KHUNG BÀI GIẢNG TẾ BÀO NHÂN SƠ A. Thông Tin Chung
Có thể bạn quan tâm
KHUNG BÀI GIẢNG
TẾ BÀO NHÂN SƠ
A. Thông tin chung
I. Tiêu đề: Tế bào nhân sơ
II. Nội dung tóm tắt: Đây là khung bài giảng môn sinh học lớp 10. Nội dung hướng dẫn học sinh tìm hiểu về cấu tạo của tế bào, cách phân biệt giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực và tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo và chức năng của các thành phần trong tế bào nhân sơ. Nội dung bài giảng được tố chức dưới dạng các hoạt động khám phá và thí nghiệm để chứng minh các giả thuyết được nêu trong sách giáo khoa. Trong các hoạt động, giáo viên là người hướng dẫn học sinh tìm hiểu và tiếp cận các kiến thức trong sách giáo khoa và trong cuộc sống.
III. Tác giả: Ngô Thị Kim Duyên
IV. Đơn vị: Thư viện trường Đại Học An Giang
B. Kế hoạch lên lớp:
I. Mục tiêu bài học:
- Kiến thức: Qua bài học này học sinh:
- Hiểu được các đặc điểm chung nhất của tế bào nhân sơ
- Nắm được cấu tạo, chức năng của các thành phần trong tế bào nhân sơ
- Giải thích được những ưu điểm của tế bào nhân sơ (với kích thước nhỏ)
- Kỹ năng: Qua bài học này học sinh có được kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phán đoán các tình huống, kỹ năng tổng hợp và phân tích các thông tin thông qua các hoạt động khám phá và thí nghiệm.
- Vận dụng: Học sinh có thể vận dụng các kiến thức trong bài học để giải thích các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày.
II. Phương tiện dạy học:
- Dành cho giáo viên:
1. Ba quả trứng (1 quả trứng vịt thường, 1 quả trứng vị lộn, 1 quả trứng cút)
2. Hai bọc nilon (1 bọc dài nhỏ, 1 bọc to)
3. Dây thun buộc.
4. Ba ly nhựa trong (dùng cho hoạt động 3 và 4)
5. Dung dịch iốt (có thể thay thế bằng dung dịch có màu khác).
6. Cách thực hành:
Dùng 1 củ cải trắng to, cắt thành các khối có kích thước 4 cm3. (Có thể thay thế bằng củ khoai lang trắng, củ sắn tùy theo điều kiện hiện tại).
Khi thực hành giáo viên cắt cắt khối củ cải theo hình sau:
và bỏ các khối vào ly dung dịch màu.
Sau khi ngâm, vớt các khối ra và cắt các khối lớn thành các phần bằng với khối nhỏ.
7. Dao rọc giấy (hoặc dao nhỏ).
8. Đoạn phim về trực khuẩn
9. Hình trực khuẩn
10 . Phiếu học tập số 1
Lớp:........................ - Nhóm:.................... PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (dành cho hoạt động 3) ☺☻☺ Họ và tên các thành viên: 1/…….. ..................................... 2/ ............................................... 3/ ............................................... 4/ ............................................... Cấu tạo và chức năng của tế bào nhân sơ:
|
11. Phiếu học tập số 2.
Lớp:........................ - Nhóm:.................... PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (dành cho hoạt động 4) ☺☻☺ Họ và tên các thành viên: 1/…….. ..................................... 2/ ............................................... 3/ ............................................... 4/ ............................................... * Kết quả thí nghiệm.
* Nhận xét: Dựa vào kết quả thu được ở bảng trên, so sánh sự khác biệt giữa tế bào có kích thước nhỏ (nhân sơ) và tế bào có kích thước to (nhân thực):
* Ứng dụng: Khả năng phân chia nhanh của tế bào nhân sơ mang lại thuận lợi và khó khăn gì cho cuộc sống? - Thuận lợi:.......................................................................................................................... - Khó khăn:........................................................................................................................ |
12. Phiếu học tập số 3.
Lớp:........................ - Nhóm:.................... PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 (Báo cáo cấu tạo tế bào nhân thực) ☺☻☺ Họ và tên các thành viên: 1/…….. ..................................... 2/ ............................................... 3/ ............................................... 4/ ...............................................
|
III. Hoạt động dạy học:
Thời lượng | Tên hoạt động | Nội dung của hoạt động | Học cụ | Ghi chú | |||||||
10 phút | Hoạt động khám phá | Giáo viên chia lớp ra làm 4 nhóm và chia bảng ra làm 4 cột ứng với mỗi nhóm. Yêu cầu mỗi nhóm liệt kê ra những gì mà học sinh cho là có ở trong lớp học không phân biệt động vật, thực vật hay các vật dụng (ví dụ bàn, ghế, con người, con nhện...) Mỗi nhóm có 1 phút để liệt kê tất cả những gì mình cho là có trong lớp. Nhóm nào liệt kê nhiều hơn sẽ thắng. Phần lớn là học sinh sẽ liệt kê những gì mà mình thấy được trong lớp, kể cả những con vật nhỏ nhất như kiến, nhện... Giáo viên đặt vấn đề: Đó là những thứ chúng ta thấy được bằng mắt thường. Vậy còn những thứ mà mắt thường chúng ta không thấy được thì sao? Giáo viên có thể gọi 1 vài bạn liệt kê thêm những thứ chưa có và không thể nhìn bằng mắt thường. + Học sinh sẽ bổ sung thêm: vi trùng, vi khuẩn... Giáo viên hỏi học sinh những vật trên được cấu tạo từ những thành phần nào? Giáo viên đặt vấn đề nếu chia các mục trên bảng làm 2 nhóm học sinh sẽ chia như thế nào? + Học sinh sẽ chia: nhóm có sự sống và nhóm không có sự sống. - Giáo viên đặt tiếp câu hỏi dựa vào đâu học sinh chia như thế? + Học sinh sẽ dựa vào những kiến thức của mình và giải thích rằng các cơ thể sống luôn luôn phát triển nhờ vào sự phân chia của tế bào... (kiến thức tổng quát về tế bào mà học sinh đã được học ở các lớp dưới).. - Giáo viên đặt vấn đề: Tại sao cùng được cấu tạo bởi các tế bào mà có loài sinh vật vô cùng lớn như con voi, cá mập nhưng lại có những sinh vật vô cùng nhỏ bé mà mắt thường không thể nhìn thấy như vi trùng, vi khuẩn... + Học sinh có thể trả lời là những tế bào đó khác nhau nên hình thành những loài sinh vật khác nhau nhưng học sinh chưa thể giải thích chúng khác nhau như thế nào. Giáo viên vào vấn đề: để trả lời câu hỏi trên, chúng ta sẽ đi tìm câu trả lời: liệu các tế bào cấu tạo nên các sinh vật có hoàn toàn giống nhau không? Nếu không chúng sẽ khác nhau như thế nào? Giáo viên có thể giới thiệu cấu tạo chung của các tế bào gồm 3 thành phần chính có thể ví như cấu tạo của một gia đình nhỏ (người ta thường nói: gia đình là tế bào của xã hội), trong đó: - Màng sinh chất => ngôi nhà, có nhiệm vụ bảo vệ các thành viên bên trong gia đình tuy nhiên ngôi nhà không hề khép kín, các thành viên và khách khứa có thể ra vào (trao đổi chất qua màng). - Tế bào chất => Bố, có nhiệm vụ đi làm và chu cấp cho gia đình (thực hiện các phản ứng trao đổi chất của tế bào). - Vùng nhân => Mẹ, quản lý chăm sóc gia đình, làm nhiệm vụ sinh sản và duy trì nòi giống (Chứa thông tin di truyền, điều khiển mọi hoạt động của tế bào). Tuy nhiên mỗi loại tế bào khác nhau có một số thành phần khác nhau (ví dụ như có gia đình còn có thêm ông bà, con cháu.) | |||||||||
5 phút | Hoạt động 2: khái niệm tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực. | Giáo viên đặt 2 quả trứng vịt lên bàn. Yêu cầu các nhóm nhận xét xem 2 quả trứng này có giống nhau hay không? + Học sinh quan sát và trả lời giống nhau. Giáo viên đập 2 quả trứng bỏ vào 2 cái ly nhựa. Giáo viên hỏi: Bây giờ thì 2 quả trứng có thật sự giống nhau không? + Học sinh trả lời rằng không? Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét sự giống và khác nhau giữa 2 quả trứng. + Học sinh trả lời: 1 quả trứng thường, 1 quả trứng lộn, nếu được ấp quả trứng lộn sẽ nở ra con còn quả trứng thường thì không. => Nếu xem 2 quả trứng này là 2 tế bào, thì quả trứng thường được gọi là tế bào nhân sơ, quả trứng lộn được gọi là tế bào nhân thực. Về thực tế thì tế bào nhân thực lớn gấp 10 lần tế bào nhân sơ. Vì thế ta có thể xem tế bào nhân sơ chính là quả trứng cút (giáo viên đặt quả trứng cút kế bên quả trứng vịt). Giáo viên có thể giải thích về cách gọi tế bào nhân sơ (tế bào chưa có nhân hoàn chỉnh). | Ba quả trứng Hai ly nhựa | ||||||||
15 phút | Hoạt động 3: Cấu tạo của tế bào nhân sơ. | Giáo viên cho học sinh xem đoạn phim về trực khuẩn và giải thích cấu tạo bên ngoài của trực khuẩn: lớp vỏ nhầy, lông và roi. Tiếp theo giáo viên cho học sinh xem hình cấu tạo bên trong của trực khuẩn và giới thiệu các thành phần bên trong của trực khuẩn. Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm dựa vào hình vẽ và điền các thông tin vào phiếu học tập số 1.
Sau khi làm xong, giáo viên lần lượt gọi từng nhóm báo cáo và giáo viên bổ sung các ý nếu cần và yêu cầu các nhóm về nhà điền các thông tin còn lại Giáo viên có thể làm thêm thí nghiệm nhỏ sau đây để chứng minh ý: thành tế bào quy định hình dạng và có chức năng bảo vệ tế bào. - Cho 2 phần trứng trong ly vào 2 cái bọc nhựa, một cái hẹp dài, một cái rộng to. Cột chặt miệng bọc vừa sát phần trứng bên trong. Học sinh quan sát sẽ thấy hình dạng 2 cái trứng khác nhau. Hay nói cách khác ta có thể xem cái bọc chính là thành tế bào và thành tế bào qui định hình dạng của tế bào và bảo vệ các thành phần bên trong của tế bào (chúng ta không thể đụng vào các thành phần bên trong bọc.). Giáo viên giới thiệu cho học sinh đọc thêm tài liệu ở Bài đọc thêm (so sánh vi khuẩn Gram dương và Gram âm) | Đoạn phim Hình Phiếu học tập1 Hai cái ly có trứng ở hoạt động 2 Bọc nilon Dây thun | ||||||||
10 phút | Hoạt động 4: Ưu điểm của tế bào nhân sơ. | Giáo viên có thể nêu vấn đề: cấu tạo đơn giản và kích thước nhỏ của tế bào nhân sơ tạo nên một số ưu thế: - Tế bào trao đổi chất với môi trường nhanh hơn => sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn. Để chứng minh, giáo viên cho học sinh tiến hành thí nghiệm: Giáo viên đặt 3 khối của cải có kích thước giống nhau lên bàn. 1 khối để nguyên, 1 khối chia nhỏ làm 4 khối con, 1 khối chia nhỏ làm 8 khối con. Giáo viên đặt vấn đề: - Nếu đem ướp gia vị thì phần nào mau thấm hơn? => Học sinh dễ dàng trả lời phần chia nhỏ nhất mau thấm hơn. - Nếu đem chiên thì phần nào mau chín hơn? => Học sinh trả lời là phần chia nhỏ nhất. Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời: Tại sao? => Học sinh có thể dựa vào những kiến thức mình có được để giải thích và có thể đúng hoặc sai (điều này không quan trọng vì học sinh có thể tư duy theo sự hiểu biết của mình trước khi bắt tay vào thực hành). Giáo viên phát cho mỗi nhóm 3 phần củ cải trắng như trên và 1 cốc dung dịch iốt. Yêu cầu học sinh cắt củ cải và cho vào dung dịch iốt và ngâm khoảng 1 phút. Trong khi chờ đợi, giáo viên yêu cầu học sinh dự đoán kết quả nhuộm màu (các khối có được nhuộm đến bên trong không?) Yêu cầu mỗi nhóm lấy các phần củ cải ra và chẻ khối củ cải lớn nhất làm 8 , 4 khối củ cải nhỏ mỗi khối làm 2, các khối nhỏ nhất để nguyên. Giáo viên yêu cầu học sinh điền kết quả thí nghiệm vào bảng kết quả ở phiếu học tập số 2 Các nhóm về nhà làm hoàn chỉnh phần nhận xét của phiếu học tập) | ly nhựa dung dịch iốt 3 khối của cải dao rọc giấy Phiếu học tập số 2
| ||||||||
5 phút | Hoạt động 5: Bài tập nhóm. | Giáo viên hướng dẫn 4 nhóm làm các việc sau: 1. Hoàn chỉnh phiếu học tập số 2. 2. Hướng dẫn các nhóm chuẩn bị bài báo cáo về bài tế bào nhân thực (các nhóm sẽ báo cáo ở tiết sau). Mỗi nhóm sẽ được phân công hai mục trong danh sách sau để làm bảng báo cáo
Hình thức trình bày: - Mỗi nhóm sử dụng giấy bìa cứng khổ A3 để làm chuẩn và vẽ phát họac hình cấu tạo của tế bào nhân thực. Đặc biệt là đối với thành phần mà nhóm phụ trách (ví dụ nhóm 1: nhân tế bào, lưới nội chất, ribôxôm) học sinh sẽ vẽ kĩ hơn (sao cho thật giống với cấu trúc trình bày trong sách giáo khoa, có thể tô màu nếu có điều kiện). Cắt rời thành phần đó ra khỏi tờ giấy cứng. - Mỗi nhóm chuẩn bị bảng mô tả thành phần mình phụ trách theo phiếu học tập số 3. - Vào đầu tiết sau, giáo viên sẽ dán 1 tờ giấy trắng khổ A3 lên bảng. Mỗi nhóm sẽ dán hình thành phần tương ứng mà mình phụ trách lên tờ giấy (giáo viên nên cho học sinh báo cáo các thành phần theo trật tự từ ngoài vào trong để có thể ráp các thành phần lại thành 1 tế bào nguyên vẹn) và mỗi nhóm có 10 phút để trình bày phần báo cáo của mình (hay nói cách khác là giảng cho các nhóm khác hiểu). Lưu ý: Giáo viên khuyến khích các học sinh minh họa các kiến thức bằng các ví dụ, hình ảnh hoặc bằng các thí nghiệm với vật liệu thật để giúp cho mọi người hiểu rõ phần mình báo cáo. (Tương tự như những thí nghiệm mà giáo viên đã hướng dẫn cho học sinh làm). Nói chung học sinh cần phải phát huy tối đa sự sáng tạo của mình để bài học được sinh động hơn. Ví dụ khi nói về hoạt động của màng tế bào thì học sinh có thể dùng túi trà thật để minh họa, hoặc khi nói chức năng điều khiển các thành phần khác của nhân tế bào (vì chứa ADN) thì có thể dùng ví dụ tương đương sau:
- Mỗi nhóm chỉ có 10 phút báo cáo, nên các học sinh phải làm sao cho ngắn, gọn mà dễ hiểu, sinh động. Các nhóm còn lại khi nghe báo cáo sẽ tiến hành nhận xét và cho điểm (điểm báo cáo và điểm hình minh họa) và giáo viên sẽ đưa ra sự đánh giá của mình và quyết định điểm số cho mỗi nhóm. Học sinh tham khảo thêm phần tài liệu tham khảo để có tư liệu làm bài tập nhóm. | Phiếu học tập số 2 Phiếu học tập số 3
|
IV. Luyện tập
Học sinh trả lời các câu hỏi sau:
1. Tại sao kích thước của tế bào không nhỏ hơn nữa?
2. Tại sao tế bào nhân thực không nhỏ bằng tế bào nhân sơ (để có những ưu điểm như tế bào nhân sơ)
3. Khả năng phân chia nhanh của tế bào nhân sơ được ứng dụng gì?
4. Tại sao khi trời lạnh chúng ta nằm co lại, khi trời nóng chúng ta duỗi thẳng người ra?
5. Tại sao dùng biện pháp muối thịt cá và các loại đồ ăn khsc chúng ta lại có thể bảo quản được lâu.
V: Bài đọc thêm
1. Phương pháp nhuộm Gram dương và Gram âm.
Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào, vi khuẩn được chia thành 2 loại: Gram dương (G+) và Gram âm (G-). Thành tế bào ở 2 nhóm này khác nhau ở những điểm chủ yếu sau:
Tính chất | G+ | G- |
- Phản ứng với chất nhuộm Gram | Giữ màu tinh thể tím, do đó tế bào có màu tím hoặc tía | Mất màu khi tẩy rửa nhuộm màu phụ đỏ saframin |
- Lớp Peptiđôglican | Dày, nhiều lớp | Mỏng, chỉ có 1 lớp |
- Lóp phía ngoài | Không có | Có |
- Tạo độc tố | Chủ yếu là ngoại độc tố | Chủ yếu là nội độc tố |
- Chống chịu với tác nhân vật lý | Khả năng chống chịu cao | Khả năng chống chịu thấp |
- Mẫn cảm với Pênicillin | Cao | Thấp |
- Chống chịu muối | Cao | Thấp |
- Chống chịu với khô hạn | Cao | Thấp |
- Hiểu được sự khác nhau này, chúng ta có thể sử dụng thuốc kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt từng loại vi khuẩn gây bệnh.
* Nghiên cứu về sự giống và khác nhau về cấu tạo của tế bào vi khuẩn và tế bào người (nhân thực) giúp chúng ta tận dụng những sai khác đó để tìm biện pháp tiêu diệt các loài vi khuẩn gây bệnh mà không hoặc ít làm tổn thương đến tế bào người. Ví dụ: người ta có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu ngăn cản quá trình tổng hợp thành tế bào vi khuẩn để diệt vi khuẩn gây bệnh ở người mà không làm tổn thương đến tế bào người.
2. Học sinh xem thêm tài liệu về cấu trúc tế bào vi khuẩn:
Nguyễn Lân Dũng. 5/10/2005. Cấu trúc tế bào vi khuẩn [trực tuyến].Đọc từ: http://vietsciences.free.fr/khaocuu/nguyenlandung/cautructebaovk.htm (đọc ngày 08.06.2007).
V. Tài liệu tham khảo để làm bài tập nhóm
+ Sách giáo khoa sinh học 10
+ Một số từ khóa tiếng Anh để tìm kiếm trên Internet: Hoạt động (activity), thí nghiệm (lab),cấu tạo và chức năng tế bào (cell structure and functions), nhân (nucleus), ti thể (mitochondrion), không bào (Vacuole), ribôxôm (ribosome), màng tế bào(cell membrane), thành tế bào(cell wall), lục lạp (chloroplast), bộ máy gôngi (gongi aparatus), lizôsôm (lyzosome), lưới nội chất (endoplasmic reticulum).
+ Địa chỉ website:
* Tiếng việt: http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_vi%C3%AAn:Vietbio/basic_topics#T.E1.BA.BF_b.C3.A0o
* Tiếng anh
http://www.tvdsb.on.ca/westmin/science/sbi3a1/Cells/cells.htm
http://www.cellsalive.com/cells/cell_model.htm
http://personal.tmlp.com/jimr57/textbook/chapter3/chapter3.htm
Lưu ý: Học sinh nên phối hợp các từ khóa ở trên để tìm kiếm thông tin hiệu quả hơn.
C. Tài liệu tham khảo
- Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập..., 2006, Sinh học 10, Hà Nội: NXB Giáo Dục.
- Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập..., 2006, Sinh học 10: Sách giáo viên, Hà Nội: NXB Giáo Dục.
- Vũ Văn Vụ, Vũ Đức Lưu,..., 2006, Sinh học 10: Sách giáo viên nâng cao, Hà Nội: NXB Giáo Dục.
- Trần Khánh Phương, 2006, Thiết kế bài giảng sinh học 10, Hà Nội: NXB Hà Nội
- William Collins,..., 2002, Mathematics: Applications and Connections, NewYork: McGraw-Hill.
- Chicha Lynch, Eugene Olmstead, 1998, Mathmatters: An Intergrated Approach, NewYork: McGraw-Hill.
- . Trắc nghiệm sinh học phân tử [trực tuyến]. Trung Tâm Tin Học Bưu Điện Đà Nẵng. Đọc từ: http://www.danangpt.vnn.vn/tnghiem/test.php?b=14 (đọc ngày 26.12.2006).
- Nguyễn Lân Dũng. 5/10/2005. Cấu trúc tế bào vi khuẩn [trực tuyến].Đọc từ: http://vietsciences.free.fr/khaocuu/nguyenlandung/cautructebaovk.htm (đọc ngày 08.06.2007)
Từ khóa » Giáo án Bài Tế Bào Nhân Sơ
-
Giáo án Sinh Học 10 - Bài 7: Tế Bào Nhân Sơ Năm 2015
-
Giáo án Sinh Học 10 Bài 7: Tế Bào Nhân Sơ
-
Giáo án Sinh Học 10 Bài 7: Tế Bào Nhân Sơ - TaiLieu.VN
-
Giáo án Sinh Học 10- Bài 7: Tế Bào Nhân Sơ - Năm Học 2016-2017
-
Giáo án Môn Sinh Học Lớp 10 Bài 7 - Tế Bào Nhân Sơ
-
Giáo án Sinh Học 10 - Tiết 6, Bài 7: Tế Bào Nhân Sơ
-
GIáo án PTNL Bài 7: Tế Bào Nhân Sơ - Tech12h
-
Giáo án Sinh Học 10 Bài 7: Tế Bào Nhân Sơ - 123doc
-
Giáo án Sinh Học 10 Bài 7: Tế Bào Nhân Sơ Mới Nhất – CV5512
-
Giáo án Sinh Học 10 Bài 7 - Tiết 7: Tế Bào Nhân Sơ - Tài Liệu - Ebook
-
Bài 7. Tế Bào Nhân Sơ - - Thư Viện Bài Giảng điện Tử
-
Giáo án Sinh Học 10 Bài 7: Tế Bào Nhân Sơ - .vn
-
Giáo án Sinh Học 10 - Tiết 7 - Bài 7: Tế Bào Nhân Sơ
-
Giáo án Sinh Học 10 Bài 7: Tế Bào Nhân Sơ - Ta