Khu Công Nghiệp Yên Sơn – Bắc Lũng, Lục Nam , Bắc Giang

Thông tin mô tả

AMILAND – Bất động sản Công nghiệp xin được giới thiệu về khu công nghiệp (KCN) Yên Sơn – Bắc Lũng, Lục Nam, Bắc Giang như sau:

[su_note note_color=”#e9fefc” radius=”12″]Khu công nghiệp Yên Sơn – Bắc Lũng – Bắc Giang vừa được quy hoạch với diện tích dự kiến  khoảng 309,8 ha, trong đó diện tích lập quy hoạch KCN khoảng 300 ha và tuyến đường nối đường tỉnh 293 vào KCN là 9,8 ha. Khu công nghiệp nằm trên một vị trí giao thông thuận lợi, ngay cạnh Quốc Lộ 37, Quốc Lộ18 và Quốc Lộ 1A, kết nối linh hoạt và nhanh chóng đến các địa phương và các vùng kinh tế khác trong khu vực phía bắc. Với lợi thế trên , khi đi vào hoạt động , khu công nghiệp sẽ khai thác tối đa tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ, góp phần thúc đẩy kinh tế tỉnh Bắc Giang. AMILAND– Bất động sản Công Nghiệp Hotlines: 0934 776633 / 09394 88666[/su_note]

Chúng tôi xin được giới thiệu thêm về khu công nghiệp Yên Sơn – Bắc Lũng, Bắc Giang như sau:

Vị trí địa lý Nằm trên địa bàn xã Yên Sơn và xã Bắc Lũng, huyện Lục Nam. Phía Bắc giáp đất canh tác nông nghiệp, dân cư thôn Kiều, thôn Hai Lọng và hệ thống ngòi Chản; phía Nam giáp Khu dân cư thôn Quỳnh Độ và đất canh tác nông nghiệp; phía Đông giáp đất nông nghiệp và đường sắt; phía Tây giáp đất nông nghiệp, làng xóm hiện trạng.

Khoảng cách: -Cách trung tâm tp Bắc Giang: 24 Km -Cách trung tâm Hà Nội:           78 Km -Cách sân bay Nội Bài:             80 km -Cách cảng Hải Phòng:           118 km -Cách cửa khẩu Hữu nghị:     116 km.

Diện tích quy hoạch: Tổng diện tích theo quy hoạch: khoảng 309,8 ha, trong đó diện tích lập quy hoạch KCN khoảng 300 ha và tuyến đường nối đường tỉnh 293 vào KCN là 9,8 ha.

Thời hạn : 50 năm kể từ ngày được quyết định chủ trương đầu tư

Ngành nghề thu hút đầu tư  KCN tổng hợp đa ngành, chủ yếu là công nghiệp sản xuất, chế tạo thiết bị điện tử, điện lạnh, cơ khí, máy móc thiết bị công nghệ kỹ thuật cao và sản xuất hàng tiêu dùng thân thiện với môi trường (không bao gồm các dự án thuộc ngành dệt may, da dày…).

Định hướng quy hoạch

Đường giao thông : Mặt cắt chính : 51m, trong đó lòng đường rộng 2 x 15m, Mặt cắt phụ 24m, trong đó lòng đường 15m .

Hệ thống thoát nước : bao gồm hệ thống thoát nước mưa và nước thải được thiết kế riêng hoàn toàn, hệ thống giếng thu nước mưa được bố trí cách nhau 30m. Hố ga và hố thu trên vỉa hè có kết cấu tường xây gạch, đậy tấm đan cốt thép.

Hệ thống cấp nước : Cấp nước cho khu quy hoạch lấy từ Nhà máy cấp nước được xây dựng riêng cho Khu công nghiệp với tổng công suất 24.600m3/ngđ. Các tuyến ống được lắp đặt dọc theo đường nội bộ của khu; trên các tuyến đặt van chặn để thuận tiện cho công tác quản lý.

Hệ thống cấp điện : , trong khu vực dự án sẽ xây dựng 02 trạm điện 110kV Bắc Lũng 2 (2x63MVA) và trạm điện 110kV Yên Sơn (2x63MVA), dự kiến sẽ cấp điện cho khu vực quy hoạch. Việc xây dựng sẽ theo phân kỳ đầu tư cho dự án và sẽ do ngành điện lên phương án cụ thể. Tính toán sử dụng đất dự phòng có thể mở rộng công suất điện các trạm điện 110kV Bắc Lũng 2 và Yên Sơn lên 3x63MVA.Tổng công suất khu công nghiệp (tính cả dự phòng giai đoạn 2) khoảng 157MVA. Đáp ứng tối ưu các nhu cầu về nguồn điện sản xuất cho các nhà đầu tư.

Hệ thống thoát nước thải: Nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất trong các nhà xưởng công nghiệp được xử lý cục bộ trước khi xả ra hệ thống cống thoát nước thải chung, sau đó được đưa về trạm xử lý đặt tại khu đất hạ tầng kỹ thuật. Nước thải phải được xử lý đạt loại A theo quy định sau đó thoát ra hệ thống kênh thoát nước mưa.

Ưu thế về nhân công lao động : Khu công nghiệp Yên Sơn – Bắc Lũng nằm trên địa bàn có nguồn lao động dồi dào, chi phí nhân công tương đối rẻ. Theo số liệu của tổng cục thống kê , tính đến năm 2019 dân số của tỉnh Bắc Giang khoảng 1,85 triệu người, trong đó dân số của huyện Lục Nam khoảng 200000 người. Chiếm hơn 2/3 trong đó là người trong độ tuổi lao động. Dự báo trong những năm tới số lượng lao động sẽ tiếp tục tăng. Chi phí nhân công cũng tương đối rẻ, huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang nằm trên địa bàn có lương lao động vùng.

Tổng quan về huyện Lục Nam – Bắc Giang

Vị trí địa lý

Huyện nằm ở phía đông tỉnh Bắc Giang, phía bắc giáp huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn, phía nam là Thị xã Chí Linh – Hải Dương và Thị xã Đông Triều – Quảng Ninh, phía đông là huyện Lục Ngạn và Sơn Động, phía tây giáp huyện Lạng Giang và Yên Dũng.

Diện tích Huyện có diện tích 60.860,9ha

Dân số dân số là 206.369 người

Lịch sử Yên Dũng tự hào là một vùng đất cổ có bề dày về lịch sử văn hoá và truyền thống khoa bảng. Nơi đây nổi tiếng với huyền thoại 99 con chim phượng hoàng hốt cấu tạo nên dãy Nham Biền kỳ vĩ. Nơi đây có Chùa Vĩnh Nghiêm của thiền phái Trúc lâm do vua Trần Nhân Tông sáng lập từ thế kỷ XIII, chùa được coi là trường Đại học phật giáo đầu tiên ở Việt Nam. Yên Dũng là nơi sinh ra hai cha con tiến sĩ Đào Toàn Mân và Trạng nguyên Đào Sư Tích (xã Song Khê). Từ xưa Yên Dũng đã sinh ra và nuôi dưỡng hàng chục tiến sĩ làm nên niềm tự hào của một vùng quê hiếu học. Đến nay truyền thống ấy đã và đang được các thế hệ người Yên Dũng kế tiếp.

Kinh tế – Xã hội

Kinh tế của huyện chủ yếu là trồng lúa và hoa màu. Cây ăn quả trong vùng có đặc sản Na Dai, Dứa, Vải Thiều,…Đặc biệt có sự khởi sắc trong huyện đó là đã xây dựng nhà máy May ngay trung tâm huyện vào đầu năm 2008. Nhà máy đã cung cấp gần 1000 việc làm cho bà con trong huyện. Năm 2009 huyện có thêm 02 nhà máy gạch, 01 nhà máy nhựa và 01 nhà máy sản xuất bao bì tại xã Tiên Nha, cung cấp khoảng hơn 2000 việc làm cho nhân dân trong xã và huyện.Ngoài ra còn có các nhà máy như nhà máy bông và máy gạch cầu sen cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của khu vực huyện.

Trong những năm qua kinh tế – xã hội của huyện phát triển khá toàn diện, có nhiều khởi sắc. Trong lĩnh vực  nông- lâm nghiệp thuỷ sản, xây dựng Nông thôn mới giá trị ngành nông nghiệp tăng 5,5% / năm, tỷ trọng đến năm 2020 chiếm  xấp xỉ 30% trong cơ cấu kinh tế, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt bình quân 97.280 tấn/ năm, giá trị sản xuất trên 1ha đất nông nghiệp  đạt 120 triệu đồng, tăng gấp 6 lần so với 5 năm trước. Huyện đã hình thành  các vùng sản xuất hàng hóa chủ lực tập trung quy mô lớn, theo lợi thế của từng địa phương. Đặc biệt một số sản phẩm cây ăn quả như na, dứa.. đã xây dựng được nhãn hiệu hàng hóa tập thể, có thương hiệu và chỉ dẫn địa lý vào năm 2020.

Chăn nuôi cũng có bước phát triển tích cực với quy mô ngày một lớn, diện tích chăn nuôi thủy sản được duy trì song nâng cao về sản lượng và có trên 800 ha được chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP. Tỷ  lệ che phủ rừng đạt 42%, trong phát triển rừng đã hình thành các vùng nguyên liệu gỗ cho chế biến.

Xây dựng Nông thôn mới được tập trung nguồn lực, đến năm 2020 toàn huyện  có 14/24 xã  đạt chuẩn nông thôn mới , trong đó có 08 thôn đạt tiêu chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và  01 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn của Lục Nam ngày càng khởi sắc.

Trên lĩnh vực sản xuất Công nghiệp – Xây dựng có tốc độ tăng trưởng mạnh do môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện  nên đã thu hút nhiều dự án đầu tư vào địa bàn. Trong 5 năm qua  có 106 dự án đầu tư vào địa bàn huyện với tổng mức vốn đầu tư đăng ký khoảng 32.500 tỷ đồng, trong đó có những dự án lớn như sân gold và nghỉ dưỡng, dự án nhà máy nhựa trên KCN mới Lan Sơn. Đến nay toàn huyện có 4 cụm công nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho lao động địa phương. Cũng trong vòng 5 năm qua toàn huyện có 210 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn lên hơn 400 đơn vị . Giá trị thương mại dịch vụ  chiếm tỷ trọng 28,2% vào năm 2020, dịch vụ viễn thông phát triển nhanh  với 06 doanh nghiệp, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt. Toàn huyện hiện có 01 bến xe khách, 01 trạm dừng nghỉ, 332 hộ kinh doanh vận tải, tổng thu ngân sách trong 5 năm qua  gấp hơn 3 lần so với nhiệm kỳ trước.

Những năm qua Lục Nam  đã huy động vốn đầu tư  xây dựng phát triển kinh tế – xã hội dưới hình thức thực hiện nhiều cơ chế thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, tranh thủ các nguồn vốn đầu tư của ngân sách cấp trên và lồng ghép các nguồn vốn khác để xây dựng, nâng cấp kết cấu kinh tế – xã hội.  Về giao thông đã hoàn thành thi công tuyến đường tỉnh 293,  cải tạo, nâng cấp làm mới trên  87 km đường huyện, hơn 7km đường xã, nâng cấp trên 600km đường trục thôn và liên thôn, nâng tổng chiểu dài đường thôn và liên thôn lên 972km. Đến nay, 100% xã, thị trấn có đường nhựa hoặc đường bê tông qua trung tâm xã, ô tô các loại đã đến được các thôn, bản trong toàn huyện. Về thuỷ lợi có 16 hồ đập, 03 tram bơm  được nâng cấp, đảm bảo diện tích tưỡi tiêu chủ động trên 90%. Với  lợi thế về điều kiện tự nhiên  và sự quyết tâm của toàn đảng, toàn dân huyện Lục Nam trong những năm qua và thời gian tới. Mục tiêu phát triển kinh tế của huyện Lục Nam  luôn được coi trọng và là một trong trong những nhiệm vụ trọng tâm để đưa huyện Lục Nam ngày càng phát triển lên tầm cao mới, đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước./.

Từ khóa » Dự án Khu Công Nghiệp Lục Nam Bắc Giang