Khu Kinh Tế Vân Phong Chỉ Nhận Dự án Có Vốn đầu Tư Nghìn Tỷ đồng

Chỉ tiếp nhận những dự án lớn

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký ban hành Nghị quyết số 55/2022/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa. Nghị quyết này đã được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 3 thông qua vào ngày 16/6.

Khánh Hòa được áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển kinh tế. Ảnh: Trung Vũ.
Khánh Hòa được áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển kinh tế. Ảnh: Trung Vũ.

Đáng chú ý, Nghị quyết thống nhất danh mục ngành, nghề ưu tiên thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Vân Phong bao gồm đầu tư xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D). Cùng với đó là các dự án đầu tư công nghệ thông tin, nghiên cứu, sản xuất và chuyển giao công nghệ cao trong lĩnh vực đại dương, hàng hải, công nghệ sinh học, dược liệu biển và sinh thái biển. Các dự án nói trên phải có quy mô vốn đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên.

Đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng và kinh doanh trung tâm thương mại, tài chính có quy mô vốn đầu tư từ 12.000 tỷ đồng trở lên. Đầu tư xây dựng và kinh doanh khu đô thị với quy mô diện tích đất từ 300ha trở lên hoặc có quy mô dân số từ 50.000 người trở lên; đầu tư xây dựng và kinh doanh khách sạn, khu du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp và vui chơi giải trí tổng hợp có sân gôn (golf) có quy mô vốn đầu tư từ 25.000 tỷ đồng trở lên.

Riêng các dự án đầu tư công nghiệp năng lượng sạch, công nghiệp chế biến, chế tạo công nghệ cao, cơ khí chính xác, chế biến dầu khí, điện tử, khu dịch vụ chăm sóc sức khỏe có quy mô vốn đầu tư từ 6.000 tỷ đồng trở lên.

Khu Kinh tế Vân Phong hội đủ tiềm năng để phát triển kinh tế biển, du lịch và đô thị nghỉ dưỡng... Ảnh: Trung Vũ.
Khu Kinh tế Vân Phong hội đủ tiềm năng để phát triển kinh tế biển, du lịch và đô thị nghỉ dưỡng... Ảnh: Trung Vũ.

Ngoài ra, xây dựng và kinh doanh sân bay, đầu tư bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển đặc biệt, dịch vụ logistics, dịch vụ hậu cần cảng biển, bến cảng, khu bến cảng, cảng tổng hợp, cảng chuyên dùng có quy mô vốn đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc cảng biển loại I.

Đối với nhóm đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu phi thuế quan có quy mô vốn đầu tư từ 6.000 tỷ đồng trở lên.

Nhiều ràng buộc đối với "đại bàng"

Nghị quyết cũng nêu rõ, nhà đầu tư chiến lược phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây phải có vốn điều lệ từ 10.000 tỷ đồng trở lên hoặc có tổng tài sản từ 25.000 tỷ đồng trở lên khi thực hiện dự án đầu tư trong quy định và có kinh nghiệm đầu tư dự án trong lĩnh vực tương tự có tổng vốn đầu tư từ 10.000 tỷ đồng trở lên.

Đối với một số dự án khác, nhà đầu tư chiến lược phải có vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng đến 6.000 tỷ đồng.

Để trở thành nhà đầu tư chiến lược tại Khu Kinh tế Vân Phong, nhà đầu tư phải có vốn từ hàng nghìn đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Ảnh: Trung Vũ.
Để trở thành nhà đầu tư chiến lược tại Khu Kinh tế Vân Phong, nhà đầu tư phải có vốn từ hàng nghìn đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Ảnh: Trung Vũ.

Đặc biệt, nhà đầu tư chiến lược phải có cam kết bằng văn bản về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng các điều kiện bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Đối với các nhà đầu tư được lựa chọn phải ứng trước kinh phí cho Nhà nước để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các dự án thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai.

Đồng thời, nhà đầu tư chiến lược ứng trước kinh phi tối thiểu 200 tỷ đồng cho Nhà nước để thực hiện dự án đầu tư công xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật thiết yếu trong Khu kinh tế Vân Phong trong thời hạn một năm kể từ ngày dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án được quy định.

Khoản tiền ứng trước được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của dự án đầu tư mà nhà đầu tư phải nộp. Mức được trừ không vượt quả tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp, số tiền còn lại (nếu có) được tỉnh vào vốn đầu tư của dự án.

Các nhà đầu tư chiến lược vào Khu Kinh tế Vân Phong sẽ được hưởng nhiều ưu đãi. Ảnh: Trung Vũ.
Các nhà đầu tư chiến lược vào Khu Kinh tế Vân Phong sẽ được hưởng nhiều ưu đãi. Ảnh: Trung Vũ.

Tuy có nhiều ràng buộc và quy định, nhưng nhà đầu tư chiến lược tại Khu Kinh tế Vân Phong sẽ được hưởng hàng loại ưu đãi như được tính vào chi phí được trừ để xác định thu nhập chịu thuế đối với hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) bằng 150% chi phí thực tế của hoạt động này khi tinh thuế thu nhập doanh nghiệp. Chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) thực tế được xác định theo quy định của pháp luật về kế toán.

Đồng thời, các "đại bàng" cũng được hưởng chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan và thủ tục về thuế theo quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của dự án đầu tư do nhà đầu tư chiến lược thực hiện tại Khu kinh tế Vân Phong. Tuy nhiên, nhà đầu tư chiến lược phải đáp ứng các điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của pháp luật về hải quan và thuế, trừ điều kiện về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu.

Từ khóa » đất Bắc Vân Phong 2022