Khúc Xạ – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. |
Khúc xạ hay chiết xạ là thuật ngữ thường dùng để chỉ hiện tượng ánh sáng đổi hướng khi đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt có chiết suất khác nhau.
Mở rộng ra, đây là hiện tượng đổi hướng đường đi của bức xạ điện từ, hay các sóng nói chung, khi lan truyền trong môi trường không đồng nhất. Hiện tượng này được giải thích bằng bảo toàn năng lượng và bảo toàn động lượng. Do sự thay đổi của môi trường, vận tốc pha của sóng thay đổi nhưng tần số của nó lại không đổi. Điều này được quan sát thấy nhiều nhất khi một sóng chuyển từ môi trường này sang môi trường khác ở bất kỳ góc nào khác 0° so với pháp tuyến. Sự khúc xạ ánh sáng là hiện tượng quan sát thường thấy nhất, nhưng bất kỳ loại sóng nào cũng có thể khúc xạ khi nó tương tác với môi trường, ví dụ khi sóng âm truyền từ môi trường này sang môi trường khác hoặc khi các sóng nước di chuyển xuống độ sâu khác nhau. Sự khúc xạ tuân theo định luật Snell, phát biểu rằng, đối với một cặp môi trường và một sóng với một tần số duy nhất, tỉ lệ sin của góc tới θ1 và góc khúc xạ θ2 tương đương với tỷ số vận tốc pha (v1 / v2) trong hai môi trường, hoặc tương đương, với chiết suất tương đối (n2 / n1) của hai môi trường. ε và μ biểu diễn hằng số điện môi và mômen lưỡng cực từ của hai môi trường khác nhau:[1]
Định luật Snell
[sửa | sửa mã nguồn]Công thức đặc trưng của hiện tượng khúc xạ, còn gọi là định luật Snell hay định luật khúc xạ ánh sáng có dạng:
với:
- i là góc giữa tia sáng đi từ môi trường 1 tới mặt phẳng phân cách và pháp tuyến của mặt phẳng phân cách hai môi trường.
- r là góc giữa tia sáng đi từ mặt phân cách ra môi trường 2 và pháp tuyến của mặt phẳng phân cách hai môi trường.
- n1 là chiết suất môi trường 1.
- n2 là chiết suất môi trường 2.
Tỉ số không thay đổi, phụ thuộc vào bản chất của hai môi trường được gọi là chiết suất tỉ đối của môi trường chứa tia khúc xạ (môi trường 2) đối với môi trường chứa tia tới (môi trường 1). Nếu tỉ số này lớn hơn 1 thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới, ta nói môi trường 2 chiết quang hơn môi trường 1. Ngược lại nếu tỉ số này nhỏ hơn 1 thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới, ta nói môi trường 2 chiết quang kém môi trường 1.
Lưu ý: Trong trường hợp tỉ số , để xảy ra hiện tượng khúc xạ thì góc tới phải nhỏ hơn góc khúc xạ giới hạn:
,nếu nó lớn hơn góc khúc xạ giới hạn, thì sẽ không có tia khúc xạ, thay vào đó sẽ xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Hiện tượng khúc xạ được giải thích lần đầu tiên thành công trong lịch sử thế giới bởi lý thuyết sóng ánh sáng của Christiaan Huygens vào thế kỷ 17.
| |
---|---|
Hiện tượng quang học |
|
Dụng cụ và thiết bị quang học |
|
Các khái niệm cơ bản |
|
Các đại lượng trắc quang |
|
Các thí nghiệm |
|
Các ngành nhỏ của Quang học |
|
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Born and Wolf (1959). Principles of Optics. New York, NY: Pergamon Press INC. tr. 37.
Từ khóa » Tia Khúc Xạ Nằm ở đâu
-
Tổng Hợp Kiến Thức Về Hiện Tượng Khúc Xạ ánh Sáng - Monkey
-
26. Khúc Xạ ánh Sáng - Củng Cố Kiến Thức
-
Tại Sao Tia Khúc Xạ Nằm Trong Mặt Phẳng Tới - Thả Rông
-
Vị Trí Của Tia Khúc Xạ So Với Pháp Tuyến IN Và Tia Tới Như Thế Nào
-
Hiện Tượng Khúc Xạ Ánh Sáng Là Gì? Định Luật Và Công Thức ...
-
Lý Thuyết Khúc Xạ ánh Sáng Lý 11
-
Hiện Tượng Khúc Xạ ánh Sáng Là Gì, định Luật Khúc Xạ ánh Sáng
-
Vị Trí Của Tia Khúc Xạ So Với Pháp Tuyến IN Và Tia Tới Như Thế Nào
-
Trong Hiện Tượng Khúc Xạ Góc Khúc Xạ Có Thể - Hỏi Đáp
-
Hiện Tượng Khúc Xạ ánh Sáng Là Gì? Góc Tới, Góc Khúc Xạ, Tia Tới Tia ...
-
Hiện Tượng Khúc Xạ ánh Sáng - Vật Lý 9
-
Lý Thuyết Khúc Xạ ánh Sáng | SGK Vật Lí Lớp 11
-
Theo định Luật Khúc Xạ Thì - Khóa Học