Khu Đề Xuất Bảo Tồn Biển Tam Giang - Cầu Hai - Sourcebook

Khu Đề xuất Bảo tồn Biển Tam Giang - Cầu Hai

Tên khác:

Phá Tam Giang

Tỉnh:

Thừa Thiên Huế

Diện tích:

24.876 ha

Tọa độ:

16°17' - 16°40' N, 107°25' - 107°57'

Vùng sinh thái nông nghiệp:

Bắc Trung Bộ

Có quyết định của Chính phủ:

Chưa

Đã thành lập Ban Quản lý:

Chưa thành lập

Đã được xây dựng kế hoạch đầu tư:

Không

Đáp ứng các tiêu chí của VCF:

Không

Đáp ứng các tiêu chí xã hội:

Không

Báo cáo đánh giá nhu cầu bảo tồn:

Không

Kế hoạch quản lý:

Không

Đánh giá công cụ theo dõi:

Không

Có bản đồ vùng:

Lịch sử hình thành

Trung tâm của Khu đề xuất bảo tồn biển Tam Giang - Cầu Hai là phức hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai nằm ở vùng bờ biển miền Trung Việt Nam. Về mặt hành chính, phức hệ đầm phá này thuộc địa giới của các huyện Phú Lộc, Phú Vang, Hương Trà, Quảng Điền và Phong Điền của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Tam Giang - Cầu Hai đã được liệt kê trong danh sách 16 khu đề xuất bảo tồn biển xây dựng năm 1998 theo yêu cầu của Bộ KHCNMT (cũ). Trong danh sách này, diện tích đề xuất cuả khu bảo tồn biển là 24.876 ha (Nguyễn Chu Hồi et al. 1998). Đề xuất thành lập một khu bảo tồn biển ở Tam Giang - Cầu Hai sau đó được Ngân hàng Phát triển Châu Á nhắc lại (ADB, 1999) trong đề xuất quy hoạch hệ thống khu bảo vệ biển và ven biển của Việt Nam. Theo đề xuất của ADB, diện tích của khu bảo tồn biển này là 24.876 ha, bao gồm cả phần trên biển.

Sở KHCNMT tỉnh Thừa Thiên - Huế đã từng tiến cử phức hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai thành một khu Ramsar (ADB, 1999). Khuyến nghị chỉ định Tam Giang - Cầu Hai thành một khu Ramsar sau đó cũng được nhắc lại trong tài liệu của Nguyễn Chu Hồi et al. (1998). Tuy nhiên, dựa trên thông tin đã biết về tầm quan trọng của khu vực đối với các loài chim nước di cư, hiện vẫn chưa có bằng chứng cụ thể nào để công nhận Tam Giang- Cầu Hai là khu Ramsar.

Năm 1997, Phân viện Hải dương học Hải Phòng, được sự ủy nhiệm của Sở KHCNMT Thừa Thiên - Huế đã xây dựng đề xuất thành lập một khu bảo vệ đất ngập nước quốc gia ở Tam Giang - Cầu Hai (Trần Dục Thanh et al. 1997). Tổng diện tích của khu bảo vệ đất ngập nước được đưa ra trong đề xuất này là 4.189 ha, bao gồm vùng lõi rộng 1.286 ha và vùng đệm rộng 2.921 ha. Tuy vậy, đến nay, vẫn chưa có kế hoạch chính thức để thành lập khu bảo vệ đất ngập nước. Cũng chưa biết, trong tương lai, khu Tam Giang - Cầu Hai sẽ được thành lập như một khu bảo tồn biển hay một khu bảo vệ đất ngập nước đúng bản chất tự nhiên của nó.

Địa hình và thủy văn

Phức hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai bao gồm một loạt các đầm phá ven biển nằm ở phía bắc và phía tây của Thành phố Huế. Khu đầm lớn nhất là Cầu Hai, nằm ở phía đông nam của vùng. Đầm này thông với biển qua cửa Tư Hiền. Về phía tây bắc còn có thêm 3 đầm phá nữa, một trong số chúng thông trực tiếp ra biển. Đầm phá xa nhất về phía tây nam là phá Tam Giang hay Thanh Lâm mở vào phía sông Hương chảy ra biển Đông qua cửa Thuận An. Đầm phá thứ ba, đầm Thủy Tú, thông với các đầm Thanh Lâm và Cầu Hai. Các đầm phá ngăn cách với biển bởi hàng loạt các đụn cát rộng lớn.

Sóng và triều mạnh, cùng với nhiều kiểu lắng đọng phù sa và trầm tích làm cho hình dạng của các đầm phá luôn biến đổi. Điều này ảnh hưởng mạnh đến tình hình kinh tế xã hội do một số đầm thì lắng đầy trầm tích, trong khi ở chỗ khác thì xói mòn lại đe dọa phá huỷ đường xá, hệ thống thủy lợi và các cơ sở hạ tầng (La Văn Hoàng, 1998), cũng như năng suất thủy sản.

Đa dạng sinh học

Thông tin về đa dạng sinh học của các vùng đầm phá chưa được nghiên cứu đầy đủ. Tuy nhiên, có thể thấy phức hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là nơi có hàng loạt các kiểu sinh cảnh đất ngập nước khác nhau và có thể chia ra làm bốn nhóm chính: đất ngập nước có thảm thực vật, chủ yếu là các đầm lầy; đất ngập nước không có thảm thực vật, chủ yếu là bãi bùn và bãi cát; đất ngập nước thường xuyên, một vài nơi có cỏ biển; và đất ngập nước nhân tạo, bao gồm các ao nuôi trồng thủy sản. Đến nay, 223 loài cá đã được ghi nhận ở các đầm phá, trong đó có một loài đặc hữu là Cyprinus centralis (Trần Dục Thanh et al. 1997).

Trần Dục Thanh et al. (1998) đã nhấn mạnh tầm quan trọng cho một số loài chim nước di cư. Tuy nhiên, kết quả đợt khảo sát nhanh đa dạng sinh học do Birdlife International và Viện Sinh thái & Tài nguyên Sinh vật tháng 1/2002 cho thấy, tầm quan trọng của Tam Giang - Cầu Hai đối với các loài chim nước di cư thấp hơn so với các vùng đất ngập nước ven biển đồng bằng sông Hồng do mức độ nhiễu loạn của con người cao cũng như các sinh cảnh đã bị tác động mạnh (Lê Mạnh Hùng, et al đang soạn thảo). Tháng 6/2001, một cá thể Già đẫy nhỏ Leptoptilos javanicus đã bị dân địa phương bắt tại một vùng hồ nhỏ phía bắc phá Tam Giang. Có lẽ đây cũng là cá thể lang thang, bay qua chứ không phải khu vực thường xuyên ghi nhận sự có mặt của loài chim đang bị đe dọa trên toàn cầu này. Trong thời gian tới cần có các cuộc điều tra sâu hơn nhằm làm sáng tỏ tầm quan trọng của tổ hợp đầm phá đối với các loài chim nước (Lê Mạnh Hùng, et al đang soạn thảo).

Các vấn đề về bảo tồn

Theo Nguyễn Chu Hồi et al. (1998) thì sản lượng cá đánh bắt của vùng đã giảm từ 3.600 tấn xuống còn 2.000 tấn mỗi năm trong vòng 10 năm qua. Báo cáo này, cùng với báo cáo của La Văn Hoàng (1998) và ADB (1999) đã nêu lên hàng loạt các mối đe dọa đối với phức hệ đầm phá. Những mối đe dọa bao gồm cả các quá trình biến động địa dạng tự nhiên do bồi lắng và xói mòn. Đơn cử, theo Nguyễn Chu Hồi et al. eds. (1997) lấy ví dụ cửa Tư Hiền của phá Tam Giang đã bị đóng lại không mở ra biển nữa do cơn bão tháng Mười hai năm 1994. Điều này dẫn đến đến việc giảm độ muối trong đầm phá, làm ngập chìm 1.000 ha đất ruộng lúa và làm mất mùa của 30 ha ao tôm.

Ngoài các quá trình tự nhiên, tính đa dạng sinh học của các đầm phá còn bị đe dọa bởi các hoạt động khác nhau của con người. Hệ sinh thái thủy sinh đang bị ô nhiễm bởi thuốc trừ sâu thải ra từ đất nông nghiệp và lâm nghiệp và chất thải hữu cơ từ Thành phố Huế, các thị tứ và làng mạc ở các vùng xung quanh. Tại vùng này, tỷ lệ tăng dân số hàng năm là 2,6% cao hơn khá nhiều so với tỷ lệ chung của cả nước (Nguyễn Chu Hồi et al. eds. 1997). Một nguồn ô nhiễm khác là dầu máy: nhiều nghiên cứu đều chỉ ra rằng các đầm phá đang bị ô nhiễm dầu thải ra từ tàu thuyền hoạt động trong đầm (Nguyễn Chu Hồi et al. 1997).

Những mối đe dọa khác từ hoạt động của con người bao gồm việc cải tạo đất lấy đất xây dựng, khai thác qua mức các nguồn tài nguyên thủy sinh như cá, hai mảnh vỏ, rau câu Gracilaria và cỏ biển, và đặc biệt là khai thác thủy sản bằng những phương pháp hủy diệt. Cuối cùng, việc quản lý tài nguyên thiên nhiên không tốt ở những vùng thượng nguồn của các con sông cũng gây ra ảnh hưởng xấu đến các đầm phá mà chúng cung cấp nước. Theo Nguyễn Chu Hồi et al. (1997) thì việc xây dựng các hồ chứa nước đe dọa làm giảm độ dinh dưỡng và thay đổi chế độ thủy văn ở vùng phân thủy của một số con sông chảy vào các đầm phá. Việc phá hủy rừng làm cho các con sông trong vùng trở nên dễ dâng lụt đột ngột, làm tăng độ đục và các chất trầm tích trong dòng chảy.

Các giá trị khác

Các đầm phá cung cấp bãi đẻ, bãi ươm và là nơi kiếm ăn cho nhiều loài cá và thân mềm. Sản lượng cơ bản của các đầm phá cũng luôn cao hơn ở các vùng nước ven biển gần nó do chúng là nơi tiếp nhận và giữ lại những vật chất hữu cơ từ các con sông chảy vào. Dòng dinh dưỡng này đảm bảo mức sản xuất ban đầu cao của các quần xã thực vật phù du, cỏ biển và tảo. Những nhân tố này đảm bảo năng suất đánh bắt thủy sản cũng như sự phát triển của động vật không xương sống ở đáy. Tiếp tục như vậy, năng suất này đảm bảo tầm quan trọng kinh tế của ngành thủy sản

Đánh bắt thủy sản là ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên mang lại giá trị kinh tế cao nhất ở phức hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Theo Nguyễn Chu Hồi et al. (1997) ước đoán năng suất đánh bắt thủy sản năm 1997 là vào khoảng 100 đến 150kg/1ha/1năm. Rau câu Gracilaria spp. được thu hoạch trên quy mô lớn hàng năm để sản xuất thạch agar. Rất nhiều loài cỏ biển, trong đó có Najas indica Paspalum spp. được thu hoạch để làm phân bón. Các loại tảo cũng được thu hoạch để làm phân bón và nền hữu cơ cho một số loài cây trồng, ví dụ thuốc lá, được trồng trên nền đất cát khô ở gần đó.

Các đầm phá được coi là có chức năng bảo vệ bờ biển chống lại sự xâm nhập của nước mặn và điều hoà vi khí hậu cho các vùng dân cư và canh tác nông nghiệp trong đất liền. Các đầm phá cũng là điều kiện để vận chuyển lưu thông bằng thuyền giữa các thị tứ và làng mạc ven bờ đầm và là cảng nước sâu cho các tàu thuyền đi biển lớn.

Các dự án có liên quan

Không có thông tin.

Đánh giá nhu cầu bảo tồn

Nhu cầu bảo tồn chưa được đánh giá.

Kế hoạch quản lý

Khu vực chưa xây dựng được kế hoạch quản lý.

Sự phù hợp với các tiêu chí VCF

Tam Giang - Cầu Hai không phù hợp với các mục đích đầu tư của VCF do đây không phải là khu rừng đặc dụng.

Tiêu chí

Sự phù hợp

AI

AII

BI

BII

BIII

CI

CII

Thể hiện các nhu cầu xã hội

Chưa có báo cáo thể hiện nhu cầu xã hội.

Tiêu chí

Sự phù hợp

A

B

C

D

Tài liệu tham khảo

ADB (1999) Draft coastal and marine protected areas plan. Hanoi: Asian Development Bank.

Anon. (1997) Tam Giang-Cau Hai lagoon, Thua Thien Hue province, Vietnam: from coordination to sustainable use through institutional innovation. Draft project document prepared by Thua Thien Hue Provincial Department of Science, Technology and the Environment.

Cheung, C.P.S. (1992) Report on a visit to the coasts of Vietnam. Unpublished report to WWF Asian Region.

La Van Hoang (1998) The role of Tam Giang-Cau Hai lagoons in the economy, culture and society of Thua Thien Hue province. Paper presented at the Workshop on Management and Protection of Coastal Wetlands in Vietnam, Hue, July 1998.

Le Manh Hung, Nguyen Duc Tu, Nguyen Quang Truong, Tordoff, A. W. and Nguyen Viet Hung (in prep.) A rapid biodiversity survey of the coastal zone of central Vietnam. Unpublished report to the BirdLife International Vietnam Programme, the Institute of Ecology and Biological Resources, and Thua Thien Hue Provincial Department of Science, Technology and the Environment.

Nguyen Chu Hoi, Nguyen Huy Yet and Dang Ngoc Thanh eds. (1998) "Scientific basis for marine protected areas planning". Hai Phong: Hai Phong Institute of Oceanography. In Vietnamese.

Nguyen Chu Hoi, Tran Duc Thanh, Nguyen Huu Cu and Nguyen Nhat Thi (undated) Coastal lagoon management in central Vietnam. Paper presented at a workshop.

Scott, D. A. (1989) A directory of Asian wetlands. Gland: IUCN.

Ton That Phap (undated) A review of collected information on Hue lagoon system. Unpublished report.

Tran Duc Thanh, Nguyen Chu Hoi, Do Nam, Nguyen Mien, Nguyen Nhat Thi, Tran Dinh Lam, Nguyen Huu Cu and Nguyen Van Tien (1998) Impacts of the wetland preservation for Tam Giang-Cau Hai lagoon system. Paper presented at the Workshop on Management and Protection of Coastal Wetlands in Vietnam, Hue, July 1998.

Tran Duc Thanh, Tran Dinh Lan, Nguyen Chu Hoi, Nguyen Van Tien, Nguyen Nhat Thi, Nguyen Huu Cu, Truong Van La, Pham Dinh Trong, Pham Van Luong, Le Thi Thanh and Nguyen Thi Kim Anh (1997) Estimation of wetland potentials and the proposal to establish a wetland protected area of the Tam Giang-Cau Hai coastal lagoon. Hai Phong: Hai Phong Institute of Oceanography.

Tran Duc Thanh, Tran Dinh Lan, Nguyen Chu Hoi, Nguyen Van Tien, Nguyen Nhat Thi, Nguyen Huu Cu, Truong Van La, Pham Dinh Trong, Pham Van Luong, Le Thi Thanh and Nguyen Thi Kim Anh (1997) "Estimation of wetland potentials and the proposal to establish a wetland protected area of the Tam Giang-Cau Hai coastal lagoon". Hai Phong: Hai Phong Institute of Oceanography. In Vietnamese.

Truong Van Tuyen (1997) Management of biological resources in Tam Giang lagoon: issues, participatory research application and challenges. Ottawa: International Development Research Centre.

Vietnam News (2001) Bountiful, beautiful lagoon slated for protection. Vietnam News 10 March 2001.

Vietnam News (2001) New road to span Tam Giang lagoon. Vietnam News 22 June 2001.

Click here to download pdf file

 

Từ khóa » Cầu Tam Giang Hải Dương Hương Trà Thừa Thiên Huế