Không Phải Thầy Cô Nào Cũng "đi Sếp" Dịp Tết - Giáo Dục Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Năm nào cũng vậy, cứ gần vào dịp Tết Nguyên đán thì lãnh đạo bộ và một số sở giáo dục lại phải ra văn bản yêu cầu các nhà trường, cá nhân “không tổ chức đi thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; thực hiện nghiêm chủ trương cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức…”.
Cấm là đúng, vì thực ra những cấp dưới đi chúc Tết cấp trên có nhiều người đến vì tình nghĩa nhưng cũng không ít người đến chủ yếu để ghi danh, ghi điểm với lãnh đạo của mình và tặng quà Tết nhằm mưu lợi cho cá nhân.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa, nguồn: tuyengiao.vn. |
Môi trường giáo dục cần trong sáng, nghĩa tình, bình đẳng là điều mà giáo viên nào cũng mong muốn, nhưng muốn được như vậy thì lãnh đạo sở, phòng, ban giám nhà trường, giáo viên, nhân viên phải thực sự gương mẫu.
Nhưng, vì sao phải cấm, vì lệnh cấm cấm cũng đồng nghĩa với việc thực tế có người tặng quà và có người nhận quà. Vậy, ai hay đi sếp, ai hay nhận quà trong môi trường giáo dục?
Ai là người tặng quà cho cấp trên?
Thực ra, người Việt mình luôn có truyền thống sống nghĩa tình với nhau. Ngày lễ, dịp Tết thì bạn bè đồng nghiệp thăm hỏi nhau, trong đó có chuyện cấp dưới đến chơi nhà cấp trên cũng là một lẽ bình thường. Nếu là đến chơi xã giao, chúc Tết thông thường thì đó là một nét đẹp về văn hóa.
Tuy nhiên, cho dù Bộ và một số sở giáo dục có cấm các trường “tổ chức đi thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp” thì vẫn có những nơi luôn duy trì truyền thống đi Tết lãnh đạo vào dịp cận Tết.
Một số ban giám hiệu trường đến nhà lãnh đạo phòng, sở… để chúc Tết và đương nhiên không quên quà Tết.
Lãnh đạo vẫn chối, vẫn khách sáo không nhận, người nhận và người tặng đẩy đưa vài câu rồi món quà đó vẫn ở lại trên bàn, trong phòng khách lãnh đạo của mình vì khi người ta đã chủ ý tặng cũng sẽ có nhiều cách nói, nhiều lý do để những “món quà nghĩa tình này anh (chị) nhận cho em vui”…
Những người đi tặng quà đa phần là những người còn trẻ, còn có cơ hội cậy nhờ lãnh đạo và tất nhiên là còn cơ hội để thăng tiến trên con đường sự nghiệp. Những thành viên ban giám hiệu mà chỉ còn nhiệm kỳ cuối cùng, chuẩn bị về hưu thì gần như một điều hiển nhiên là chẳng ai đi chúc Tết lãnh đạo phòng, sở làm gì bởi vì lúc này thì mục đích sẽ không còn nữa.
Thế nên, những trường hợp này quả đúng như những gì sinh thời cụ Trạng Trình đã từng đúc kết:
"Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử,
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi."
Ở các trường học thì chuyện giáo viên đi tặng quà cho lãnh đạo nhà trường vào dịp Tết Nguyên đán cũng xuất hiện ở nhiều nơi, nhưng đây không phải là chuyện phổ biến ở tất cả các địa phương.
Những nơi có truyền thống tặng quà cho lãnh đạo thì sau khi học sinh nghỉ Tết, các giáo viên trong trường cũng tụ thành từng nhóm nhỏ đến chúc Tết nhà các thành viên ban giám hiệu.
Những người tặng quà vẫn thường là giáo viên trẻ, họ có thể mới vào nghề, có thể đang dạy hợp đồng hoặc cả những thầy cô đang được cơ cấu, quy hoạch vào các vị trí lãnh đạo nhà trường.
Sở Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu không tặng quà tết lãnh đạo
Hoặc, cũng có thể là những thầy cô giáo thường xuyên phải nhờ bóng ban giám hiệu như được ưu tiên trong việc sắp xếp thời khóa biểu, được phân công dạy những lớp chọn trong trường, được ưu ái trong việc dạy thêm ở trường, ở nhà.
Dịp Tết đến cũng là lúc những thầy cô này đến “cảm ơn” vì ngày thường bận bịu không có thời gian. Rồi những thầy cô này sẽ lấy nhiều lý do khi tặng cho lãnh đạo của mình những món quà đậm đà hương vị ngày Tết để…lấy thảo.
Những người không được ban giám hiệu ưu ái, không có cơ hội dạy thêm, thăng tiến mà họ đã yên ổn công việc thì ít khi đến tặng quà, chúc Tết lãnh đạo của mình.
Bởi, suy cho cùng không phải anh em ruột thịt, không phải là người cùng địa phương thì chẳng ai dại dột gì đi hàng chục cấy số đến nhà ban giám hiệu để chúc Tết và tặng quà.
Hơn nữa, đồng lương giáo viên ba cọc, ba đồng, Tết không có thưởng thì mấy ai dại gì mà bỏ tiền trăm, tiền triệu đi tặng quà cho lãnh đạo.
Chuyện tặng quà cho lãnh đạo nhà trường ở các tỉnh phía Nam ít xảy ra hơn
Nhiều năm công tác tại một trường phổ thông ở một tỉnh phía Nam, điều mà chúng tôi đang thấy là rất ít khi giáo viên đến nhà các thành viên ban giám hiệu tặng quà Tết.
Thông thường, vào dịp cận Tết thì cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường cùng các em học sinh chung tay quyên góp một ít tiền để mua quà tặng quà cho học sinh nghèo và gần như trường nào cũng thực hiện công việc thiện nguyện này.
Khi học sinh nghỉ học thì ban giám hiệu nhà trường, ban chấp hành công đoàn tổ chức làm một tiệc tất niên nho nhỏ để cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường liên hoan và chúc Tết lẫn nhau.
Ngày Tết, giáo viên cũng rất hiếm đến chúc Tết và tặng quà cho lãnh đạo nhà trườg và phần lớn các thành viên ban giám hiệu cũng xem đó là chuyện rất thường tình.
Khi phong trào tặng quà và đến nhà chúc Tết lãnh đạo nhà trường không có nên những trường hợp mà giáo viên đến nhà hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nhà trường để chúc Tết và tặng quà trở thành những hiện tượng lạ.
LÊ VĂN MINHTừ khóa » đi Sếp
-
Làm Thế Nào để đi Tết Sếp Mà Không Bị Người đời Dè Bỉu, Cấp Trên Vô ...
-
Nhật Ký đi Tết Sếp đầy Gian Nan Của Một 'cư Dân' Công Sở
-
QUÀ BIẾU SẾP NÊN CHỌN GÌ ?? ĐỂ SẾP NHỚ VÀ ẤN TƯỢNG
-
Có Nên đi Quà Biếu Sếp Ngày Tết Không? - Nội Thất Ba Huy
-
22 Món Quà Tặng Sếp Nam Giúp Bạn Gây ấn Tượng được Thăng Chức
-
Cơ Quan Tôi Ai Cũng Sợ "đi Tết Sếp" - Báo Tuổi Trẻ
-
Đi Tết Sếp - Tuổi Trẻ Online
-
áo Nhóm Công Ty Sếp ơi Mình đi đâu Thế | Shopee Việt Nam
-
Cách Tặng Quà Tết Cho Sếp Tinh Tế Trao Trọn Tấm Lòng Thành
-
Chuẩn Bị Gì Khi Sếp Mời đi ăn - Lifestyle - Zing
-
SẾP ƠI! MÌNH ĐI ĐÂU THẾ?! | Chailease
-
Hướng Dẫn Cách Chọn Cặp đi Họp Cho Sếp - Món Quà ý Nghĩa - Gence
-
15 Món Quà Tết Tặng Cho Sếp Nam Và Nữ Sang Trọng Nhất 2022