Không Phải Như Ý, Những Phi Tần Này Mới Có Xuất Thân Cao Quý Nhất

Việc phân biệt giai cấp này xuất hiện từ giữa cuối thế kỉ XVII, khi người Mãn làm chủ Bắc Kinh. Khái niệm “Mãn Châu bát kỳ” cũng từ đó được hình thành, dùng để phân biệt gia thế và địa vị của giới quý tộc Mãn Thanh.

Dòng phim cổ trang cung đình lấy bối cảnh thời kỳ Mãn Thanh xưa nay không phải là hiếm trong làng phim ảnh Hoa ngữ, nhưng để thể hiện hết được sự phân biệt giai cấp một cách rõ rệt của thời đại đó quả thật là không nhiều.
Dòng phim cổ trang cung đình lấy bối cảnh thời kỳ Mãn Thanh xưa nay không phải là hiếm trong làng phim ảnh Hoa ngữ, nhưng để thể hiện hết được sự phân biệt giai cấp một cách rõ rệt của thời đại đó quả thật là không nhiều.

“Mãn Châu bát kỳ” được chia ra theo thứ tự: “Mãn quân kỳ” đứng đầu, sau đó đến “Mông quân kỳ” và cuối cùng là “Hán quân kỳ”. Mỗi kỳ quân lại chia ra tám thứ bậc: Thượng tam kỳ (Chính Hoàng kỳ, Tương Hoàng kỳ và Chính Bạch kỳ), Hạ ngũ kỳ (Chính lam kỳ, Tương Bạch kỳ, Chính Hồng kỳ, Tương hồng kỳ và Tương lam kỳ). Nếu gia tộc của một người được xếp vào đài kỳ càng cao thì vị thế trong xã hội của người đó sẽ càng cao quý. Ngoài ra, còn có một tầng lớp khác là “Bát kỳ bao y” (hay còn được gọ là “Nội Bát kỳ”): giai cấp chuyên hầu hạ các Hoàng đế, tôn thất vương công, v,v…

unnamed
Trong cuộc tuyển tú, người Mãn – Mông luôn được ưu tiên đi trước.
img_1943
Các tú nữ người Hán đi theo sau và tất nhiên cũng được Hoàng đế chọn cuối cùng.

Trong các kỳ tuyển phi tần cho Hoàng đế hay một vị hoàng tử, các tú nữ bắt buộc phải nằm trong “Mãn Châu bát kỳ” (trừ “Nội bát kỳ”), đặc biệt là vị trí chính thê cực kỳ quan trọng. Theo nguyên tắc và lễ giáo của người Trung Quốc cổ xưa, chính thất là chủ tử, thiếp thất dù có được sủng ái mấy cũng chỉ có thể làm nô tài cho chính thất mà thôi. Nên vị trí này từ lúc Đại Thanh khai quốc đến khi suy vong mặc định: chỉ có thể là người trong “Mãn quân kỳ” hoặc “Mông quân kỳ” được tuyển. Cùng điểm lại xuất thân của một số vị nương nương để xem những vị nào có xuất thân cao quý nhất.

Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu Phú Sát thị

Xuất thân của Hoàng hậu thuộc Mãn Châu Tương Hoàng Kỳ – một trong những kỳ quân cao nhất. Hơn nữa, bà là chân chính xuất thân Tương Hoàng kỳ chứ không phải được truy phong hay đài kỳ (Hoàng đế có thể nâng kỳ của bất kỳ một dòng dõi nào nếu là thân thích bên ngoại hoặc các thần tử có công). Thành phần này trong xã hội thời đó quả thật không nhiều. Thêm vào đó, gia thế của bà lại vô cùng hoành tráng với nhiều đại thần có công ở tiền triều. Vì lẽ đó, Phú Sát Hoàng hậu là một sự lựa chọn vô cùng hoàn hảo cho ngôi vị chính thất của Bảo thân vương Hoằng Lịch (hoàng đế Càn Long sau này).

hcnyt-7

Thư phi Diệp Hách Na Lạp thị

Diệp Hách Na Lạp thị là một trong những phi tần có gia thế hiển hách nhất của Càn Long, thuộc Mãn quân Chính Hoàng kỳ, dòng dõi của Diệp Hách Bối lặc Kim Đài Cát. Gia thế của bà tuy vô cùng cao quý nhưng có một vấn đề là vào đầu thế kỷ XVII, họ Ái Tân Giác La và Diệp Hách Na Lạp đã có xung đột với nhau. Trước khi chết, vị bối lặc cuối cùng trong tộc là Kim Đài Cát đã nguyền rủa rằng: dù còn lại một nữ nhi thì Diệp Hách Na Lạp thị cũng sẽ làm cho Ái Tân Giác La thị suy vong. Chính vì điều này mà các hoàng đế Đại Thanh luôn đề phòng với nữ nhân của họ Diệp Hách Na Lạp.

Khi Diệp Hách Na Lạp Ý Hoan trong HCNYT. Khi Ý Hoan xuất hiện, mọi người nghe đến xuất thân liền không khỏi lo lắng. Việc Càn Long đề phòng không cho nàng mang thai, một phần cũng vì lý do này.
Khi Diệp Hách Na Lạp Ý Hoan trong “Hậu cung Như Ý truyện” xuất hiện, mọi người nghe đến xuất thân liền không khỏi lo lắng. Việc Càn Long đề phòng không cho nàng mang thai, một phần cũng vì lý do này.

Tuệ Hiền Hoàng quý phi Cao Giai thị

Nguyên xuất thân của bà là Cao thị, thuộc Tương Hoàng Kỳ bao y. Gia tộc của bà là một trong những trường hợp vì có công nên được đài kỳ. Chữ “Giai” trong họ của bà được Gia Khánh ban cho, chính thức chuyển từ Hán quân kỳ sang Mãn quân kỳ. Dòng họ bà chính thức nâng lên thành Mãn Châu Tương Hoàng kỳ cao quý.

Cao Hi Nguyệt trong HCNYT
Cao Hi Nguyệt trong “Hậu cung Như Ý truyện”

Kế Hoàng hậu Na Lạp thị

Họ Na Lạp chia làm nhiều chi khác nhau: Ô Lạt Na Lạp, Diệp Hách Na Lạp, Trương Na Lạp hay Huy Phát Na Lạp,… Dòng dõi của Kế Hoàng hậu chính là Huy Phát Na Lạp, thuộc Mãn Châu Tương Lam kỳ, Hạ ngũ kỳ. Tuy nhiên, dòng dõi của bà vẫn tự xưng là Ô Lạp Na Lạp thị, vì các gia tộc Mãn Châu luôn có hiện tượng “leo lên”, tức là các bộ tộc ít tiếng tăm hơn đều tự xưng là một bộ tộc cùng họ có vị thế cao hơn.

Hoàng hậu Ô Lạt Na Lạp Như Ý trong HCNYT. Xuất thân thật sự của Kế Hoàng hậu Na Lạp thị thực chất thấp hơn của Hiếu Kính Hiến hoàng hậu của Ung Chính rất nhiều.
Hoàng hậu Ô Lạt Na Lạp Như Ý trong “Hậu cung Như Ý truyện”

Thục Gia Hoàng quý phi Kim Giai thị

Gia tộc của bà nguyên là Kim thị, có nguồn gốc từ Triều Tiên. Không giống như cách xây dựng hình ảnh Kim thị là tôn nữ Triều Tiên trong nguyên tác Như Ý truyện, thực chất dòng dõi của Thục Gia Hoàng quý phi từ lâu đã thuần phục người Mãn, thuộc Mãn quân Chính Hoàng kỳ bao y. Do xuất thân như vậy, nên Kim thị trên lý thuyết sẽ có cơ hội hậu cận trong hoàng tộc và trở thành thị thiếp của Bảo thân vương Hoằng Lịch.

Kim Ngọc Nghiên trong HCNYT. Thời Gia Khánh, dòng họ của bà chính thức được đài kỳ, thoát khỏi thân phận bao y, nhập vào Mãn Châu Chính Hoàng kỳ chân chính.
Kim Ngọc Nghiên trong “Hậu cung Như Ý truyện”. Thời Gia Khánh, dòng họ của bà chính thức được đài kỳ, thoát khỏi thân phận bao y, nhập vào Mãn Châu Chính Hoàng kỳ chân chính.

Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu Nguỵ Giai thị

Một trường hợp đặc biệt nhất phải kể đến đó chính là Hiếu Nghi Thuần hoàng hậu. Dòng dõi của bà nguyên là Chính Hoàng kỳ Bao y, tầng lớp hầu hạ quý tộc nhà Thanh. Tuy nhiên, việc con trai của bà là Vĩnh Diễm kế thừa hoàng vị, bà được truy phong Hoàng hậu và dòng dõi của bà được đài kỳ thành Nguỵ Giai thị, nhập vào Mãn Châu Tương Hoàng kỳ cao quý. Có thể nói, bà là vị hoàng hậu duy nhất có xuất thân người Hán trong suốt gần 300 năm tồn tại của triều đại nhà Thanh, cũng là vị hoàng hậu có xuất thân thấp nhất trong lịch sử Thanh triều.

Vệ Yến Uyển trong HCNYT. Sau khi Gia Khánh kế vị, bà được truy phong Hoàng hậu và dòng dõi của bà được đài kỳ thành Nguỵ Giai thị, nhập vào Mãn Châu Tương Hoàng kỳ cao quý.
Vệ Yến Uyển trong “Hậu cung Như Ý truyện”

Trong dàn phi tần của Càn Long, ngoài những cái tên danh giá được nhắc đến ở trên, ta còn có thể kể đến hai gương mặt khác: Du phi Kha Lý Diệp Đặc thị và Thuần Huệ Hoàng quý phi Tô thị. Dòng dõi của Du phi thuộc Mông Cổ, dù xuất thân không mấy hiển hách nhưng cũng thuộc thành phần quý tộc Mãn Châu. Về phần Tô thị, bà là vị Hoàng quý phi người Hán duy nhất trong lịch sử tại vị và không thuộc Bát kỳ. Có thể thấy, họ là hai trong số ít người được Càn Long sủng ái, dù có xuất thân tương đối khiêm nhường.

Từ khóa » Tộc Qua Nhĩ Giai Thị