Không Tự ý Sử Dụng Cà độc Dược

Trong thực tế, rất nhiều ca ngộ độc cà độc dược do ăn nhầm hoặc chế biến hoa, lá làm thức ăn. Bên cạnh đó, nhiều người đã truyền miệng sử dụng bài thuốc từ cà độc dược để chữa đau dạ dày, viêm xoang, ung thư… không tốn tiền mà hiệu quả… Vậy, sự thật có đúng vậy không? Bài viết dưới đây xin cung cấp những thông tin cơ bản về cà độc dược.

Theo y học cổ truyền, cà độc dược còn được gọi là dương kim hoa, người Dao gọi là hìa kía piếu, người Tày gọi là cà lục dược, người Mông gọi là sùa tùa…

Ở nước ta cà độc dược có 3 loại, cây cà độc dược với hoa trắng thân xanh, cành xanh hoặc cà độc dược có hoa đốm tím, thân xanh và cành tím và dạng lai của 2 dạng trên. Là loại cây thảo nhỏ, mọc hàng năm, thân cây có màu xanh hoặc tím tùy theo dạng. Phiến lá hình trứng, mép lượn sóng hay hơi xẻ răng cưa (khoảng 3 - 4 răng cưa). Mặt lá màu xanh xám, mặt dưới màu xanh nhạt, lúc non nhiều lông. Hoa to đơn độc, hình loa kèn, màu trắng hoặc có đốm tím ở phía trên, mọc riêng ở kẽ lá. Khi hoa héo, một phần còn lại trưởng thành với quả giống hình cái mâm. Quả hình cầu, mặt ngoài có gai. Cây mọc hoang ở những nơi đất mùn, hơi ẩm và được trồng nhiều nơi để làm thuốc và làm cảnh.

Theo tài liệu của y học cổ truyền, cà độc dược có vị cay tính ấm, có độc, vào hai kinh phế và vị, nằm trong nhóm thuốc bình suyễn.

Về tác dụng chữa trị của cà độc dược, các y văn đều ghi công dụng, chỉ định và phối hợp là hoa cà độc dược được dùng trị ho, suyễn thở, ngực bụng lạnh đau, phong thấp đau nhức, cước khí (sưng chân), đau dây thần kinh toạ, đau răng, động kinh, lòi dom. Lá đem ngâm lấy nước trị chứng ho có tính co cứng, suyễn và các nhánh khí quản viêm, chống say sóng gây chóng mặt, nôn mửa khi đi tàu, thuyền và máy bay.

Ngoài ra, còn dùng làm thuốc tê trong phẫu thuật. Thường được chế biến dưới dạng cao, bột, cồn thuốc, cồn thuốc tươi. Dùng ngoài làm thuốc hút, nướng đắp hoặc giã đắp. Để trị hen, dùng 1 - 1,5g lá hoặc hoa khô cuốn vào giấy hút lúc lên cơn hen. Đối với lá chống chỉ định cho người hen suyễn do nhiễm khuẩn hô hấp, tăng huyết áp, thiên đầu thống.

Theo nghiên cứu, do cây có chứa chất atropin, trong hoa - thân - lá của cà độc dược còn có độc chất hyoxin. Cả hai chất này thuộc nhóm độc bảng A nên việc sử dụng nhất thiết phải có sự chỉ định, theo dõi kỹ của bác sĩ và lương y có kinh nghiệm, tuyệt đối không tự ý đốt hít hay sắc nước uống. Triệu chứng ngộ độc phụ thuộc nhiều vào liều lượng thuốc, liều thấp có biểu hiện nhẹ như hơi khô miệng, giảm tiết mồ hôi và nhịp chậm, liều cao hơn gây nhịp tim nhanh, giãn đồng tử, da khô nóng đỏ, ảo giác, mê sảng và hôn mê.

Bác sĩ Lê Quang

Ngày 21/7, Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi vừa cứu sống 6 người trú tại thôn Mang Hin, xã Sơn Long, huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) bị ngộ độc do ăn cà độc dược.

Trước đó, gia đình ông Đinh Văn Điếu (thôn Mang Hin, xã Sơn Long) hái lá cà độc dược sau vườn nấu canh ăn. Sau khi ăn, cả 6 người đều có dấu hiệu rối loạn tinh thần, nói năng mất tự chủ, đồng thời có hiện tượng mắt không nhìn thấy gì.

Ngay sau đó, cả 6 người được đưa đến Trạm y tế xã cấp cứu. 4 người bị ngộ độc nặng được đưa tới Trung tâm Y tế huyện Sơn Tây và Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi cứu chữa.

9 công dụng tuyệt vời của cà chua 9 công dụng tuyệt vời của cà chuaCà pháo có thể gây ngộ độc Cà pháo có thể gây ngộ độcGiá trị đích thực của các món dưa muối Giá trị đích thực của các món dưa muối

Từ khóa » Cà độc Dược Chữa Viêm Xoang