Không Phải Fan, Làm Sao Hiểu Nước Mắt Của Fan?

Sùng bái thần tượng, lệch lạc nhân cách?Dư luận không thừa nhận cộng đồng fan?Cứ thần tượng, nhưng đừng làm đau người thân

1lCE4dJp.jpgPhóng to
Những giọt nước mắt dành cho thần tượng Big Bang - Ảnh: Thuận Thắng

Đừng chỉ trích thần tượng của chúng tôi!

Năm 2009, K- pop phát triển mạnh ở Việt Nam và thu hút nhiều đối tượng trẻ, trong đó có tôi. Một nhóm nhạc nam được tôi yêu thích vì nhạc của họ rất đặc biệt, mạnh mẽ và lời nhạc cũng ý nghĩa. Từ đó tôi dần tìm hiểu sâu về thần tượng của mình.

Những giọt nước mắt, nỗi đau mà thần tượng của tôi phải chịu đựng trong hơn 5 năm là thực tập sinh rồi lịch luyện tập, lịch biểu diễn dày đặc, nhưng họ vẫn biểu diễn với nụ cười của mình... làm tôi thật sự yêu họ. Cũng qua đó, tôi kết bạn với những fan khác. Tất cả đều rất thân thiện, tài giỏi. Tôi bắt đầu chuyên tâm vào ngoại ngữ để có thể dịch được tin tức nói về thần tượng.

Năm ngoái, nhóm nhạc tôi thích sang Việt Nam biểu diễn, tôi ra sức học hơn nữa để được ba mẹ đồng ý cho đi xem. Kết quả, tôi đứng nhất lớp và ba mẹ tin tưởng cho tôi đi cùng một chị cũng là fan giống tôi đến khuya. Mọi người đều trật tự xếp hàng, đợi vào bên trong sân. Sau buổi diễn, các fan còn nán lại vận động cùng nhặt rác làm sạch sân.

Tôi từng nghe nói người VN không có "văn hóa xếp hàng và ý thức vệ sinh". Nhưng chẳng phải fan chúng tôi đã tạo nên hình ảnh đẹp cho người Việt? Người khác liệu có ý thức bằng fan chúng tôi?

Gọi fan ôm hôn ghế thần tượng là fan cuồng thì đúng. Vì họ thuộc dạng quá khích và mọi người đều có thể chỉ trích. Nhưng trong khi chúng tôi trật tự xếp hàng, ngồi đợi ở sân bay thì có ai khen ngợi? Tại sao trong suy nghĩ của mọi người, tập thể fan K-pop chỉ là dạng fan cuồng?

Tôi cũng đã nghe về "fan cuồng" và cũng không thích họ mấy. Chỉ vì số nhỏ "fan cuồng" đấy mà tất cả mọi người lại đi đánh đồng tập thể fan K-pop. Đồng ý là chúng tôi phấn khích, nhưng đã là thần tượng thì ai chẳng muốn gặp mặt?

Cộng đồng fan có thể coi như một thế giới thu nhỏ, có nhiều loại người, đâu chỉ riêng fan cuồng? Xin đừng chỉ trích chúng tôi, đặc biệt đừng khinh thường thần tượng của chúng tôi. Họ chỉ là những ca sĩ biểu diễn trên sân khấu, đem lại niềm vui hưởng thụ âm nhạc cho mọi người. Đừng chỉ vì hai chữ "fan cuồng" mà để họ bị vạ lây.

Mọi người nói chúng tôi thích nhạc ngoại, không thích nhạc Việt, không tích cực đưa văn hóa Việt Nam lên cao? Xin lỗi, chúng tôi cũng nghe nhạc Việt. Sao mọi người không nói chính ca sĩ Việt Nam không đưa văn hóa Việt Nam lên cao? Họ đạo nhạc rồi nói đó là của mình, tạo ra xìcăngđan để nổi tiếng... chỉ nhiêu đó đủ để giới trẻ chúng tôi thất vọng lắm rồi!

Nhưng ngay chính ca sĩ Việt Nam cũng có những fan cuồng đấy! Tôi có người bạn cùng lớp thích một nhóm nhạc Việt đến mức bỏ lơ việc học hành, bỏ tiền ra mua những vật có hình ảnh thần tượng. Gia đình cô ấy chẳng quan tâm gì đến việc này. Vậy tại sao mọi người không nói về vấn đề này? Tại sao chỉ toàn tập trung vào fan K-pop?

Fan K- pop chưa chắc là fan cuồng!

Không phải fan, làm sao hiểu fan?

Tôi không đồng ý với quan điểm bài viết Sùng bái thần tượng, lệch lạc nhân cách?. Đã là fan thì cứ thấy thần tượng là gào khóc sung sướng bởi đó là phản xạ đương nhiên sẽ xảy ra. Điều cơ bản như thế thì phải hiểu chứ!

Bài viết không chỉ ra nguyên nhân sâu xa mà chỉ tập trung chê bai fan. Người không là fan thì không bao giờ hiểu fan đâu! Họ sẽ không bao giờ hiểu vì sao chỉ một vài câu ngẫu nhiên như "I love you guys! Thanks for coming today!" (Tôi yêu các bạn! Cảm ơn vì đã đến đây) của nghệ sĩ mà có những khán giả bật khóc sung sướng. Họ không bao giờ hiểu nổi vì sao nghệ sĩ chỉ nhìn vào camera, cười một cái thôi mà có những khán giả nhảy tưng tưng và la hét ầm ĩ...

3EAr32ET.jpgPhóng to
Các bạn trẻ mua vé VIP 2,2 triệu đồng, chấp nhận ngồi chờ dưới cái nắng 38 độ C trưa 14-4 để được nhìn thấy thần tượng Big Bang - Ảnh: Thuận Thắng

Họ không cách nào hiểu nổi sự cuồng nhiệt của fan. Họ không thể hiểu vì họ không cùng hoàn cảnh với fan. Họ cố tỏ ra thông cảm, cố tỏ ra hiểu biết để phân tích nhóm người được gọi là "người hâm mộ" ấy, nhưng càng nghĩ họ càng không tài nào lý giải được. Và từ không hiểu họ chuyển qua bực bội, khó chịu để rồi liên tục sản sinh ra những bài viết đả kích fan như thế này.

Fan K - pop hay fan gì cũng thế, trong mắt những người không phải là fan, phần lớn đều cho rằng tất cả fan đều là phần tử quá khích, cuồng, thần kinh có vấn đề...

Tôi nghĩ nếu không thể viết được những bài có sức thuyết phục, khách quan, có ý nghĩa xây dựng thì tốt nhất đừng viết.

Vì đâu sùng bái thần tượng?

Việc ngưỡng mộ, hâm mộ một ai đó là điều bình thường. Ngưỡng mộ hay hâm mộ bình thường là điều tốt vì chính điều đó giúp cho bản thân người đó có động lực phấn đấu trong cuộc sống. Tuy nhiên, sùng bái thần tượng lại là vấn nạn xã hội hiện nay vì nó làm người sùng bái quên mất cuộc sống hiện tại, sống mơ tưởng hão huyền. Điều này dẫn đến những hành động mất tự chủ, ảnh hưởng xấu tới công việc, học tập cũng như cuộc sống xung quanh những người đó, làm xã hội thêm phần căng thẳng.

Theo tôi, có mấy nguyên nhân:

1. Gia đình

Cuộc sống bon chen, các bậc phụ huynh lo lắng để tìm kiếm thật nhiều tiền bạc. Họ cố gắng đầu tư cho con cái thật nhiều thứ phục vụ cuộc sống nhưng quên mất ngoài vật chất, những đứa trẻ cần có tình cảm gia đình. Họ quên mất việc giáo dục cho con cái nếp sống lành mạnh từ tình cảm gia đình, từ sự quan tâm của mọi thành viên trong gia đình.

Khi tình cảm gia đình tốt, những bạn trẻ sẽ tự biết cân đo đong đếm để đưa ra cho mình những hành động phù hợp và chắc chắn sẽ không thể nào có hiện tượng sùng bái thần tượng.

2. Internet

Hâm mộ hay chỉ muốn khác người?

Tôi thấy giới trẻ Viêt Nam hiện nay không phải thần tượng ca sĩ mà chỉ muốn dựa vào lý do đó để thể hiện cái khác người.

Thần tượng ca sĩ hay người mẫu, diễn viên không phải là không tốt nhưng thần tượng là những cái tốt của họ.

Chẳng hạn như bạn yêu thích ca sĩ nào đó, bạn có thể mua vé xem ca sĩ đó trình diễn hoặc nghe nhạc của ca sĩ đó hát hay gửi thư hỏi thăm, tặng hoa,...

Nhưng cái kiểu thần tượng của giới trẻ hiện nay, tôi thấy thực chất là theo phong trào và muốn dựa vào đó để làm những trò chẳng ra gì, không ích lợi gì cho xã hội.

Không thể phủ nhận mặt tích cực của Internet nhưng mặt trái của nó cũng vô cùng nhiều. Với tốc độ lan truyền nhanh đến chóng mặt, các thông tin văn hóa xấu cũng rất dễ dàng đến với các bạn trẻ. Trong đó, có rất nhiều thông tin đánh bóng, tâng bốc các ngôi sao giải trí một cách quá đáng.

Những bạn trẻ với những suy nghĩ bồng bột nghĩ rằng đó là thực tế và họ chạy theo một cách vô thức với những thần tượng của mình.

3. Thiếu lý tưởng sống

Thực tế có nhiều bạn trẻ sống không có lý tưởng. Điều này dẫn đến tình trạng họ sống chỉ để... sống hoặc chạy theo những trò giải trí vô bổ. Vì thế, khi bắt gặp những hình ảnh lung linh huyền ảo của các ngôi sao giải trí họ rất dễ bị ngấm và coi đó là lẽ sống. Mỗi ngày họ lấy việc tìm kiếm thông tin về thần tượng, tìm kiếm những chiếc vé biểu diễn của thần tượng làm mục đích, làm niềm vui...

4. Áp lực

Áp lực cuộc sống có vẻ ngày càng nặng hơn với nhiều người trong xã hội ngày nay. Đi học thì áp lực thành tích, đi làm thì căng thẳng vì công việc... Không thể tự giải thoát mình khỏi những áp lực, không tìm cho mình lối ra nên họ sống trong mơ tưởng để trốn tránh những áp lực cuộc sống đang đè lên mình.

5. Giáo dục

Ở nước ta hiện nay, một học sinh hay một sinh viên thường phải đi học từ sáng đến 21g mới về. Với thời gian học nhiều như vậy nhưng kiểm tra lại cho thấy những tiết học kỹ năng sống, giáo dục về nhận thức, nhân cách có chất lượng rất thấp. Bởi vậy, khi bước ra đời, các bạn trẻ thường không tự chủ khi gặp những trào lưu không tốt, trong đó có việc sùng bái thần tượng.

Bạn nghĩ gì về việc một số người trẻ yêu cầu truyền thông và mọi người nói chung cần tôn trọng cảm xúc với thần tượng của họ?

Theo bạn, liệu có "bình thường" không khi một số người trẻ làm fan... cuồng đến mức coi thường cả sức khỏe, tính mạng? Gia đình ở đâu khi fan yêu thần tượng đến quên cả bản thân?

Mời bạn chia sẻ trong phần Ý kiến bạn đọc dưới đây hoặc gửi về email tinhyeuloisong@tuoitre.net.vn (vui lòng gõ có dấu tiếng Việt).

Các bài viết liên quan đến chủ đề "fan cuồng":

Say mê thần tượng cũng cần tự trọng | Chúng tôi không cuồng! | Đáng lo, nhìn từ trường học | Chỉ trích fan trẻ, bất đồng càng tăng | “Không phụ thuộc thần tượng quá mức” | Sốt vì Big Bang | Fan... cuồng | Hâm mộ sao để không cuồng? | Khi người trẻ quỳ xuống và hôn ghế... | Vất vả giao lưu văn hóa | Chúng tôi không đến mức hóa điên | Đặt thần tượng đúng chỗ | Hâm mộ sao để không cuồng? | Sao cả nhà không cùng “say” thần tượng? | Sùng bái thần tượng, lệch lạc nhân cách? | “Fan... cuồng” nhìn từ Hàn Quốc (*) | Không thể để bạn trẻ thần tượng không phanh | Dư luận không thừa nhận cộng đồng fan? | Chỉ trích fan trẻ, bất đồng càng tăng | Fan cuồng trên thế giới

Từ khóa » Fan Phải Làm Gì