Không Phải IQ Hay EQ, Chỉ Số Trí Tuệ Cảm Xúc EI Mới Là điều Quyết ...
Có thể bạn quan tâm
EI là gì? Tại sao chỉ số này lại quan trọng đến như vậy?
Chỉ số EI mô tả khả năng, năng lực, kỹ năng hay khả năng tự nhận thức để xác định, đánh giá và điều tiết cảm xúc của mỗi người. Khi làm việc theo nhóm, những người có EI cao có khả năng xây dựng mối quan hệ, giảm căng thẳng nhóm, xoa dịu xung đột và cải thiện sự hài lòng trong công việc. Vì vậy, nếu người quản lý có chỉ số EI cao sẽ có tiềm năng giúp công việc của cả đội luôn hiệu quả, đồng thời có thể giữ được những nhân viên giỏi ở lại. Do đó, khi tuyển vị trí quản lý, nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên những người có chỉ số EI cao hơn là IQ cao.
Ngoài ra, dưới đây là 5 lý do tại sao những người có EI cao thường thành công hơn trong công việc.
Tự nhận thức
Tự nhận thức là khả năng nhận ra được cảm xúc, điểm mạnh, điểm yếu, năng lực, giá trị và mục tiêu của chính bản thân mình. Trong cuộc sống, nếu những người có EI cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, khó chịu và áp lực, thì điều họ làm là dành thời gian để tìm hiểu tại sao mọi chuyện lại trở nên như vậy. Khi đã hiểu cặn kẽ vấn đề, họ có thể tìm cách giải quyết thích hợp. Ví dụ, nếu công việc quá áp lực và căng thẳng, họ hoàn toàn có thể tìm nguồn cảm hứng mới, hoặc thân thiện, nói chuyện nhiều hơn với đồng nghiệp để trở nên gắn bó hơn.
Tự quản lý
Sau khi nhận thức được vấn đề, điều bạn cần làm là quản lý chúng. Đó được gọi là kỹ năng tự quản lý. Tất cả mọi người - kể cả những người có EQ cao, đều phải trải qua khoảng thời gian có tâm trạng tồi tệ, xảy ra xung đột cảm xúc hoặc giận dữ và căng thẳng. Tuy nhiên, những người có EI cao thường có kĩ năng tự quản lý. Tức là, họ hoàn toàn có thể tự điều chỉnh cảm xúc của bản thân, thay vì để chúng điều khiển họ.
Nói cách khác, họ có thể giải quyết những điều tồi tệ với cái đầu lạnh. Ví dụ, khi gặp phải 1 cái email tồi tệ hay cuộc gọi đầy giận giữ từ phía khách hàng, thì thay vì nóng giận và làm hỏng mọi chuyện, họ sẽ tự biết cách xử lý vấn đề, đồng thời ngăn cản không cho bản thân bị ảnh hưởng bởi những chuyện tiêu cực đó. Suy cho cùng, những cảm xúc tiêu cực cộng với hành vi bốc đồng không những không giải quyết được vấn đề, mà còn làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tâm trạng của bạn.
Động lực
Về cơ bản động lực là những gì thúc đẩy chúng ta hành động. Nếu có động lực, đứng trước thất bại và trở ngại, bạn vẫn sẽ được truyền cảm hứng để đứng dậy và tiến lên phía trước. Những người không có động lực thường không hề thích sự rủi ro và sợ việc thất bại. Họ thường sẽ chỉ chọn những việc không có tính thử thách và luôn đứng trong vòng tròn an toàn. Không những vậy, họ thường xuyên cảm thấy tiêu cực về chính công việc và những nhiệm vụ bản thân phải hoàn thành. Điều này không những ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của bản thân, mà còn tạo cảm giác khó chịu cho đồng nghiệp.
Ngược lại, những người có EI cao, biết cách tự tạo động lực cho bản thân lại luôn cố gắng cải thiện kỹ năng, kiến thức, nâng cao trách nhiệm với công việc.
Đồng cảm
Đồng cảm là khả năng kết nối cảm xúc, tìm ra mối quan tâm và quan điểm của mọi người. Ngoài ra, đó còn là một kỹ năng quan trọng khi đàm phán với đồng nghiệp và khách hàng, vì việc đồng cảm giúp chúng ta dự đoán được nhu cầu và phản ứng của người khác.
Trong xã hội hiện nay, các nhà quản lý thông minh sẽ biết được cảm xúc, nhu cầu, nhìn ra điểm mạnh và điểm yếu của từng người trong nhóm. Từ đó, bạn hoàn toàn có thể sử dụng người một cách linh hoạt trong mọi công việc, dự án tùy theo năng lực của từng người.
Hơn nữa, đồng cảm là một phần quan trọng trong việc nhìn nhận, đưa ra các đánh giá, giúp giải quyết công việc của nhóm một cách sáng tạo ngay cả khi gặp khó khăn. Không những vậy, kĩ năng này sẽ giúp mọi người cảm thấy nhu cầu của bản thân được đáp ứng, từ đó xây dựng được môi trường làm việc thoải mái và hạnh phúc.
Quản lý mối quan hệ
Những người có chỉ số EI cao thường biết cách quản lý các mối quan hệ cá nhân. Đây là kĩ năng cần thiết, giúp chúng ta có được niềm tin, mối quan hệ và sự tôn trọng từ phía đồng nghiệp. Đặc biệt, khi những người quản lý có cách quản lý mối quan hệ xuất sắc, họ sẽ có khả năng truyền cảm hứng, hướng dẫn và phát triển các thành viên trong nhóm, mang lại hiệu quả cả về hiệu suất, năng suất và chất lượng công việc của cả nhóm.
Trên thực tế, rất nhiều người trong số chúng ta có chỉ số EI cao bẩm sinh. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tự tăng EI cho bản thân bằng cách rèn luyện cho bản thân những đức tính tốt và hết lòng với công việc.
Nguồn dịch: La Trobe Univercity
Từ khóa » Ei Là Gì
-
Tiêu Chuẩn EI Trong Chống Cháy Là Gì?
-
Ei Nghĩa Là Gì?
-
Chỉ Số IQ, EQ, EI Có Quan Trọng Khi đi Xin Việc? - FreeC Blog
-
EI Là Gì? -định Nghĩa EI | Viết Tắt Finder
-
EI Là Gì? Ý Nghĩa Của Từ Ei - Từ Điển Viết Tắt
-
EI Là Gì? Tầm Quan Trọng Của EI Trong Công Việc
-
KHÁI NIỆM EI TRONG TIÊU CHUẨN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
-
EI Là Gì? Tại Sao Người Có EI Cao Thường Thành Công Hơn
-
Tiêu Chuẩn EI Trong Chống Cháy Là Gì? - IEEC
-
Tiêu Chuẩn EI đối Với Cửa Chống Cháy
-
EI Là Gì? Nghĩa Của Từ Ei - Từ Điển Viết Tắt - Abbreviation Dictionary
-
Employment Insurance (EI) Là Gì? Định Nghĩa, Ví Dụ, Giải Thích
-
Emotional Intelligence-EI | Kỹ Năng Nhân Viên Y Tế
-
Trí Tuệ Cảm Xúc (EI = EQ + IQ) | UCM Center