Khu Phi Thuế Quan Là Gì? Đặc điểm Của Khu Phi Thuế Quan

1. Mô tả chung về khu phi thuế quan

1.1. Khu phi thuế quan là gì?

Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan, đại lý hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ giữa người bán và người nhận hàng hóa, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

Khu phi thuế quan là gì?

Khu phi thuế quan có thể hiểu là những khu vực kinh thuộc địa phận lãnh thổ của Việt Nam có những ranh giới địa lý đã được xác định, được thành lập dựa trên những quy định của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện các lĩnh vực trong quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu vực này và bên ngoài. Thực hiện các quan hệ trong lĩnh vực về xuất khẩu và nhập khẩu.

Hiện nay nước ta ngày càng nhiều địa phận nằm trong khu vực phi thuế quan phục vụ cho việc trao đổi mua bán hàng hóa cho hoạt động từ trong và ngoài nước.

Ở Việt Nam, thuế quan có thể bao gồm hai loại:

+ Nếu nói về thuế theo lượng thì có thuế đặc định: Nó được tính bằng một khoản cố định dựa trên giá trị của mỗi đơn vị hàng hóa nhập khẩu hay xuất khẩu.

+ Nếu nói về giá trị của hàng hóa có thuế theo giá trị:  Loại thuế này được tính theo công thức dựa vào tỷ lệ giá trị của hàng hóa trước khi nhập khẩu và sau khi xuất khẩu.

1.2. Khu phi thuế quan ở Việt Nam bao gồm những khu nào?

Chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều khu vực phụ trách thuế quan ở những nơi xuất nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên không phải ai cũng biết về đặc thù của những khu này. Có rất nhiều ví dụ về khu phi thuế quan bạn có thể tham khảo để nhận biết đâu là khu phi thuế quan.

Khu phi thuế quan tại Việt Nam tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể kể bao gồm:

+ Các khu chế xuất của doanh nghiệp có thể trao đổi và mua bán

+ Các kho liên quan đến việc bảo kê thuế, khu bảo thuế

Khu phi thuế quan ở Việt Nam bao gồm những khu nào?

+ Khu kinh tế thương mại đặc biệt có quan hệ xuất nhập khẩu

+ Các khu thương mại - công nghiệp

+ Các khu kinh tế tại một số cửa khẩu

+ Các khu về đặc quyền kinh tế phục vụ cho việc trao đổi hàng hóa

+ Các kho ngoại quan kiểm tra những hàng hóa trước và sau khi xuất khẩu

Ngoài ra còn rất nhiều đất khu phi thuế quan trên các lãnh thổ thuộc Việt Nam làm các nhiệm vụ khác nhau nữa nhưng tuy nhiên mục đích chung của chúng vẫn là công việc phục vụ cho xuất khẩu và buôn bán hàng hóa.

Với khu phi thuế quan đã lấy ở trên đây bạn cũng đã hiểu thêm một phần nhỏ về khu phi thuế quan là gì rồi đúng không nào.

>>> Tham khảo: Chuyển khẩu là gì? Những hình thức chuyển khẩu hiện nay

2. Một vài thông tin về đặc điểm của khu phi thuế quan

2.1. Văn bản quy định về khu phi thuế quan

Nếu như bạn đang làm thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu thì hãy tìm hiểu những quy định của nhà nước về khu phi thuế quan để có thể hiểu rõ hơn về lĩnh vực này. rất nhiều văn bản của nhà nước ban hành chỉ thị thực hiện của những khu vực nằm trong khu phi thuế quan cần chấp hành. Khu phi thuế quan là một khu đặc biệt có thể dùng để trao đổi xuất nhập khẩu hàng hóa, chính vì vậy những quy định về vấn đề này là rất cần thiết.

Có thể tìm hiểu những quy định của nhà nước về khu phi thuế quan trong quyết định số 100/2024/QĐ-TTg của thủ tướng Chính Phủ về việc ban hành quy chế hoạt động của khu phi thuế quan trong khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu.

Trong quyết định có nêu rõ về các chính sách thương mại đối với khu vực nằm trong khu phi thuế quan, những đối tượng được phép hoạt động trong khu vực phi thuế quan là các thương nhân, những chi nhánh, văn phòng đại diện của các thương nhân, những nhà đầu tư, văn phòng của các doanh nghiệp nước ngoài. Quy định rõ về đặc điểm hoạt động trong khu vực phi thuế quan là phải làm những gì,...

Tiếp theo bạn cũng có thể tìm hiểu những chính sách của những khu vực này trong công văn số 50828/ CT- TTHT 2024 về việc giải đáp chính sách thuế, có những chính sách đối với hàng hóa xuất khẩu, quy định rõ về việc phòng chống nghiêm túc về việc buôn lậu, trái phép các hoạt động trong khu phi thuế quan,... Những quy định này cũng giải thích khu phi thuế quan là gì? Quy định những chính sách về việc xuất nhập khẩu hàng hóa tại các khu phi thuế quan đúng với quyền hạn và thẩm quyền quy định chung. Không được thực hiện sai quy định.

Ngoài ra bạn cũng có thể tìm hiểu rất nhiều văn bản quy định về khu phi thuế quan để lấy những thông tin hữu ích khác nữa nhé.

2.2. Khu công nghệ cao có phải là khu phi thuế quan không?

Rất nhiều người không phân biệt được mà nhầm lẫn giữa khi công nghệ cao với khu phi thuế quan là một. Sau khi đọc xong những văn bản quy định về khu phi thuế quan nếu bạn chưa nắm rõ được khu phi thuế quan, bạn có thể phân biệt nó theo những hình thức dưới đây.

Khu công nghệ cao có phải là khu phi thuế quan không?

Bạn cần nắm được khu công nghệ cao với khu phi thuế quan là hoàn toàn khác nhau. Khu công nghệ cao là những khu có chức năng về các nhiệm vụ có thể là về kinh tế và kỹ thuật, hay công nghệ chế xuất. Nó được xây dựng nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu và phát triển công nghệ. Thực hiện các vấn đề trong lĩnh vực đào tạo, phát triển nguồn nhân lực về những lĩnh vực chuyên môn cao, kinh doanh những mặt hàng công nghệ thiết bị khoa học điện tử cao, hiện đại và chuyên nghiên cứu chế tạo những mặt hàng quan trọng thiết yếu của đất nước.

Vì thế khu công nghệ cao không thể là khu phi thuế quan được. Nên bạn có thể nắm rõ những lĩnh vực này để không bị nhầm lẫn. Khu phi thuế quan là nơi diễn ra những hoạt động liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa theo quy định của Nhà nước. Khái niệm này rất nhiều người thường mắc phải khi tìm hiểu về khu phi thuế quan. Nếu như bạn đã nắm vững được những kiến thức về khu phi thuế quan là gì bạn sẽ không bao giờ bị nhầm và sẽ phân biệt được những khu vực nào thuộc phạm vi của khu vực phi thuế quan.

>>> Đọc thêm: Cán cân xuất nhập khẩu là gì? Cách tính cán cân xuất nhập khẩu

3. Những mặt tích cực và tiêu cực của khu phi thuế quan

3.1. Lợi ích của khu vực phi thuế quan mang lại

Chắc chắn công việc nào, ngành nghề nào cũng có những yếu tố hai mặt của nó. Nếu tất cả những ngành nào cũng chỉ có một mặt là tích cực hoặc tiêu cực thì không cần đến việc điều chỉnh chính sách làm gì nữa đúng không nào. Cũng giống như khu vực phi thuế quan. Cũng tồn tại những lợi ích và nhược điểm của nó. Nếu để nói đến lợi ích thì lợi ích của khu phi thuế quan là gì? Cũng rất dễ trả lời vấn đề này. Dưới đây bạn có thể tìm hiểu những lợi ích do thuế quan mang lại

Thứ nhất, khu phi thuế quan góp phần hạn chế tình trạng thất nghiệp cho xã hội. Như chúng ta đã thấy, đất nước hiện nay nguồn lao động ngày càng tăng cao, thêm vào đó tỷ lệ thất nghiệp gây tệ nạn xã hội ngày càng nhiều. Những khu phi thuế quan được xây dựng góp phần giải quyết việc làm cho người lao động , đào tạo những kỹ năng cho người lao động ngày càng nâng cao tay nghề hơn.

Lợi ích của khu vực phi thuế quan mang lại

Tạo nên những ưu đãi về thuế thu nhập cho doanh nghiệp. Trong khu vực phi thuế quan doanh nghiệp có thể được hưởng rất nhiều ưu đãi. Cụ thể như doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hóa đi nước ngoài được miễn giảm thuế, không phải chịu bất kỳ một thuế thu nhập cá nhân hay thiếu giá trị gia tăng nào. Đồng thời doanh nghiệp cũng có thể  đưa sản phẩm đó xuất khẩu ra nước ngoài hoặc những nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể vào Việt Nam để cung cấp mặt hàng theo yêu cầu.

Thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh trao đổi hàng hóa tại khu kinh tế cửa khẩu. Khu phi thuế quan có thể phục vụ cho các nhà tư nhân trẻ cũng như doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn có cơ hội tiếp xúc và thương lượng với nhau trên các cửa khẩu khác nhau. Là cầu nối cho sự giao lưu và hội nhập sản phẩm hàng hóa với thị trường quốc tế trong và ngoài nước.

Tất cả mọi hàng hóa, dịch vụ của các nhà đầu tư Việt Nam từ khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu xuất khẩu ra nước ngoài đều không phải chịu bất kỳ một khoản thuế nào cả. Chính vì vậy thu hút những nhà đầu tư trẻ cung cấp những khối lượng hàng hóa rất lớn ra nước ngoài. Thêm vào đó kim ngạch xuất khẩu tăng nền kinh tế của đất nước cũng ngày càng phát triển sâu và rộng rãi trên thế giới. Ngược lại, khi hàng hóa của nước ngoài vào thị trường Việt Nam khi đi qua khu phi thuế quan cũng được áp dụng với mức thuế giá trị gia tăng là 0%. Đây là một trong những lợi ích rất lớn từ khu phi thuế quan mang lại.

Cuối cùng, thuế quan cũng mang lại nguồn thu nhập tương đối lớn cho nhà nước. Khi thị trường hàng hóa trao đổi buôn bán mở rộng, các lĩnh vực khác như kỹ thuật, kinh tế, dịch vụ, du lịch,... cũng phát triển theo, góp phần làm tăng nguồn thu nhập và tổng sản phẩm thu nhập trong nước. Điều này làm cho nền kinh tế của đất nước ngày càng đi lên và phát triển theo các cường quốc trên thế giới.

Bên cạnh đó có thể học hỏi trao đổi những kinh nghiệm quý báu từ nước ngoài du nhập vào Việt Nam.

3.2. Nhược điểm của thuế quan đối với đất nước.

Bên cạnh những mặt tích cực mà thuế quan mang lại nó cũng có những nhược điểm nhất định đối với sự phát triển của đất nước. Những lợi ích của nó tương đối nhiều nhưng tuy nhiên bên cạnh đó cũng tạo nên những khó khăn trong sự cạnh tranh sản phẩm trong nước. Gây khó khăn cho người tiêu dùng về giá cả cũng như chất lượng hàng hóa.

Khu phi thuế quan thuế quan có thể kiểm định được chất lượng sản phẩm, kiểm soát giám sát một phần nào những người xuất nhập cảnh vào Việt Nam nhưng vẫn còn để xảy ra những tình trạng như thực phẩm bẩn hay không đạt yêu cầu về sức khỏe bị chà trộn vào Việt Nam. Quản lý về con người nhưng hiện nay vẫn còn tình trạng rất nhiều người nhập cư trái phép hoặc di cư một cách vô tội vạ,...

Khu thuế quan kiểm tra và thu thuế, những ưu đãi, những chế độ đãi ngộ của nhà nước đối với thuế quan cho các doanh nghiệp nước ngoài cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đối với đất nước. Làm tăng tình trạng hàng hoá khiến sản phẩm thị trường hàng hóa của Việt Nam bị tiêu thụ chậm lại. Do những mặt hàng của nước ngoài du nhập vào là hàng bán có giá rẻ hơn nên việc tiêu dùng sản phẩm trong nước là rất khó khăn.

Bên cạnh đó, thuế quan cũng khiến cho các mặt hàng trong nước bị tăng giá. Gây ảnh hưởng đến việc tiêu thụ, buôn bán, xuất khẩu hàng hóa ngày càng khó khăn hơn. Ví dụ có thể kể đến việc thu thuế quan làm cho giá thành của các sản phẩm như ô tô nhập khẩu tại Việt Nam khá đắt, người dân ít tiêu thụ gây thừa sản phẩm ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ.

Việc áp dụng miễn thuế cho những doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng vào Việt Nam mà không thu thuế cũng làm ảnh hưởng đáng kể đối với doanh nghiệp của Việt Nam. Những mặt hàng của nước ngoài sẽ chiếm được thị trường rộng lớn hơn khi du nhập vào Việt Nam, bên cạnh đó nền kinh tế của đất nước cũng sẽ bị ảnh hưởng một phần lớn nếu không có những mức thuế phù hợp cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa.

Bên cạnh đó, những khu vực không thuộc khu vực chịu thuế quan không đạt chuẩn hoặc nhân viên kiểm tra chưa có đủ trình độ chuyên môn sẽ dẫn đến việc kiểm định chất lượng sản phẩm không đầy đủ, gây ra việc sản phẩm nhập khẩu và tiêu thụ vào Việt Nam một cách lộng lẫy và không kiểm soát được.

Xem thêm: CIP là gì - Đâu sẽ là câu trả lời mà bạn đang tìm kiếm?

4. Những tiêu chuẩn hình thành khu phi thuế quan là gì?

Trong quá trình thành lập của một đơn vị tổ chức hay một bộ phận đảm nhiệm chức năng nào đó, nhất định phải có những tiêu chuẩn trong việc thành lập bộ phận đó. Cũng giống với những bộ phận khác khu vực phi thuế quan muốn thành lập phải dựa trên một số điều kiện như sau:

Khu phi thuế quan phải được thành lập trước hết dựa theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ cũng như những chính sách trong khu vực phi thuế quan.

Đồng thời, phải có những ranh giới xác định tách biệt với những khu vực khác

Trong khu vực phi thuế quan, cần được ngăn cách, tách biệt với những khu thuộc lĩnh vực bên ngoài, có hàng rào ngăn cách, bảo vệ phục vụ cho việc trao đổi, quản lý hàng hóa được dễ dàng hơn.

Hơn hết, trong khu phi thuế quan cần có cổng và cửa ra vào bảo đảm phục vụ đầy đủ các điều kiện cho quá trình kiểm tra, giám sát, lưu thông hàng hóa của khu vực giữa cán bộ kiểm và và doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm được diễn ra thuận tiện hơn.

Đặc biệt, khu vực này không được phép định cư. Tại sao lại như vậy, bởi vì tầm quan trọng của phi thuế quan là gì bạn biết rồi đấy. Trên thực tế việc kiểm tra hàng hóa không được có sự xâm nhập bất kỳ của một cư dân nào bên ngoài, tránh tình trạng người dân xung quanh làm ảnh hưởng tới công việc hoặc ngăn cản quá trình thi hành công vụ của cán bộ thực hiện nhiệm vụ.

Hé lộ: Điều ít ai biết về lương xuất nhập khẩu. Đừng bỏ lỡ!

Những tiêu chuẩn hình thành khu phi thuế quan là gì?

Không chỉ tại Việt Nam mà tại hầu hết các nước trên thế giới đều áp dụng mô hình thuế quan để tiến hành kiểm tra chất lượng hàng hóa và phục vụ cho việc nghiên cứu các sản phẩm đạt đủ tiêu chuẩn xuất khẩu cũng như nhập khẩu trong và ngoài nước. Nhà nước thực hiện ban hành cho cơ quan chủ quản trong lĩnh vực kiểm tra về thuế  xuất-nhập khẩu thực. Các cơ quan này có chức năng kiểm tra, tính và thu thuế. Tại những khu thuế quan củaViệt Nam, đó là cục hải quan. Cục hải qua    n có thể thực hiện các công việc trong khu vực phi thuế quan nhằm kiểm định chất lượng của sản phẩm có đạt yêu cầu hay không. Phòng chống tình trạng buôn lậu, nhập lậu hàng hóa đến tay người sử dụng không còn đủ tiêu chuẩn. Những vấn đề về kiểm định chất lượng là một trong những yêu cầu khu phi thuế quan đặt ra rất cao. Hơn nữa vấn đề này luôn là một trong những nỗi lo ngại lớn nhất về sản phẩm của người dân khi tiêu dùng.

Như vậy, khu phi thuế quan là gì và đặc điểm hay những quy định thành lập nổi bật về khu này chúng ta cũng đã biết. Với các thông tin từ bài viết mong rằng bạn sẽ tìm hiểu được nh trng ững thông tin bạn muốn tra cứu. Sau này nếu bạn làm việc trong khu vực này chắc chắn những thông tin và khu phi thuế quan bạn sẽ không cần phải tìm hiểu nữa rồi.

Bài viết tham khảo: Forwarder là gì? Vai trò của người môi giới trong hoạt động xuất nhập khẩu!

Từ khóa » Các Khu Phi Thuế Quan Là Gì