Khung Giao An Dien Tu-Luc Dan Hoi-Vat Ly10_Nangcao (Dinh Thi ...

KHUNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

A. Thông tin chung

I. Tiêu đề: Lực đàn hồi.

II. Nội dung tóm tắt: Đây là khung bài giảng cho bài lực đàn hồi thuộc môn vật lý lớp10-Nâng cao. Nội dung tìm hiểu về lực đàn hồi và ứng dụng của lực đàn hồi. Trong bài giảng này sử dụng các hình ảnh, các đoạn flash, trò chơi minh họa giúp học sinh tìm hiểu về lực đàn hồi và ứng dụng lực đàn hồi trong việc chế tạo lực kế.

III. Tác giả: Đinh Thị Huệ Thu

IV. Đơn vị: Lớp DH5L, Khoa Sư Phạm, trường Đại Học An Giang

C. Kế hoạch lên lớp

I. Mục tiêu bài học

  • Kiến thức:

    • Phát biểu được thế nào là lực đàn hồi.

    • Nêu được những đặc điểm về lực đàn hồi của lò xo và lực căng của dây.

    • Hiểu được chức năng của lực kế.

  • Kĩ năng:

    • Biểu diễn được lực đàn hồi của lò xo và lực căng của dây trên hình vẽ.

    • Từ thực nghiệm, thiết lập được hệ thức giữa lực đàn hồi và độ biến dạng của lò xo.

    • Giải thích được sự biến dạng đàn hồi của lò xo.

    • Sử dụng được lực kế để đo lực.

  • Vận dụng:

    • Giải thích được các hiện tượng do lực đàn hồi gây ra.

    • Giải được các bài tập đơn giản về lực đàn hồi.

II. Phương tiện dạy học

Y Dành cho giáo viên

  • Dụng cụ:

    • Thước nhựa

    • Lực kế

  • Hình ảnh:

  1. Hình ảnh về tác dụng lực để gây ra sự biến dạng

    1. Dùng tay tác dụng lực lên dây thun

    2. Dùng tay tác dụng lực lên mặt

    3. Tác dụng lực làm cánh cung bị uốn cong

    4. Dùng lực tác dụng làm quả bóng cao su bị biến dạng

    5. Dùng lực kéo dãn lò xo

  2. Hình ảnh về lò xo khi bị nén hoặc kéo dãn

  3. Hình ảnh lò xo chịu tác dụng của các lực khác nhau

  4. Đoạn flash về lò xo chịu tác dụng của các lực khác nhau

  5. Hình ảnh các lò xo có độ cứng khác nhau

  6. Đoạn flash về định luật Húc

  7. Hình ảnh về sợi dây bị kéo căng

  8. Hình ảnh dây vắt qua ròng rọc

  9. Hình ảnh về một số loại lực kế

  • Các phiếu học tập

    • Phiếu học tập số 1

Bài 19: Lực đàn hồi

-Lớp:........................

-Nhóm:....................

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

(dành cho hoạt động ở bước 4)

☺☻☺

Họ và tên các thành viên:

  1. ...............................................

  2. ...............................................

  3. ...............................................

  4. ...............................................

Câu hỏi nhóm cần giải quyết:

Ở các hình 1a, 1b, 1c, 1d, một người dùng lực của mình để:

  • Kéo dãn dây thun

  • Kéo má trên mặt của mình

  • Kéo cánh cung uốn cong

  • Tác dụng lên quả bóng cao su

Sau khi thôi tác dụng lực thì hình dạng của dây thun, da mặt, cánh cung, quả bóng cao su sẽ như thế nào?

Trả lời của nhóm:

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

  • Phiếu học tập số 2

Bài 19: Lực đàn hồi

-Lớp:........................

-Nhóm:....................

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

(dành cho hoạt động ở bước 5)

☺☻☺

Họ và tên các thành viên:

  1. ...............................................

  2. ...............................................

  3. ...............................................

  4. ...............................................

Câu hỏi nhóm cần giải quyết:

  • Hãy nêu rõ điểm đặt, phương, chiều của lực đàn hồi.

Trả lời của nhóm:

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

  • Phiếu học tập số 3

Bài 19: Lực đàn hồi

-Lớp:........................

-Nhóm:....................

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

(dành cho hoạt động ở bước 5)

☺☻☺

Họ và tên các thành viên:

  1. ...............................................

  2. ...............................................

  3. ...............................................

  4. ...............................................

Câu hỏi nhóm cần giải quyết:

Ở hình 5 có 3 lò xo khác nhau nhưng có cùng chiều dài tự nhiên. Khi những quả nặng như nhau được treo vào thì độ biến dạng của các lò xo như thế nào? Từ đó, hãy cho biết lò xo nào có k lớn nhất? Nêu ý nghĩa và đơn vị của k và rút ra k phụ thuộc vào những điều gì?

Trả lời của nhóm:

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

  • Phiếu học tập số 4

Bài 19: Lực đàn hồi

-Lớp:........................

-Nhóm:....................

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

(dành cho phần luyện tập ở nhà)

☺☻☺

Họ và tên các thành viên:

  1. ...............................................

  2. ...............................................

  3. ...............................................

  4. ...............................................

Câu hỏi nhóm cần giải quyết:

Câu 1. Treo một vật vào đầu dưới của một lò xo gắn cố định thì thấy lò xo dãn ra 5cm. Tìm trọng lượng của vật. Cho biết lò xo có độ cứng là 100 N/m.

A. 500N B. 0,05N C. 20N D. 5N

Câu 2. Dùng một lò xo để kéo một vật có khối lượng 300g thì thấy lò xo dãn 2cm. Nếu treo thêm một vật có khối lượng 150g thì lò xo dãn một đoạn là bao nhiêu?

A. 1cm B. 2cm C. 3cm D. 4cm

Câu 3. Đặt một vật có trọng lượng 5N lên một chiếc lò xo thì thấy lò xo ngắn hơn chiều dài tự nhiên là 2cm. Gắn cố định lò xo đó lên giá đỡ, muốn lò xo đó dài hơn chiều dài tự nhiên 2cm thì phải treo ở đầu dưới một vật có khối lượng bao nhiêu?

A. 5kg B. 0,5kg C. 10kg D. 1kg

Câu 4. Nêu vai trò của lực đàn hồi trong các trường hợp sau:

  • Cầu bật của vận động viên nhảy cầu (trên bể bơi)

  • Bộ phận giảm xóc ở xe máy

Trả lời của nhóm

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

Y Dành cho học sinh

  • Dụng cụ

    • Dây thun

    • Bong bóng

    • Lò xo của cây viết

  • Lớp tự phân nhóm, mỗi nhóm gồm 4 học sinh

  • Ôn lại các khái niệm: vật, đàn hồi, biến dạng đàn hồi, tính chất đàn hồi, lực đàn hồi của lò xo

III. Hoạt động dạy học

Thời lượng Tên hoạt động Nội dung hoạt động

Học cụ

Ghi chú

3 phút

Bước 1: Kiểm tra bài cũ

Giáo viên (GV) đặt câu hỏi về chuyển động của vật bị ném: Em hãy dùng phương pháp tọa độ để thiết lập phương trình quỹ đạo của vật bị ném xiên và ném ngang.

3phút

Bước 2: Đặt vấn đề

GV đặt vấn đề: Tại sao viết lại bấm được? Bộ phận giảm xóc của lò xo xe ôtô, xe máy hoạt động như thế nào?

Bài học này liên quan đến lực, yêu cầu học sinh (HS) nhắc lại lực có phương, chiều và độ lớn như thế nào?

GV gọi một HS trả lời và đưa ra nhận xét.

Hoạt động này nhằm bước đầu khơi dậy những hứng thú, tò mò của các em HS.

3 phút

Bước 3: Hoạt động khám phá

GV yêu cầu mỗi nhóm HS lấy dây thun, bong bóng và lò xo của cây viết đã được chuẩn bị từ trước. Yêu cầu các em hãy kéo dãn chúng ra (GV cần nhắc HS chỉ kéo dãn vừa phải để tránh làm hỏng chúng). Sau đó buông ra để chúng trở lại hình dạng ban đầu.

GV đặt câu hỏi: Nhờ tính chất nào mà dây thun, bong bóng, lò xo của cây viết có thể kéo dãn ra được?

GV nhận xét câu trả lời của một số nhóm và giới thiệu dẫn dắt HS vào phần đầu tiên.

-Dây thun

-Bong bóng

-Lò xo của cây viết

Lưu ý GV khi tổ chức hoạt động này cần tranh thủ thời gian. Đồng thời, điều khiển tốt để lớp tránh gây mất trật tự.

10 phút

Bước 4: Tìm hiểu về lực đàn hồi

Mục đích: Giúp HS hiểu được thế nào là lực đàn hồi.

Cho HS xem các hình 1a, 1b, 1c, 1d, 1e.

Yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 1.

Yêu cầu một trong các nhóm cử đại diện nhóm mình lên trình bày.

GV đưa ra nhận xét cuối cùng: Khi thôi tác dụng lực thì chúng sẽ trở về hình dạng ban đầu.

GV đặt câu hỏi: Qua những phần thầy (cô) vừa trình bày ở trên, các em hiểu thế nào là lực đàn hồi?

** Ngoài ra GV cần giảng giải thêm về giới hạn đàn hồi của vật.

GV gọi một HS A bước lên bục giảng: Yêu cầu HS A bẻ cong một cây thước nhựa. Yêu cầu một HS khác nhận xét thước nhựa này có tính đàn hồi hay không?

GV yêu cầu HS A bẻ mạnh cho cây thước nhựa gãy và yêu cầu HS khác cho biết vì sao thước nhựa bị gãy.

GV đưa ra nhận xét và giảng giải chi tiết hơn: Khi vật chịu tác dụng lực nhưng không lấy lại được hình dạng ban đầu thì lực tác dụng vượt quá giới hạn đàn hồi của vật.

-Hình 1a

-Hình 1b

-Hình 1c

-Hình 1d

-Hình 1e

-Phiếu học tập số 1

-Thước nhựa

GV cần yêu cầu HS thực hiện nhanh, để tránh gây mất thời gian.

13 phút

Bước 5: Tìm hiểu lực đàn hồi của lò xo

Mục đích: Giúp HS biểu diễn được phương, chiều, độ lớn lực đàn hồi của lò xo.

GV giảng giải: Khi lò xo bị kéo căng hay bị nén đều xuất hiện lực đàn hồi.

Cho HS quan sát hình 2, yêu cầu các em hoàn thành phiếu học tập số 2.

Yêu cầu một nhóm lên trình bày và đưa ra nhận xét chung cho cả lớp.

Cho HS xem hình 3 và đoạn flash ở hình 4 để rút ra hệ thức liên hệ giữa lực đàn hồi và độ biến dạng. Yêu cầu HS cho biết ý nghĩa của ∆l.

Để HS hiểu rõ ý nghĩa của đại lượng k, GV cho HS xem hình 5 và yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 3.

Yêu cầu một nhóm lên trình bày và đưa ra nhận xét chung cho cả lớp.

** Ngoài ra GV cần nhấn mạnh dấu "trừ" trong công thức Fđh= –k∆l chỉ rằng lực đàn hồi luôn ngược chiều với chiều biến dạng.

Cho HS xem đoạn flash ở hình 6.

Từ công thức Fđh= –k∆l yêu cầu HS phát biểu nội dung định luật Húc.

-Hình 2

-Phiếu học tập số 2

-Hình 3 và Đoạn flash ở hình 4

-Hình 5

-Phiếu học tập số 3

-Đoạn flash ở hình 6

Đây là phần kiến thức quan trọng nhất trong bài nên GV cần giảng giải thật tỉ mỉ. Đồng thời cần quản lý lớp tốt để các em tập trung vào bài học.

5 phút

Bước 6: Tìm hiểu về lực căng của dây

Mục đích: Giúp HS hiểu về lực căng của dây.

Cho HS xem hình 7 và yêu cầu HS cho biết lực căng được đặt ở đâu, có tác dụng như thế nào? Từ đó, nêu rõ điểm đặt, phương, chiều của lực căng.

** Ngoài ra, GV cần giải thích: Với những dây có khối lượng không đáng kể thì lực căng ở hai đầu dây có cùng độ lớn.

Đối với trường hợp dây vắt qua ròng rọc, GV cho HS xem hình 8 và giải thích cho HS: Nếu khối lượng của dây, của ròng rọc, và ma sát ở trục quay không đáng kể thì lực căng trên hai nhánh dây đều có độ lớn bằng nhau.

-Hình 7

-Hình 8

3 phút

Bước 7: Tìm hiểu lực kế

Mục đích: Giúp cho HS hiểu về lực kế.

GV cho HS xem hình 9. Sau đó, giảng giải cho HS hiểu: Dựa vào định luật Húc mà người ta chế tạo dụng cụ đo lực gọi là lực kế. Trên lực kế, ứng với mỗi vạch chia độ, người ta không ghi các giá trị của độ biến dạng, mà ghi ngay các giá trị của lực đàn hồi tương ứng với độ dãn.

GV cho mỗi nhóm quan sát lực kế để có thể hiểu rõ hơn những gì mình đã trình bày. GV yêu cầu mỗi nhóm dùng lực kế để tự đo trọng lượng của một vật (như viết, thước...). Yêu cầu một nhóm bất kỳ lên trình bày, sau đó GV nhận xét.

** Ngoài ra, GV nhắc nhở HS: Tuỳ theo công dụng mà lực kế có cấu tạo và hình dạng khác nhau. Tuy nhiên, bộ phận chủ yếu vẫn là một lò xo.

-Hình 9

-Lực kế

3 phút

Bước 8: Củng cố bài học

GV đặt câu hỏi: Qua bài trên các em đã hiểu thế nào là lực đàn hồi? Biểu thức của định luật Húc như thế nào? Người ta đo lực bằng dụng cụ nào?

Yêu cầu HS vận dụng kiến thức của mình để giải thích được về vai trò của lực đàn hồi trong cuộc sống mà các em thường gặp như hệ thống cung tên, ở bộ phận giảm xóc của lò xo... và nhiều thực nghiệm khác nữa.

Phần này nhằm củng cố lại kiến thức để giúp các em nhớ bài sâu hơn.

2 phút

Bước 9: Tổng kết bài học

GV nhận xét giờ học.

Yêu cầu HS hoàn thành phần luyện tập được giao bên dưới và ôn lại các khái niệm về lực ma sát, các loại lực ma sát, vai trò tác hại của lực ma sát và cách làm tăng, giảm ma sát trong thực tế.

IV. Luyện tập

  • Dành cho mỗi học sinh:

    • Tìm một ứng dụng của lực đàn hồi được sử dụng trong đời sống hằng ngày.

    • Làm bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập.

  • Dành cho mỗi nhóm: hoàn thành phiếu học tập số 4.

V. Bài đọc thêm

  1. Nguyễn Thế Khôi và Phạm Quý Tư, 2006, Vật lí 10-Nâng cao. NXB Giáo dục.

  2. Lê Trọng Tường, 2006, Bài tập vật lí 10-Nâng cao. NXB Giáo dục.

  3. http://vi.wikipedia.org/wiki/Lực_đàn_hồi

  4. http://72.14.235.104/search?q=cache:8wKrH-5Vx_kJ:www.edu.hochiminhcity.gov.vn/giaoan/Vat%2520Ly/Ly%25206/L6T9.PPT+%22bi%E1%BA%BFn+d%E1%BA%A1ng+c%E1%BB%A7a+l%C3%B2+xo&hl=vi&ct=clnk&cd=6&gl=vn

C. Tài liệu tham khảo

  1. Nguyễn Thế Khôi và Phạm Quý Tư, 2006, Vật lí 10-Nâng cao. NXB Giáo dục.

  2. Nguyễn Thế Khôi và Phạm Quý Tư, 2006, Vật lí 10-Nâng cao (Sách giáo viên). NXB Giáo dục.

  3. http://www.google.com.vn

Từ khóa » đâu Là ứng Dụng Của Lực đàn Hồi Của Lò Xo