Không Vay Tiền Nhưng Vẫn Bị Gọi điện đòi Nợ Xử Lý Như Thế Nào?

Mục lục bài viết

Toggle
  • Thực trạng không vay tiền vẫn bị khủng bố điện thoại hiện nay diễn ra như thế nào?
  • Không vay tiền nhưng vẫn bị đòi nợ có phải trả nợ không?
  • Cách xử lý khi bị khủng bố điện thoại dù không vay tiền

Tình trạng bị đòi nợ bằng cách nhắn tin, gọi điện là không mới, nhưng thời gian gần đây, mức độ và tần xuất nhắn tin, gọi điện nhiều hơn với lời lẽ dung tục, xúc phạm, đe dọa hơn, đặc biệt là đưa tin kèm hình ảnh lên facebook.

Vậy không vay tiền nhưng vẫn bị gọi điện đòi nợ xử lý như thế nào? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi bài viết để có thêm thông tin.

Thực trạng không vay tiền vẫn bị khủng bố điện thoại hiện nay diễn ra như thế nào?

Theo Sở TT&TT TP, thủ đoạn của hình thức này là khi vay tiền bằng hình thức tín chấp, người vay phải đồng ý cho phép người cho vay được quyền sử dụng, truy cập danh bạ điện thoại cá nhân hoặc danh sách bạn bè trên mạng xã hội thông qua ứng dụng vay (app).

Khi người vay không trả tiền đúng hạn hay mất liên lạc thì người cho vay nợ sẽ sử dụng dữ liệu danh bạ này để nhắn tin, gọi điện thoại để đòi nợ, cho dù không liên quan đến các khoản vay nợ đó, gây phiền hà, quấy rối làm ảnh hưởng đến cuộc sống của những người không có nghĩa vụ trả nợ.

Nghiêm trọng hơn, nhiều trường hợp còn bị những người cho vay nợ sử dụng công nghệ, cắt ghép hình ảnh với những nội dung thô tục, nhạy cảm… để đăng lên các trang mạng xã hội, làm ảnh hưởng danh dự, uy tín của người bị đòi nợ.

Đây là sự việc xảy ra rất nhiều thời gian này, đặc biệt trong thời gian Tết Nguyên đán đang gần kề. Thậm chí, nhiều người đã chặn số điện thoại này thì các app lại sử dụng số điện thoại khác gọi điện để làm phiền, đòi nợ, thậm chí là đe doạ, uy hiếp và xúc phạm.

Không chỉ đe doạ, uy hiếp, nhiều người còn bị các app chế ảnh đăng lên facebook, zalo để xúc phạm danh dự, nhân phẩm; đăng thông tin cá nhân lên các trang web đen… khiến cuộc sống ảnh hưởng rất nhiều.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 466 Bộ luật Dân sự, người vay tiền có nghĩa vụ phải trả đủ tiền khi đến hạn. Đồng thời, nếu hai bên thoả thuận việc vay vốn có lãi thì bên vay phải trả đủ cả gốc và lãi theo đúng thời gian đã quy định trừ trường hợp có quy định khác.

Không vay tiền nhưng vẫn bị đòi nợ có phải trả nợ không?

Việc trả nợ chỉ xảy ra khi hai bên có thỏa thuận về việc vay nợ và người vay phải có nghĩa vụ trả nợ. Bởi vậy, nếu một người bị lấy cắp thông tin như số CMND, CCCD, số điện thoại… nhưng trên thực tế không hề vay tiền thì không có nghĩa vụ phải trả nợ.

Tuy nhiên, người bị lấy cắp thông tin trong trường hợp này phải chứng minh được bản thân không phải là người thực hiện việc vay tiền.

Hiện nay, việc vay tiền qua app đang diễn ra rất phổ biến với nhiều lời quảng cáo “có cánh”; như thủ tục giải ngân nhanh, không cần hồ sơ gốc, không cần thẩm định, chỉ cần cung cấp số CMND/CCCD…

Kéo theo đó, nhiều kẻ xấu đã đánh cắp thông tin hoặc lợi dụng thông tin của người khác; để thực hiện việc vay tiền nhưng không trả.

Thực tế cho thấy, khi bị lấy cắp thông tin về số CMND/CCCD để vay vốn; nhiều người có thể bị các app vay tiền hoặc người cho vay gọi điện, đe dọa, khủng bố… bắt trả món nợ bản thân không vay.

Cách xử lý khi bị khủng bố điện thoại dù không vay tiền

Theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, khi sử dụng điện thoại để đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác, các app cho vay tiền có thể bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng.

Bởi đây là hành vi vi phạm pháp luật nên khi bị gọi điện làm phiền, khủng bố tinh thần, nạn nhân có thể thực hiện biện pháp sau đây:

Trước hết, người bị làm phiền cần phải giải thích rõ ràng cho người gọi điện nếu không vay hoặc không quen với người vay các khoản nợ từ các app cho vay tiền online.

Khi nói chuyện với nhân viên của các app vay vốn này, người bị làm phiền cần phải hỏi rõ thông tin của app vay vốn. Đồng thời, yêu cầu người gọi điện đòi nợ làm phiền mình cung cấp các chứng từ, hợp đồng, thông tin về việc vay nợ của mình.

Nếu có thể, khi nghe các cuộc điện thoại đòi nợ, các nạn nhân có thể bật ghi âm cuộc gọi hoặc lưu lại tin nhắn để làm bằng chứng nếu sau này cần cung cấp cho cơ quan chức năng.

Ngoài ra, khi không vay tiền mà bị gọi điện đòi nợ làm phiền, nạn nhân có thể chặn cuộc gọi, tin nhắn làm phiền bằng các ứng dụng sẵn có trên điện thoại của mình.

Lưu ý: Tuyệt đối không cung cấp các thông tin của mình cho các đối tượng gọi điện đòi nợ như: Thông tin về giấy tờ tuỳ thân, quan hệ gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, nơi làm việc, sinh sống…

Nếu tình trạng bị làm phiền kéo dài thậm chí đến mức bị khủng bố điện thoại, nạn nhân có thể trình báo cơ quan công an nơi cư trú về việc bị làm phiền, khủng bố điện thoại đòi nợ dù không vay tiền theo thủ tục dưới đây:

Cơ quan tiếp nhận thông tin là công an cấp xã nơi người bị khủng bố điện thoại cư trú.

Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 28/2020/TT-BCA và khoản 1 Điều 1 Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi năm 2021, công an cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tin báo về tội phạm kèm tài liệu, đồ vật liên quan cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Do đó, nạn nhân bị khủng bố điện thoại có thể gửi đơn tố cáo tội phạm đến công an cấp xã. Cơ quan này sẽ xác minh sơ bộ ban đầu và chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi chia sẻ về Không vay tiền nhưng vẫn bị gọi điện đòi nợ xử lý như thế nào? Khách hàng theo dõi bài viết có vướng mắc khác vui lòng phản ánh trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.

Từ khóa » Nó Vẫn Bị Vậy