Không Phải Mỹ Nhân, Tính Tình Tàn độc Lại Hơn Vua đến 19 Tuổi ...

Người đàn bà sẽ được nhắc đến ở đây có tên là Vạn Trinh Nhi - tức Vạn Quý phi của Minh Hiến Tông Chu Kiến Thâm. Mối duyên của bà và hoàng đế bắt đầu khi Tôn thái hậu chỉ định cô cung nữ họ Vạn được là nhũ mẫu cho thái tử Chu Kiến Thâm. Từ đó trở đi, Vạn thị trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc đời vị thái tử trẻ tuổi, ở bên ông trong suốt quá trình trưởng thành, đi qua mọi thăng trầm.

Không phải mỹ nhân, tính tình tàn độc lại hơn vua đến 19 tuổi nhưng người phụ nữ này vẫn khiến Hoàng đế si mê - Ảnh 1.

Bảo mẫu họ Vạn đóng vai trò quan trọng trong cuộc đời Minh Hiến Tông (Ảnh minh họa).

Trong thời gian Minh Hiến Tông còn là thái tử, phụ hoàng của ông là Minh Anh Tông từng thân chinh dẫn quân đi chinh chiến với quân Mông Cổ và bị bắt làm tù binh. Lúc này, chú của ông là Minh Đại Tông được lập lên ngôi thay thế cho Anh Tông. Cùng với sự thay đổi này là vị trí thái tử của Minh Hiến Tông cũng bị phế truất, đi kèm với đó là mọi vinh hoa bổng lộc đều tan vào hư không.

Những lúc chán chường như thế này, bên thái tử luôn có Vạn thị túc trực, hầu hạ, an ủi, che chở cho vị thiếu niên trẻ tuổi. Có thể nói lúc đó, nàng vừa là chị, là mẹ, là bạn, là nô tì - nguồn an ủi lớn lao không kể xiết. Mãi đến sau này khi Anh Tông lần nữa lên ngôi thì địa vị thái tử của Chu Kiến Thâm mới được khôi phục. Về phần Vạn thị, nàng vẫn là bảo mẫu thế nhưng vị trí của nàng trong lòng nhà vua tương lai quan trọng hơn bao giờ hết.

Năm 1464, thái tử Chu Kiến Thâm lên ngôi, tức Minh Hiến Tông và sắc phong thái tử phi Ngô thị làm hoàng hậu. Lúc này thì Vạn thị tìm đến tân đế mà than khóc là tuy được sủng hạnh nhiều năm mà giờ lại không có danh phận gì. Thế là bất chấp tuổi nàng lúc đó đã là 36, Hiến Tông ra lệnh phong nàng thành phi tử, hết mực thương yêu và chiều chuộng.

Không phải mỹ nhân, tính tình tàn độc lại hơn vua đến 19 tuổi nhưng người phụ nữ này vẫn khiến Hoàng đế si mê - Ảnh 2.

Vạn bảo mẫu được tân đế phong thành Vạn quý phi (Ảnh minh họa).

Đương kim hoàng hậu thấy vậy thì không thể tránh khỏi cảm thấy ghen tị. Cơn ghen cứ tích tụ dần dần và một ngày nọ, hoàng hậu ra tay hãm hại Vạn thị nhưng không thành. Cuối cùng, chính hoàng hậu lại là người bị phế truất còn Vạn thị vẫn không hề hấn gì, vẫn được sủng ái như trước, thậm chí còn nhiều hơn.

Sau khi nhận sắc phong, Vạn thị có sinh cho nhà vua một tiểu hoàng tử, tuy nhiên mới sinh được 1 tháng thì hoàng tử này lại chết yểu. Từ đó trở đi bà không thể mang thai và sinh thêm lần nào nữa. Nhưng mà Hiến Tông cũng không vì thế mà ghét bỏ bà ta, ngược lại càng thêm yêu thương. Cậy vào sự sủng ái của nhà vua, Vạn thị đều tìm cách hãm hại mọi phi tần mà bà ta biết là đang mang long thai cho thỏa lòng độc ác.

Một lần, trong cung xuất hiện một cung nữ họ Kỷ; trong một lần vô tình gặp nhà vua thì được nhà vua để mắt đến rồi sau đó thì nhanh chóng mang thai. Biết chuyện, Vạn thị bèn sai cung nữ mang bát thuốc phá thai đến, bắt Kỷ cung nữ này uống hòng triệt hạ cái thai trong bụng nàng. May mắn thay, có một thái giám tên Trương Mẫn đã giúp đỡ Kỷ thị, che giấu nàng ở An Lạc Đường để chờ đến ngày sinh nở.

Không lâu sau, Kỷ thị sinh ra một hoàng tử và Trương thái giám đã đem hoàng tử này bí mật nuôi dưỡng ở Tây Cung. Mãi sau này, khi mà nhà vua đã già mà vẫn chưa có người nối dõi, tỏ ra vô cùng sầu não và đau lòng thì Vạn thị mới cho phép đón vị hoàng tử này về nuôi dưỡng.

Không phải mỹ nhân, tính tình tàn độc lại hơn vua đến 19 tuổi nhưng người phụ nữ này vẫn khiến Hoàng đế si mê - Ảnh 3.

Dù được sủng ái nhưng Vạn thị vẫn ra tay sát hại những phi tần khác (Ảnh minh họa).

Còn về phần sinh mẫu Kỷ thị của tiểu hoàng tử cũng được đón về cung và nhận phong phi; thế nhưng Vạn Quý phi lúc này ghen ghét nàng do vừa sinh được hoàng tử và thỉnh thoảng thì hoàng đế vẫn ghé qua cung của nàng thưởng rượu. Thế là bà ta tìm mọi cách triệt hạ Kỷ thị; mọi hành động xảy ra ngay trước mắt của Hiến Tông thế nhưng ông không thể nói gì.

Sự si mê của Hiến Tông dành cho vị Vạn quý phi này đã đặt ra câu hỏi cho rất nhiều thế hệ sau. Nếu nói là vì nhan sắc thì người đàn bà này cũng không được tính là đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Nếu nói là vì tính tình, phẩm chất thì bà ta trong suốt quãng thời gian sống chung với vua đã ngang nhiên ra tay tàn hại biết bao phi tần, hoàng tự. Vậy thì nguyên nhân bà ta vẫn được sủng ái là do đâu?

Nhiều người nói đó là do lúc sinh thời Vạn quý phi rất giỏi ngón nghề "phòng trung thuật". Theo sử sách có chép lại thì chính Hiến Tông đã từng một lần thú nhận rằng, không có Vạn thị ở bên cạnh thì không thể ngủ được. Không biết độ xác thực của thông tin này đến đâu, tuy nhiên nó cũng có thể lý giải một phần cho sự sủng ái bền vững mà Vạn quý phi có được.

Không phải mỹ nhân, tính tình tàn độc lại hơn vua đến 19 tuổi nhưng người phụ nữ này vẫn khiến Hoàng đế si mê - Ảnh 4.

Nguyên nhân gì khiến Vạn quý phi được sủng ái lâu dài? (Ảnh minh họa).

Cũng có một giả thuyết khác cho rằng, do Vạn thị đã ở bên vua kể từ ngày ông còn nhỏ xíu, chăm sóc ông trưởng thành, bao bọc che chở lúc hoạn nạn nên đã hiểu rất rõ về tính cách và con người ông. Vì độ hiểu biết sâu rộng, không ai sánh bằng đó mà bà ta có thể duy trì được sức hấp dẫn đối với vị vua, bất chấp khoảng cách tuổi tác.

Dù là nguyên nhân gì thì lịch sử cũng đã cho thấy rằng, Hiến Tông chưa bao giờ dừng việc sủng ái Vạn quý phi. Ngay cả đến khi Vạn quý phi đã 58 tuổi, nhan sắc tàn phai, cơ thể trở nên sồ sề, phục phịch thì nhà vua vẫn yêu thương và nể vị quý phi này.

Đến một ngày nọ, Vạn thị qua đời do bị bệnh gan. Nhà vua hay tin thì vô cùng đau khổ, ra lệnh ngừng thiết triều trong 7 ngày liền rồi nói rằng, Vạn quý phi không còn thì bản thân ông ta cũng sẽ nhanh chóng ra đi thôi.

Quả nhiên, chỉ mấy tháng sau đó, Minh Hiến Tông cũng đột ngột băng hà ở tuổi 40.

Từ khóa » Chu Kiến Thâm