Khu Bảo Tổn Biển Việt Nam - Vì Biển Xanh
Có thể bạn quan tâm
Các bạn có biết?
Việt Nam chúng ta may mắn vô cùng khi được mẹ thiên nhiên ban cho đường bờ biển dài tới 3,200km cung cấp nguồn tài nguyên biển vô cùng trù phú và đa dạng. Cùng với một diện tích tiếp xúc lớn, biển là môi trường sống cho hơn 11,000 loài sinh vật biển, đem lại bao lợi ích về khai thác thủy hải sản cũng như du lịch biển và là nguồn nguyên liệu quý báo cho nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, hiện nay kho báu “biển bạc” của Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nặng nề gây ra bởi ô nhiễm môi trường, khai thác quá mức...vv dẫn tới sự suy giảm về đa dạng sinh học, phá hủy hệ sinh thái biển vốn đã mong manh và gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế. Chính vì vậy, để bảo vệ môi trường biển cũng là môi trường nói chung, nghiên cứu thiết lập các khu bảo tồn biển (Marine Protected Area – MPA) là một việc rất cần thiết đó các bạn ạ.
Vào năm 2010, Chính phủ đã ban hành Quyết định 742 thành lập 16 khu bảo tồn biển (MPA) như một phần trong chiến lược phát triển kinh tế bền vững. Tới thời điểm này (2017), đã có 8 trên tổng số 16 khu bảo tồn chính thức hoạt động, bao gồm: Cát Bà, Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, vịnh Nha Trang, Núi Chúa, Hòn Cau, Côn Đảo và Phú Quốc. Ngoài ra còn có hai di sản thế giới là Bái Tử Long và Hạ Long. Nào, giờ thì chúng mình cùng khám phá thêm các thông tin về các khu bảo tồn này nhé!
KBTB Bái Tử Long
×Được thành lập năm 2001, nằm trong khuôn viên của Vườn Quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh. Được biết đến như một điểm đa dạng sinh học nổi tiếng với các rạn san hô, thềm cỏ biển, khu bảo tồn có diện tích lớn hơn 150.000 km2 trong đó diện tích biển chiếm gần 100km2. Bái Tử Long có hơn 1200 loài sinh vật biển và trong số đó có tới 21 loài quý hiếm thuộc sách đỏ như rùa biển, cá heo, bào ngư,trai tượng khổng lồ, v.v.. Khu bảo tồn cũng hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế thực hiện nhiều dự án về bảo tồn rùa biển, đa dạng sinh học cũng như hỗ trợ phát triển du lịch sinh thái cộng đồng và giáo dục môi trường.
----------------------------------------------------------------------
Thông tin tham khảo: Bui Thi Thu Hien et al. (2016). Vietnam Marine Protected Area Management Effectiveness Evaluation. Gland, Switzerland: IUCN, 83pp. Website khu bảo tồn: http://vuonquocgiabaitulong.vn/vi/trang-chu/
KBTB Vịnh Hạ Long
×Vịnh Hạ Long không chỉ được công nhận là di sản văn hóa Thế giới mà còn được ngưỡng mộ bởi kỳ quan thiên nhiên tuyệt diệu được mẹ Thiên nhiên ban tặng. KBTB Vịnh Hạ Long nằm trong quần thể di sản thế giới của vịnh, được thành lập từ năm 1995 với diện tích lên đến 1.533km2. Khu bảo tồn là ngôi nhà của hơn 300 loài cá, 139 loài rong biển, 234 loài san hô và cùng với đó là một số loài cỏ biển. Hệ sinh thái động vật thân mềm tầng đáy cũng rất phong phú với 545 loài. Đến với KBTB Vịnh Hạ Long cũng như đến với một ngôi trường lớn – nơi mọi người có thể cùng nhau học về sự kỳ diệu của thiên nhiên cũng như cùng chung tay học cách bảo vệ vẻ đẹp của vùng biển. Một số dự án hợp tác quốc tế về bảo tồn cũng như bảo vệ môi trường tại đây được biết đến như “Hành động vì vịnh Hạ Long xanh” (IUCN) hay dự án với JICA (Nhật Bản) hiện đang được triển khai thường xuyên vì một Hạ Long xanh sạch đẹp.
----------------------------------------------------------------------
Thông tin tham khảo: Bui Thi Thu Hien et al. (2016). Vietnam Marine Protected Area Management Effectiveness Evaluation. Gland, Switzerland: IUCN, 83pp.
Website tham khảo: http://www.baoquangninh.com.vn/du-lich/201305/bao-ton-da-dang-sinh-hoc-vinh-ha-long-2196448/
KBTB Cát Bà
×Vườn Quốc gia Cát Bà được thành lập năm 2010 và được coi như tấm thảm xanh khổng lồ chứa đựng nhiều bí ẩn của Việt Nam, xứng đáng là Khu dự trữ sinh quyển Thế giớiđược UNESCO công nhận.Nằm trong khuôn viên vườn Quốc gia, khu bảo tồn biển Cát Bà được thành lập vào năm 2010, với diện tích vào khoảng 200km2 (gồm 109km2 biển). Kết quả nghiên cứu cho thấy KBTB Cát Bà là nơi cư ngụ của 43 loài rong biển, 147 loài san hô và ngoài ra 195 loài cá có lợi ích kinh tế cao như cá trăng, cá hồng, cá ngừ và một số loài sinh vật biển khác.Ngoài ra, công tác bảo tồn cũng được triển khai và tăng cường qua các dự án bảo tồn đa dạng sinh học với sự giúp đỡ từ bạn bè quốc tế như Pháp, Hà Lan, Australia…
----------------------------------------------------------------------
Thông tin tham khảo: Bui Thi Thu Hien et al. (2016). Vietnam Marine Protected Area Management Effectiveness Evaluation. Gland, Switzerland: IUCN, 83pp.
Website khu bảo tồn: http://www.vuonquocgiacatba.com.vn/trang-chu
KBTB Cồn Cỏ
×KBTB Cồn Cỏ thuộc địa phận thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị được thành lập năm 2009. KBTB có diện tích không lớn – chỉ vào khoảng 45km2 nhưng lại chứa đựng một kho báu sinh thái biển, với gần 60 loài rong biển, 227 loài cá cùng 113 loài san hô cũng như đa dạng loài cá rạn san hô. Tại vùng biển này có các loại rạn san hô có giá trị kinh tế cao như san hô đen, san hô mềm cũng các loại thủy sản khác như tôm hùm, trai tượng, rùa…Hàng năm, ban Quản lý KBTB cũng tổ chức các chương trình Bảo tồn Rùa biển, hợp tác với Tổ chức Bảo tồn Thiên Nhiên quốc tế (IUCN) và các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học khác.
----------------------------------------------------------------------
Thông tin tham khảo: Bui Thi Thu Hien et al. (2016). Vietnam Marine Protected Area Management Effectiveness Evaluation. Gland, Switzerland: IUCN, 83pp.
Website khu bảo tồn: http://baotonbienconco.blogspot.com/
KBTB Cù Lao Chàm
×KBTB Cù Lao Chàm thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam, được thành lập từ năm 2005 với chỉ hơn 20km2 nhưng chứa đựng một kho tàng đa dạng sinh vật biển. Được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ Sinh quyển Thể giới vào năm 2009, Cù Lao Chàm nhanh chóng trở thành một địa danh du lịch biển nổi tiếng được giới khoa học quan tâm bởi sức hút với gần 280 loài san hô cũng như số loại cá rạn san hô khác, gần 80 loài rong biển, 100 loài động vật thân mềm, động vật da gai, bào ngư, v..v.. Bên cạnh đó, nổi tiếng với các bãi tắm đẹp như bãi Chồng, bãi Hương,..Cù Lao Chàm thu hút lượng lớn khách du lịch mỗi dịp nghỉ lễ tới tham gia các hoạt động nghỉ dưỡng, tuy nhiên ban quản lý vẫn đảm bảo siết chặt nội quy để đảm bảo nhiệm vụ bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học tại đây.
----------------------------------------------------------------------
Thông tin tham khảo: Bui Thi Thu Hien et al. (2016). Vietnam Marine Protected Area Management Effectiveness Evaluation. Gland, Switzerland: IUCN, 83pp.
Website khu bảo tồn: http://culaochammpa.com.vn/index.php?option=com_content&view=category&layout=blog&id=37&Itemid=53&lang=vi
KBTB Vịnh Nha Trang
×KBTB Vịnh Nha Trang (Hòn Mun) tại TP. Khánh Hòa có tới 122km2 biển trên tổng số 160km2 diện tích khu bảo tồn. Được thành lập năm 2001 với quần thể rộng lớn bao gồm 9 hòn đảo (Hòn Tre, Hòn Mun, Hòn Tằm,..).KBTB Vịnh khẳng định tầm quan trọng bậc nhất về bảo tồn biển cũng như du lịch với hơn 200 loài cá rạn và 350 loài san hô – là nơi có tính quốc tế và đa dạng san hô cao nhất ở Việt Nam.Ngoài ra hệ sinh thái biển phong phú với 120 loài thân mềm, 70 loài giáp xác, rong biển,v..v. Hệ sinh thái đã góp phần tạo nên giá trị đa dạng sinh học, nguồn lợi thủy sản dồi dào trong vịnh và mang lại các giá trị kinh tế cũng như du lịch bền vững cho vùng. Vịnh Nha Trang cũng là tín nhiệm chọn lựa là nơi tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, chính trị của Việt Nam cũng như quốc tế.
----------------------------------------------------------------------
Thông tin tham khảo: Bui Thi Thu Hien et al. (2016). Vietnam Marine Protected Area Management Effectiveness Evaluation. Gland, Switzerland: IUCN, 83pp.
Website khu bảo tồn: http://www.khanhhoa.gov.vn/
KBTB Núi Chúa
×KBTB Núi Chúa được thành lập năm 2008 và nằm trong quần thể Núi Chúa là một trong số vườn quốc gia có diện tích lớn nhất cả nước với tổng diện tích lên tới hơn 298km2. Tại KBTB Núi Chúa, đã ghi nhận 350 loài san hô, trong đó đặc biệt có 46 loài san hô là phân loại mới tại Việt Nam, 260 loài cá rạn san hô, 115 loài thân mềm, 24 loài giáp xác..Ngoài ra KBTB còn đón nhận quần thể rùa biển tới sinh sản mỗi mùa gồm 3 loài là đồi mồi, rùa xanh và đồi mồi dứa.
----------------------------------------------------------------------
Thông tin tham khảo: Bui Thi Thu Hien et al. (2016). Vietnam Marine Protected Area Management Effectiveness Evaluation. Gland, Switzerland: IUCN, 83pp.
Website khu bảo tồn: http://www.vqgnuichua.vn/
KBTB Hòn Cau
×KBTB Hòn Cau thuộc địa phận tỉnh Bình Thuận, được thành lập năm 2011 với tổng diện tích lên tới 125km2. KBT là nơi sinh sống của 163 loài rong biển, 46 loài giáp xác và hơn 200 loài cá.. Đặc trưng vùng biển ở đây là các rạn san hô vô cùng đa dạng với 234 loài và nơi đây trở thành bãi đẻ của rùa biển – một loài sinh vật biển quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng cao, thường trải dài từ Vĩnh Tân tới Bình Thạnh. Song song các dự án bảo tồn đa dạng sinh học như bảo vệ rùa biển tài trợ bởi Quỹ môi trường toàn cầu vẫn luôn được chú trọng duy trì. Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường biển ở khu vực KBTB đang được đặc biệt quan tâm sau sự cố tại nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân.
----------------------------------------------------------------------
Thông tin tham khảo: Bui Thi Thu Hien et al. (2016). Vietnam Marine Protected Area Management Effectiveness Evaluation. Gland, Switzerland: IUCN, 83pp.
Website tham khảo: https://www.facebook.com/Khu-B%E1%BA%A3o-T%E1%BB%93n-Bi%E1%BB%83n-H%C3%B2n-Cau-677678855644228/
KBTB Côn Đảo
×KBTB Côn Đảo được thành lập từ năm 2002, là một phần của vườn Quốc gia Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tổng diện tích khu bảo tồn là 294km2 trong đó có 230km2 thuộc về diện tích biển. Không chỉ nổi tiếng về cảnh quan biển, Côn Đảo còn là nơi có hệ thống sinh vật rừng ngập mặn vô cùng phong phú cũng như số lượng loài san hô rất đa dạng. KBTB có tới 1700 loài sinh vật biển với 70 loài trong số đó nằm trong sách đỏ như bò biển, rùa biển, cá heo,.. Bên cạnh đó, các hoạt động bảo tồn ở Côn Đảo thường xuyên được triển khai qua các dự án nâng cao nhận thức cũng như tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học và cứu hộ, vv...
----------------------------------------------------------------------
Thông tin tham khảo: Bui Thi Thu Hien et al. (2016). Vietnam Marine Protected Area Management Effectiveness Evaluation. Gland, Switzerland: IUCN, 83pp.
Website khu bảo tồn: http://www.condaopark.com.vn/
KBTB Phú Quốc
×Đảo Phú Quốc là khu vực có giá trị thủy hải sản cao nhất cả nước với những loại tôm, mực, cua, ngọc trai…đa dạng. KBTB Phú Quốc (Kiên Giang) được thành lập vào năm 2007 với diện tích hơn 300km2 với 187km2 thuộc biển. Hệ sinh thái rạn san hô, thềm cỏ biển, rừng ngập mặn là một số đặc trưng ở KBTB này, cùng với đó là 152 loài cá biển giá trị cao, gần 100 loài rong biển, 252 loài san hô, cá heo, rùa lưng xanh…. với 120km2 diện tích cỏ biển được ghi nhận – trở thành môi trường sống lý tưởng cho loài bò biển, một loài sinh vật quý hiếm cần được bảo tồn.
----------------------------------------------------------------------
Thông tin tham khảo: Bui Thi Thu Hien et al. (2016). Vietnam Marine Protected Area Management Effectiveness Evaluation. Gland, Switzerland: IUCN, 83pp.
▲Từ khóa » Các Khu Bảo Tồn Biển ở Việt Nam
-
Cấp Bách Bảo Tồn Biển
-
Khu Bảo Tồn Biển Là Gì? Danh Sách Khu Bảo Tồn Biển Việt Nam?
-
Bảo Tồn Biển Việt Nam: Thực Trạng Và Những Vấn đề Cấp Bách Hiện ...
-
Cần Phát Triển Bền Vững Các Khu Bảo Tồn Biển Việt Nam
-
Đa Dạng Sinh Học & Bảo Tồn Biển - Viện Nghiên Cứu Hải Sản
-
Hệ Thống Bảo Tồn Biển: Định Hướng Mở Rộng Và Giải Pháp đồng ...
-
Bảo Tồn Và Phát Triển Bền Vững Biển ở Việt Nam - Mega Story
-
Thách Thức Nâng Diện Tích Khu Bảo Tồn Biển
-
Khu Bảo Tồn Biển Phú Quốc: Hài Hòa Giữa Bảo Tồn Và Phát Triển
-
Tăng Cường Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Khu Bảo Tồn Biển Việt Nam
-
Cấp Bách Tăng Cường Quản Lý Các Khu Bảo Tồn Biển Việt Nam
-
Ninh Thuận Phát Triển Bền Vững Khu Bảo Tồn Biển Vườn Quốc Gia ...
-
Mở Rộng Hệ Thống Khu Bảo Tồn Biển - Giải Pháp Bền Vững để Phát ...
-
Khu Bảo Tồn Biển Phú Quốc – Wikipedia Tiếng Việt