Khúc Hát Ru Những Em Bé Lớn Trên Lưng Mẹ (Nguyễn Khoa Điềm)
Có thể bạn quan tâm
- Tên tác giả/dịch giả
- Tên bài thơ @Tên tác giả
- Nội dung bài thơ @Tên tác giả
- Tên nhóm bài thơ @Tên tác giả
- Tên chủ đề diễn đàn
- Tìm với Google
- Tác giả
- Danh sách tác giả
- Tác giả Việt Nam
- Tác giả Trung Quốc
- Tác giả Nga
- Danh sách nước
- Danh sách nhóm bài thơ
- Thêm tác giả...
- Thơ
- Các chuyên mục
- Tìm thơ...
- Thơ Việt Nam
- Cổ thi Việt Nam
- Thơ Việt Nam hiện đại
- Thơ Trung Quốc
- Đường thi
- Thơ Đường luật
- Tống từ
- Thêm bài thơ...
- Tham gia
- Diễn đàn
- Các chủ đề mới
- Các chủ đề có bài mới
- Tìm bài viết...
- Thơ thành viên
- Danh sách nhóm
- Danh sách thơ
- Khác
- Chính sách bảo mật thông tin
- Thống kê
- Danh sách thành viên
- Từ điển Hán Việt trực tuyến
- Đổi mã font tiếng Việt
Đăng nhập
Tên đăng nhập: Mật khẩu: Nhớ đăng nhập Đăng nhập Quên mật khẩu? Đăng nhập bằng Facebook Đăng ký ☆☆☆☆☆ 3814.40Thể thơ: Thơ tự doThời kỳ: Hiện đại2 bài trả lời: 1 thảo luận, 1 bình luận20 người thích Từ khoá: hát ru (62) lao động (133) kháng chiến (161) thơ sách giáo khoa (670) Văn học 6 [1990-2002] (15) Ngữ văn 9 [2003-2017] (23)Tuyển tập chung
- Thơ Việt Nam 1945-1985 (1985)- Chia sẻ trên Facebook
- Trả lời
- In bài thơ
Một số bài cùng từ khoá
- Cây vú sữa trong vườn Bác (Quốc Tấn)- Nắng mới (Lưu Trọng Lư)- Miền Nam có Bác (Giang Nam)- Bến cảng Hải Phòng (Nguyễn Hồng Kiên)- Tặng Bùi công (Hồ Chí Minh)Một số bài cùng tác giả
- Tắm bến Hà Khê- Mùa xuân ở A Đời- Tình ca- Tiễn biệt nhà thơ Tố Hữu- Đồng dao mùa xuânMột số bài cùng nguồn tham khảo
- Nhớ miền Đông (Xuân Miễn)- Cuộc chia ly màu đỏ (Nguyễn Mỹ)- Anh đợi (Nguyễn Khoa Điềm)- Viếng bạn (Hoàng Lộc)- Khoảng trời, hố bom (Lâm Thị Mỹ Dạ)Đăng bởi Vanachi vào 19/09/2005 03:16, đã sửa 5 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 09/07/2014 09:47
Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội,Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng.Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi,Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối,Lưng đưa nôi và tim hát thành lời:- Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,Mẹ thương a kay, mẹ thương bộ độiCon mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần,Mai sau con lớn vung chày lún sân...Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.Mẹ đang trỉa bắp trên núi Ka-lưiLưng núi thì to, mà lưng mẹ nhỏ,Em ngủ ngoan em, đừng làm mẹ mỏi.Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.- Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,Mẹ thương a kay, mẹ thương làng đói.Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đềuMai sau con lớn phát mười Ka-lưi...Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng.Thằng Mỹ đuổi ta phải rời con suốiAnh trai cầm súng, chị gái cầm chông,Mẹ địu em đi để dành trận cuối.Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường,Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn.- Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,Mẹ thương a kay, mẹ thương đất nước.Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ,Mai sau con lớn làm người Tự Do...
25-3-1971Bài thơ được sáng tác khi tác giả đang công tác ở chiến khu miền tây Thừa Thiên.[Thông tin 2 nguồn tham khảo đã được ẩn] Xếp theo: Ngày gửi Mới cập nhậtTrang 1 trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)[1]
Lời phổ nhạc cho bài thơ của nhạc sĩ Trần Hoàn
Gửi bởi Vanachi ngày 18/09/2005 03:17Có 1 người thích
Lời ru trên nươngNgủ ngon A Kay ơi, ngủ ngon A Kay ờiMẹ thương A Kay, mẹ thương bộ độiCon mơ cho mẹ hạt lúa lên bôngNay mai khôn lớn vung chày lún sâuNgủ ngon A Kay ơi, ngủ ngon A Kay ờiMẹ thương a kay, mẹ thương là đóiCon mơ cho mẹ hạt bắp lên đềuÀ ơi, à ơi.Lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏĐừng làm mẹ ngã mẹ trỉa bắp trên nươngMặt trời của bắp thì nằm lưng núi, mặt trời của mẹ con nằm trên lưngGiặc Mỹ buộc ta phải đi xa con suốiCác anh cầm súng với các chị cầm chôngA Kay ơi, A Kay ơiMẹ đưa con đi ta quyết giành cuộc sốngA Kay ơi, mà ngủ cho ngoan
Lộ tòng kim dạ bạch,Nguyệt thị cố hương minh.☆☆☆☆☆ 884.00Trả lờiPhân tích bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”
Gửi bởi DƯƠNG VƯƠNG ngày 17/03/2010 01:44Có 1 người thích
Trong thơ ca Việt Nam hiện đại, có nhiều bài viết về chủ đề quê hương, đất nước. Lòng yêu nước thể hiện ở mỗi bài mỗi khác, tuỳ theo cảm hứng của tác giả, song mỗi bài là một nốt nhạc trong bản giao hưởng ngợi ca Tổ quốc và nhân dân anh hùng.Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ chiến sĩ trưởng thành trong chiến khu tây Thừa Thiên gian khổ và ác liệt thời chống Mĩ. Trong những ngày mưa bom bão đạn ấy, bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ đã ra đời.Bài thơ kể về người mẹ dân tộc Tà-ôi vừa địu con trên lưng vừa giã gạo để nuôi bộ đội; tỉa bắp trên nương góp phần sản xuất lương thực cho kháng chiến và mơ ước sau này sẽ được thấy Bác Hồ, ước mong con mình khôn lớn được sống trong đất nước tự do. Qua đó, tác giả ca ngợi tình yêu con thiết tha, đằm thắm và tình yêu nước sâu nặng của bà mẹ Tà-ôi.Bài thơ có 3 khúc ru, mỗi khúc đều mở đầu bằng câu:
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơiKết thúc là lời ru của mẹ được lặp lại ở mỗi đoạn:Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi.Mẹ thương a-kay, mẹ thương...Con mơ cho mẹ...Mai sau con lớn...Trong mỗi khúc hát ru đều có hình ảnh người mẹ với công việc vất vả cùng tình cảm, ước vọng đối với đứa con và quê hương đất nước.Mở đầu bài thơ là tiếng ru thân thương, vỗ về của nhà thơ, đưa em bé vào giấc ngủ say nồng:
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơiEm ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹTrong lời ru đứa con chứa chan niềm thương mến sâu xa đối với người mẹ.Hai câu thơ sau miêu tả người mẹ trong công việc giã gạo nuôi quân:
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ dộiNhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêngNếu câu thơ trên tả thực thì câu thơ dưới thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng giữa mẹ và con. Tác giả vừa miêu tá công việc giã gạo nặng nhọc của người mẹ, vừa miêu tả giấc ngủ chập chờn, giấc ngủ nghiêng của cu Tai trên lưng mẹ. Dường như chú bé cũng thấy được nỗi vất vả và ý nghĩa đẹp đó trong việc làm của mẹ nên hơi thở em hoà cùng hơi thở mẹ và em cố ngủ ngoan cho mẹ yên lòng.Nếu ai đà từng chứng kiến cảnh giã gạo bằng chày trong cối gỗ của đồng bào miền núi thì mới thấy hết sự vất vả khi biến hạt thóc thành hạt gạo trắng ngần. Nhà thơ đã chọn lựa những động tác tiêu biểu để miêu tả công việc giã gạo nặng nhọc và thế hiện tình mẹ con chân chất, sâu nặng của người mẹ miền núi. Cảnh tượng mộc mạc ấy đâ làm xúc động lòng người:
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổiVai mẹ gầy nhấp nhô làm gốiLưng đưa nôi và tim hát thành lờiKhi mẹ giã gạo, cu Tai vẫn ngủ trên lưng. Trong giấc ngủ, em vẫn cảm nhận được mồ hôi của mẹ rơi trên má em nóng hổi, cảm nhận được sự vất vả và tình yêu con thiết tha của mẹ.Tác giả đã sử dụng thành công nghệ thuật so sánh: đôi vai mẹ gầy làm gối cho con, lưng mẹ đung đưa làm nôi ru con ngủ và nhịp tim của mẹ hát thành lời yêu thương tha thiết. Trong giấc ngủ, lúc nào Cu Tai cũng được ấp ủ tròng hơi thở và tình thương của mẹ, được nghe mẹ hát ru. Khổ thơ đã thể hiện được tình mẫu tử thắm thiết, thiêng liêng cùng công việc vất vả của người mẹ giã gạo để nuôi con, nuôi bộ đội Giải phóng.Nếu khổ thơ đầu là lời ru của nhà thơ thì khổ thơ thứ hai là tiếng nói tâm tình của người mẹ:
Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡiMẹ thương a-kay, mẹ thương bộ độiCâu thơ như lời ru êm ái chất chứa yêu thương. Tình cảm mẹ con vốn đã đẹp nay càng đẹp hơn bởi nó gắn liền với tình cảm lớn lao là tình thương bộ đội, tình yêu nước. Mẹ mong trong giấc ngủ, Cu Tai sẽ mơ giấc mơ của mẹ là có nhiều gạo thật ngon để nuôi bộ đội và Cu Tai sẽ lớn lẽn thật nhanh để giúp mẹ giã gạo nuôi quân:
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngầnMai sau con lớn vung chày lún sân...Từ ước mơ có hạt gạo trắng ngần đến ước mơ mai sau con lớn vung chày lún sân đều chứa đựng niềm hi vọng cháy bỏng của người mẹ về đứa con sau này sẽ trở thành một thanh niên cường tráng, có ích cho nước, cho dân.Hình ảnh người mẹ trong cảnh tỉa bắp trên nương thật đẹp và cảm động:
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơiEm ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹMẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-LưiLưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏVẫn là lời vỗ về của trái tim chan chứa thương yêu của nhà thơ, mong em bé ngủ ngon để mẹ yên tâm làm việc, nhưng ở khổ thơ này, cảm xúc da diết hơn thể hiện qua hình ảnh tương phản độc đáo: Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ. Núi thì lớn, nương bắp thì rộng mà sức mẹ có hạn. Mẹ cắm cúi, lom khom tỉa bắp, trên lưng mẹ con vẫn ngủ say. Câu thơ đã khắc sâu nổi vất vả khó nhọc của người mẹ vùng cao trong lao động sản xuất thời chống Mĩ.Đối với những bà mẹ sớm hôm tần tảo nuôi con, dường như họ không biết mệt mỏi bởi đứa con là niềm hi vọng, là nguồn an ủi, động viên, tiếp thêm sức mạnh và nghị lực cho mẹ:
Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏiMặt trời của bắp thì nằm trên đồiMặt trời của mẹ em nằm trên lưng.Câu thơ lấp lánh nét đẹp cuộc đời và tình mẹ con. Biện pháp ẩn dụ trong những câu thơ này có nhiều ý nghĩa. Bắp trên nương tươi tốt nhờ ánh nắng mặt trời. Cu Tai cũng giống như mặt trời toả nắng sưởi ấm trái tim mẹ để mẹ sống tốt hơn, đẹp hơn cho đời. Em là mặt trời bé bỏng, thân yêu của mẹ.Lời ru ở khúc ru này vẫn là tiếng nói tâm tình của người mẹ nhưng đã chứa đựng ước mơ lớn hơn:
Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡiMẹ thương a-kay, mẹ thương làng đóiCon mơ cho mẹ hát bắp lên đềuMai sau con lớn phát mười Ka-lưi...Càng thương con, người mẹ lại càng thương bà con dân bản. Mẹ ước mơ về một ngày mai no ấm hạnh phúc, về sự trưởng thành và sức mạnh kì diệu của đứa con thân yêu.Nếu ở hai đoạn thơ trước, tác giả miêu tả cảnh mẹ địu con trên lưng giã gạo nuôi bộ đội, địu con lên nương tỉa bắp thì ở đoạn thơ này là cảnh mẹ địu con cùng đi đánh giặc:
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơiEm ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹMẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừngThằng Mĩ đuổi ta phải rời con suốiAnh trai cầm súng, chị gái cầm chôngMẹ địu em đi để giành trận cuốiSự lặp lại hai câu thơ “Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi, Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ” đã tạo nên âm điệu ngân nga, thấm dần vào người đọc một cảm xúc thân thương. Con cùng mẹ băng suối, vượt ngàn, đạp rừng xông tới. Cả nhà, cả làng, cả nước cùng đánh giặc.Nhịp thơ sôi nổi, thôi thúc như một hành khúc lên đường. Câu kết vẽ lên hình ảnh thật xúc động:
Từ trên lưng mẹ, em đến chiến trườngTừ trong đói khổ em vào Trường Sơn.Lời thơ khẳng định ý chí chiến đấu mãnh liệt của bà mẹ Tà-ôi nói riêng và đồng bào miền tây Thừa Thiên Huế nói chung. Lúc này, mẹ và em cùng lên đường vào Trường Sơn đánh giặc, nơi có biêt bao khó khăn vất vả, nơi cái chết và sự sống chỉ cách nhau gang tấc.Kết thúc bài thơ vẫn là lời hát ru và ước nguyện của mẹ:
Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡiMẹ thương a-kay, mẹ thương đất nướcCon mơ cho mẹ được thấy Bác HồMai sau con lớn làm người Tự do...Điệp khúc: Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi, Mẹ thương a-kay..., Con mơ cho mẹ..., Mai sau con lớn... đã thể hiện khát vọng cháy bỏng trong lòng người mẹ. Mẹ mong ước cho con những điều thật thiết thực và cũng thật lớn lao, kì diệu:
Mai sau con lớn vung chày lún sân...,Mai sau con lớn phát mười Ka-lưiMai sau con lớn làm người Tự do...Khi giã gạo, mẹ mong con mơ cho mẹ hại gạo trắng ngần. Khi tỉa bắp trên nương, mẹ mong con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều. Khi chiến đấu, mẹ mong con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ trong ngày đất nước sạch bóng quận thù, Bắc-Nam thông nhất. Chính tình thương, đức hi sinh, lòng vị tha và nhân hậu cao cả của những người mẹ nghèo yêu nước ấy đã góp phần làm nên chiến thắng hôm nay.Bài thơ ra đời năm 1971, trong giai đoạn ác liệt nhất của cuộc chiến đấu chông Mĩ cứu nước nhưng đến nay nó vẫn còn giừ nguyên giá trị. Khúc hát ru đã được phổ nhạc, trở thành bài ca được nhiều người ưa thích. Tình yêu thương con của bà mẹ nghèo miền núi gắn liền với tình thương bộ đội, tình yêu làng bản, lòng kính yêu Bác Hồ và tình yêu đất nước.Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ được đánh giá là một trong những bài thơ hay của thơ ca giai đoạn chống Mĩ cứu nước. Giờ đây, đọc lại bài thơ, người ta vẫn rưng rưng xúc động bởi tình cảm mộc mạc, chân thành cao đẹp của những người mẹ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ gian khổ và oanh liệt của dân tộc ta. Tự hào thay, người mẹ Việt Nam!Sau cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước, Tổ quốc ta, nhân dân ta đã xây dựng biết bao tượng đài để ghi nhớ công ơn và ngợi ca những người mẹ Việt Nam anh hùng, Với Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng đã xây dựng thành công một tượng đài bằng ngôn ngữ về những người mẹ miền núi vô danh.BÁC ĐẾN CHƠI ĐÂY TA VỚI TA!☆☆☆☆☆ 493.76Chia sẻ trên FacebookTrả lời
© 2004-2024 VanachiRSS
Tiếng Tà-ôi nghĩa là con.Từ khóa » Người Nhấp Nhô
-
100+ Nhấp Nhô & ảnh Biểu Tượng Miễn Phí - Pixabay
-
Tìm Bài Thơ "nhấp Nhô" (kiếm được 200 Bài) - Trang 4 - TKaraoke
-
Rùng Mình Sở Thích 'NHẤP NHÔ' Trên Người Đã Khuất Của Gã ...
-
Pixel Neko - Nhấp Nhô (Bumping) (demo) - YouTube
-
Như Sóng Nhấp Nhô - Mắt Ngọc, Lam Trường - Zing MP3
-
Choáng Váng Với Hình ảnh Cặp đôi Nhấp Nhô Trong Quán ăn Ngay ...
-
Xôn Xao Clip Cặp đôi 'nhấp Nhô' Diễn Cảnh Nóng Ngay Trong Quán ăn ...
-
Cặp đôi Bị Quay Lại Clip ân ái Nơi Công Cộng - AFamily
-
Thấy Vật Lạ Nhấp Nhô Dưới Mặt Sông Lạnh Ngắt, Người Phụ Nữ Lại Gần ...
-
Đường Bao Giờ Hết Nhấp Nhô? | Góc Nhìn
-
Nửa đêm Tỉnh Giấc, Thấy Hai Bóng Người Nhấp Nhô Ngoài Ban Công ...
-
Nhấp Nhô Núi Hồng - Người Làm Báo