví dụ khi con kể một câu chuyện, hãy yêu cầu con dùng tay để minh họa các chi tiết trong câu chuyện. Trong truyện có một con thỏ nhỏ xíu, có thể yêu cầu con dùng các ngón tay chụm vào thể hiện mức độ nhỏ xíu của con vật hoặc chú bé nhảy chân sáo khi đi trong rừng, có thể hướng dẫn con dùng hai ngón tay trỏ và giữa để mô tả chuyển động của con

3. Nếu con đã quen với việc khoanh tay khi phát biểu trước đám đông, hãy đưa cho con một đồ vật để cầm: Khi con phát biểu trong thời gian đầu, có thể cho con cầm một cái bút nếu con thấy chưa thoải mái. Như vậy để tạo một điểm tựa trong việc chuyển giao từ tư thế khoanh tay sang tư thế tay buông lỏng. Mục đích cuối là để con thả lỏng tay và đồng thời sử dụng tay một cách linh hoạt và phù hợp vào từng chi tiết của giao tiếp.

Giáo viên Nguyễn Thị Hiền

(Chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh quốc tế CELTA)

Mamnon.com

In Trang này Email Trang này Chia sẻ lên Facebook Bình luận: Nhận xét của bạn: Tiêu đề: Nội dung:
Các bài đã đăng :
Chuyện những "con vẹt" cong môi nói bậy (16/9)
Bí quyết để trong nhà không có tiếng mắng trẻ (13/9)
Đọc sách cùng con (13/9)
Thanh thiếu niên sẽ cư xử tệ hơn nếu bị la mắng (13/9)
6 bài học quý giá từ trường mầm non (12/9)
Để gia đình có thêm thời gian bên nhau (12/9)
Dạy thế này con không bao giờ lười! (11/9)
Làm sao để con có thói quen thích đọc sách? (11/9)
Tôi làm mẹ nhàn nhã từ khi sang Anh (11/9)
Làm thế nào để giúp trẻ nhút nhát tỏa sáng? (10/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Ghi nhớ
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay
Bé Gia Tuân
Truy cập:http://www.mamnon.com Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i

Từ khóa » Hình ảnh Bé Khoanh Tay Chào Cô