Khu Dân Cư Và 6 đặc điểm Chính Có Thể Bạn Chưa Biết! - Mogi
Có thể bạn quan tâm
Khu dân cư là cụm từ mà có thể bạn đã thường xuyên được nghe.
Vậy, các cụm dân cư này là gì và nó có những đặc điểm nào?
Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem thông qua những chia sẻ dưới đây nhé!
Những thông tin bạn cần biết
1. Khu dân cư là gì?
Khu dân cư là khái niệm chỉ một cộng đồng hoặc một cụm dân cư đang sinh sống tại một khu vực nào đó. Nó bao gồm những hộ gia đình sinh sống theo mô hình xóm, thôn, xã, sóc… Khái niệm này thường được sử dụng nhiều ở các khu đô thị hoặc các thành phố.
Cụm cư dân này thường xuất hiện để phục vụ cho cuộc sống của cộng đồng. Khái niệm này cũng được sử dụng trong quá trình quy hoạch dân cư. Hiện nay, có rất nhiều cụm dân cư mới được hình thành với các tên gọi khác nhau.
>>> Tham khảo: Quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025: hướng đa trung tâm
2. Khu dân cư có người đại diện hay không?
Ở mỗi cụm dân cư, mọi người sẽ trực tiếp bầu ra một người đại diện cho họ. Đó sẽ là người đứng ra làm cầu nối cho cư dân và chính quyền địa phương. Nhiệm kỳ của người đại diện cho cộng đồng dân cư thường kéo dài từ 2,5 năm đến 5 năm.
Người đại diện sẽ là người truyền đạt ý kiến, góp ý của dân cư đến chính quyền. Đồng thời, đó cũng là người sẽ hỗ trợ chính quyền trong việc truyền đạt chính sách, chỉ đạo mới. Người đại diện sẽ được gọi là trưởng khu vực, trưởng ấp hoặc trưởng khu dân cư (theo thông tư 09/2017 của Bộ Nội Vụ).
3. Khu dân cư được phân chia thành bao nhiêu loại?
Theo quy định của Nghị định 25/2019/ND-CP mới được sử đổi thì được phân ra làm 4 loại:
-
Khu dân cư loại 1
Mật độ nhà trung bình được quy định là ít hơn 6 nhà tính trên một diện tích cơ sở. Loại 1 là áp dụng cho các khu vực khai hoang, đất ngập mặn, đất nông nghiệp hoặc khu vực rừng núi.
-
Khu dân cư loại 2
Mật độ trung bình của cụm dân cư này là từ 6 nhà đến 28 nhà. Loại 2 thường được áp dụng cho các khu vực có mật độ dân cư cao.
-
Khu dân cư loại 3
Phân loại 3 dành cho các khu vực chợ, thị trấn, ngoại thành. Mật độ dân cư trung bình là nhiều hơn 28 nhà tính trên một đơn vị diện tích cơ sở. Những khu vực có bệnh viện, trường học, nhà thờ, chợ cũng được nâng cấp thành loại 3.
-
Khu dân cư loại 4
Đây là dành cho các khu vực có mật độ dân cư đông, có mật độ giao thông cao, nhiều công trình nhà ở… Mật độ hộ dân trung bình là trên 28 nhà.
>>> Đọc thêm: Quy hoạch khu dân cư đại học: Thách thức và cơ hội
4. Ranh giới của cộng đồng dân cư này là gì?
Trong các cụm dân cư, không quy định về số lượng người sinh sống. Ở mỗi khu vực sẽ được chia theo các ranh giới tự nhiên như sông, suối, độ cao – thấp của địa hình… Những cư dân sinh sống trong cùng một khu vực có thể quy lại thông qua những đặc điểm liên quan đến văn hóa, nghề nghiệp.
Các dự án chung cư được phát triển bởi một công ty bất động sản nào đó thì cũng được gọi là khu dân cư. Hiện nay, Việt Nam đã và đang hình thành rất nhiều cư dân sống trong chung cư với nhiều tên gọi khác nhau.
Quy hoạch khu dân cư là gì?
Dân số ngày càng tăng, cộng đồng dân cư ngày càng phát triển và được mở rộng nhiều hơn. Hệ thống hành chính nhà nước sẽ khó khăn hơn trong việc quản lý cư dân tại địa phương. Do đó, việc phân chia các khu vực sẽ giúp các cấp chính quyền quản lý dân cư được thuận lợi hơn.
Khu dân cư hình thành giúp kiểm soát an ninh trật tự dễ hơn
Quá trình hình thành cụm dân cư sẽ giúp chính quyền bám sát và nắm bắt được tình hình an ninh trật tự. Vì nếu có sự xáo trộn, bất ổn nào đó cũng sẽ khiến nhiều hộ gia đình khác ảnh hưởng theo. Và từ đó, cư dân sẽ ổn định và yên tâm hơn trong quá trình sinh hoạt và làm việc.
Quy hoạch giúp chính quyền địa phương dễ quản lý
Việc quy hoạch các cụm dân cư giúp công tác quản lý hành chính được thuận lợi hơn. Sau khi quy hoạch, tình trạng an ninh trật tự cũng sẽ được tăng cường và đảm bảo hơn. Thông qua đó, quá trình đăng ký tạm trú – thường trú cũng được áp dụng. Quy hoạch giúp cộng đồng dân cư an toàn, yên tâm sinh hoạt và làm việc hơn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Quy hoạch Thủ Đức và cách tra cứu mới nhất
Khu dân cư và 6 đặc điểm chính có thể bạn chưa biết!
1. Là cộng đồng các cư dân hình thành từ lâu đời
Các khu dân cư đều được thành lập mà nên. Do đó, chúng sẽ có tính lịch sử nhất định tùy vào các khu vực khác nhau. Sự tồn tại và phát triển của các cụm cộng đồng dân cư này được tạo nên từ chính sách phát triển của nhà nước.
Nhờ có tính lịch sử, thời gian phát triển lâu nên các cộng đồng dân cư thường có sự ổn định. Sự bồi đắp về thời gian và các mốc sự kiện cũng sẽ giúp cư dân đoàn kết, bền vững hơn. Đồng thời, theo thời gian, cụm dân cư sẽ được mở rộng nhờ sự gia tăng về số lượng.
2. Cộng đồng có nhiều gia đình sống đan xen nhau
Khu dân cư thực chất là một hình thức của lối sống quần cư. Các hộ gia đình đều không có vị trí địa lý mà họ sống đan xen với nhau. Các gia đình thường có mối quan hệ làng xóm láng giềng gần gũi.
>>> Tìm hiểu thêm: Hà Nội sẽ “lột xác” như thế nào sau quy hoạch năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
3. Các gia đình thường ít có quan hệ huyết thống
Nếu trong mối quan hệ dòng tộc là có quan hệ huyết thống thì khu dân cư lại khác. Các gia đình trong cộng đồng cư dân ít khi có quan hệ huyết thống với nhau. Cư dân có thể là người từ khu vực khác đến sinh sống.
Tuy không có quan hệ huyết thống nhưng các gia đình thường có mối quan hệ thân thiết với nhau. Họ chia sẻ với nhau các vấn đề về văn hóa khu vực, giao tiếp cộng đồng, việc làm… Theo thời gian, các gia đình dân cư sẽ trở nên quen thuộc, thân thiết hơn.
4. Cộng đồng dân cư không giới hạn số lượng người
Tức là sẽ không có quy định cụ thể nào đối với số lượng cư dân sinh sống tại một khu vực bất kỳ. Có cụm dân cư chỉ có khoảng vài chục gia đình, có cụm lại lên đến hàng trăm hộ. Không những thế, số lượng hộ dân thường xuyên có những biến động theo thời gian. Để quản lý cư dân, chính quyền địa phương đã đưa ra những chính sách về đăng ký tạm trú, thường trú.
5. Trong cộng đồng cư dân, mỗi gia đình sẽ được sở hữu tài sản riêng
Hiện nay, mỗi cộng đồng cư dân này đều được đặt theo tên gọi và có cơ cấu địa giới khác nhau. Trong đó, mỗi gia đình đều có tài sản riêng với đầy đủ các giấy chứng nhận. Như quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng), quyền sở hữu nhà ở…
Những tài sản mang tính cá nhân của gia đình đều có quyền giao dịch. Bạn có thể mua bán, cho thuê hoặc tặng… tùy vào nhu cầu của người có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng.
6. Các cư dân chịu sự quản lý của chính quyền và pháp luật
Mỗi khu đều có sự quản lý của ban quản lý dân cư, chính quyền địa phương. Điều này sẽ giúp cộng đồng cư dân được đảm bảo an ninh trật tự hơn. Và mỗi cư dân đều phải sống và làm việc theo các quy định của pháp luật.
>>> Xem thêm: Bản đồ quy hoạch TPHCM đến năm 2025 mới nhất
Với những thông tin trên, bạn sẽ nắm rõ hơn về khái niệm và đặc điểm của khu dân cư. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu các dự án chung cư khác nhau, hãy tham khảo ngay Mogi.vn. Website thương xuyên cập nhập nhiều thông tin dự án chung cư lớn nhỏ từ các khu vực khác nhau!
Ngọc Ánh – Chuyên viên phân tích thông tin Bất động sản
Từ khóa » đất Quy Hoạch Khu Dân Cư Là Gì
-
Đất Khu Dân Cư Là Gì? Phân Loại đất Khu Dân Cư - JCP Media Room
-
Quy Hoạch Khu Dân Cư Là Gì? Những điều Cần Biết - Bariavungtaucity
-
Đất Quy Hoạch Là Gì? Có Nên Mua đất Trong Quy Hoạch Không?
-
Khu Dân Cư Là Gì? Cùng Những Khái Niệm Liên Quan - Môi Giới Cá Nhân
-
Đất Quy Hoạch Khu Dân Cư Là Gì - Bí Quyết Xây Nhà
-
Khu Dân Cư Là Gì? Hiểu Trọn Vẹn Các Khái Niệm Liên Quan
-
Khái Niệm Khu Dân Cư Là Gì? Quy định Khu Dân Cư Cần Biết
-
Khu Dân Cư Là Gì? Những Thông Tin Về Khu Dân Cư Cần Biết
-
Quy Hoạch Khu Dân Cư Là Gì - Hàng Hiệu
-
Khu Dân Cư Là Gì? Quy Hoạch Khu Dân Cư Là Gì? - MY TOAN CORP
-
Quy Hoạch Khu Dân Cư Mới Là Gì - Hàng Hiệu Giá Tốt
-
Khu Dân Cư Hiện Hữu Là Gì? Có Nên đầu Tư Hình Thức Này Không
-
Khu Dân Cư Là Gì Và đặc Trưng Cơ Bản Của Nó
-
Khu Dân Cư Hiện Hữu Là Gì? Những điều Cần Biết Về đất Khu Dân Cư ...