Không Phải Cứ Nhức Mình Là... Giác Hơi - Tuổi Trẻ Online
Có thể bạn quan tâm
Giác hơi cho khách trong đêm - Ảnh: Thanh Tùng |
Bác sĩ Nguyễn Văn Hưng (khoa y học cổ truyền, Trường ĐH Y dược Huế) cho biết: “Giác hơi là cách chữa bệnh trong đông y, là liệu pháp lợi dụng áp suất âm trong dụng cụ giác hơi nhằm xung huyết tại chỗ giúp phòng và chữa một số bệnh cụ thể”.
Giác hơi chữa bệnh gì?
Tùy thuộc mỗi loại bệnh mà lựa chọn cách thức giác hơi phù hợp.
Giác lưu thường dùng các ống giác có kích thước lớn, việc này để tăng diện tích bề mặt da được giác hơi, giảm thời gian giác hơi xuống. Giác lưu thường chữa các bệnh mãn tính như đau lưng, đau thần kinh tọa, nhức mỏi cơ xương khớp...
Giác nhanh thường dùng các ống giác kích thước nhỏ để thuận tiện cho việc úp bầu xuống và rút bầu lên liên tục. Giác nhanh thường chữa bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên hoặc liệt mặt...
Giác chạy thường dùng các ống giác có kích thước vừa, thường chữa các bệnh như cảm nóng, cảm lạnh...
Để đạt hiệu quả cao trong điều trị thì cần kết hợp giác hơi với các phương pháp khác như châm cứu, xoa bóp.
Những người không nên giác hơi
Trong các trường hợp sau không được cho người bệnh giác hơi:
Người bị bệnh da liễu, bị phù thũng. Người quá yếu hay có bệnh lý về tim mạch, người mắc bệnh tâm thần. Người gầy, cơ da có độ đàn hồi kém. Người trong tình trạng quá no, quá đói hoặc say rượu. Phụ nữ đang có thai, đang trong chu kỳ kinh nguyệt, cho con bú.
Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng như mệt, buồn nôn, ra mồ hôi nhiều, đau đầu, ớn lạnh, ngất xỉu... thì nhân viên y tế cần kịp thời xử lý, vì có thể gây nên những biến chứng, thậm chí dẫn đến tử vong.
Những lưu ý khi giác hơi
Khi làm giác hơi cho người bệnh thì tay thuận cầm bầu giác, tay còn lại cầm kẹp bông tẩm cồn với tư thế đứng sao cho khi giác hơi thì phần tay thuận cầm bầu gần vùng da cần giác, còn tay kia quay ra phía ngoài, cách xa người bệnh để tránh rơi rớt bông và cồn gây bỏng lên da người bệnh.
Phương pháp này có thể sử dụng cho nhiều độ tuổi, nhưng đối với trẻ nhỏ hiếu động hoặc người rối loạn thần kinh (không kiểm soát được hành vi bản thân) thì không nên sử dụng phương pháp này.
Trường hợp huyết ứ thì có thể dùng phương pháp chích lể để lấy máu bầm. Phương pháp này cần đảm bảo điều kiện vô trùng để tránh nhiễm khuẩn và người thực hiện chích lể phải có kiến thức về huyệt vị để tránh chích không đúng vị trí. |
Từ khóa » Giác Hơi Có Tốt Không
-
Phương Pháp Giác Hơi Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
Tác Dụng Của Giác Hơi Khi Bạn Dùng đúng Cách - Hello Bacsi
-
Những đối Tượng Tuyệt đối Không Giác Hơi
-
Phương Pháp Giác Hơi Có Tác Dụng Gì?
-
Giác Hơi Có Tác Dụng Gì Và Câu Trả Lời Từ Bác Sĩ Y Học Cổ Truyền
-
Giác Hơi: Lợi Hay Hại?
-
Giác Hơi Có Công Dụng Gì, Thực Hiện Sao Cho An Toàn? - YouTube
-
5 Tác Dụng Của Giác Hơi Có Thể Bạn Chưa Biết
-
Đau Lưng Có Nên Giác Hơi Không & Phương Pháp Hỗ Trợ điều Trị Bệnh
-
Tác Hại Khôn Lường Khi Lạm Dụng Giác Hơi - Báo Mới
-
GIÁC HƠI- SỰ KỲ DIỆU CỦA YHCT
-
Từ Chuyện Nhiễm Trùng Do Giác Hơi, Liệu Giác Hơi Có Hữu ích Và An Toàn
-
Những điều Cần Biết Khi Chữa Bệnh Bằng Giác Hơi