Khung Thời Gian Làm Việc Và Phục Hồi Của Các Cơ Quan Trong Cơ Thể

Cơ thể con người là một sự phối hợp kỳ diệu, nhịp nhàng của chuỗi các hệ thống cơ quan bên trong. Những cơ quan này thực hiện một số nhiệm vụ nhất định tại một thời điểm xác định.

Tương tự như việc bạn ấn định thời gian cụ thể để đọc sách, làm việc, vui chơi và ngủ, cơ thể bạn thậm chí còn có một kế hoạch tỉ mỉ hơn cho từng cơ quan hoạt động và nghỉ ngơi.

Đó là lý do tại sao, khi chúng ta không có lối sống lành mạnh, không sắp xếp các hoạt động thường ngày theo giờ giấc phù hợp, cơ thể sẽ gặp một số vấn đề về sức khỏe và dễ mắc phải nhiều loại bệnh. Dưới đây là đồng hồ hoạt động và đào thải của các cơ quan. Cùng tham khảo và bắt đầu xây dựng thói quen sống lành mạnh nhé!

Khung thời gian làm việc và phục hồi của các cơ quan trong cơ thể
Cơ thể bạn luôn có một kế hoạch tỉ mỉ hơn cho từng cơ quan hoạt động và nghỉ ngơi

Bạn có đang gặp phải những vấn đề này?

Bạn có bao giờ cảm thấy uể oải, lờ đờ cả người luôn mệt mỏi, không có năng lượng không? Hoặc bạn thường xuyên bị đau bụng, buồn nôn, chán ăn, buồn ngủ? Đôi khi lại cảm thấy đau trong cơ thể, chuột rút cơ, đau đầu và co giật nhẹ.

Những vấn đề này có thể là do các cơ quan trong cơ thể không có khả năng phục hồi những “tổn thương” bạn phải trải qua trong cả ngày dài mà không được nghỉ ngơi hợp lý. Nếu bạn tiếp tục để bản thân mệt mỏi mà không chăm sóc cơ thể, những triệu chứng nhỏ này có thể chuyển thành các vấn đề y tế nghiêm trọng.

Cơ thể có một lịch trình nghiêm ngặt để tự chăm sóc và tự phục hồi được thực hiện vào một thời điểm cụ thể trong ngày và đêm. Nếu bạn biết rõ về những khung thời gian này, bạn sẽ hạn chế các hoạt động trong ngày khiến các cơ quan đó rơi vào tình trạng căng thẳng khi chúng thực sự cần nghỉ ngơi hoặc làm việc.

Khung thời gian làm việc và phục hồi của các cơ quan trong cơ thể

Khung thời gian làm việc và phục hồi của các cơ quan trong cơ thể
Khung thời gian làm việc và phục hồi của các cơ quan

Mười hai cơ quan chính trong cơ thể chúng ta sử dụng hai giờ mỗi ngày để tự phục hồi và sẵn sàng cho một ngày làm việc tiếp theo. Cụ thể:

Phổi: 3 giờ sáng đến 5 giờ sáng

Phổi được “thả lỏng” từ 3 giờ sáng đến 5 giờ sáng để tống chất độc ra ngoài. Đôi khi, đây là lý do khiến bạn bị ho vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy. Phổi cố gắng tống các chất thải ra ngoài thông qua ho.

Đại tràng: 5 giờ sáng đến 7 giờ sáng

Đây là thời điểm ruột già thải các chất cặn bã ra ngoài. Do vậy, bạn cần cung cấp một lượng nước thích hợp cho ruột hoạt động tốt hơn. Đặc biệt, không nên uống caffeine vào khung giờ này vì sẽ hấp thụ nước từ ruột kết làm thay đổi hoạt động của cơ quan này.

Dạ dày: 7 giờ sáng đến 9 giờ sáng

Vào khung giờ này, dạ dày sẽ tiến hành co bóp. Do vậy, đây là khoảng thời gian tốt nhất để bạn ăn sáng, khiến cơ thể cảm thấy tràn đầy năng lượng và cải thiện khả năng tập trung. Bạn có thể bắt đầu với một bữa ăn nhẹ và dễ tiêu hóa, sau đó là nước trái cây. Ngoài ra, bạn nên cố gắng ăn sáng đúng giờ, vì cơ thể đã trải qua 8 tiếng không nạp thức ăn.

Lá lách: 9 giờ sáng đến 11 giờ sáng

Đây là thời gian lá lách được làm sạch và hoạt động. Bộ phận này thông thường giữ vai trò giúp hệ thống miễn dịch bằng cách sản xuất kháng thể để chống lại dị ứng và nhiễm trùng. Nếu lá lách không ở trong tình trạng tốt, bạn có thể bị ốm thường xuyên vì không thể chống lại các cuộc xâm lược vi mô vào cơ thể.

Tim: 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều

Đây là thời gian để tim phục hồi và làm sạch các mảng bám, cholesterol và chất bẩn đã tiếp nhận hàng ngày. Đây là giai đoạn tim hoạt động tích cực nhất trong cả ngày và theo nghiên cứu, 70% các cơn đau tim xảy ra trong những giờ này. Với lối sống không lành mạnh, tim sẽ phải gắng sức trong quá trình phục hồi dẫn đến đau tim.

Ruột non: 1 giờ chiều đến 3 giờ chiều

Đây là thời gian để ruột non hoạt động trong quá trình tiêu hóa. Nếu đây là thời điểm bạn cảm thấy đầy hơi, ợ hơi hoặc ợ chua thì có thể là do sự bất tiện của ruột non trong quá trình tiêu hóa. Bạn cần lưu ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống để đường ruột có thể tiêu hóa đầy đủ.

Thận & bàng quang: 3 giờ chiều đến 7 giờ tối

Hệ thống tiết niệu hoạt động vào những giờ này, giúp làm sạch máu và giữ cho hệ thống hoạt động. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và nên ngủ một giấc ngắn.

Ngoài ra, trong những giờ này, nên hạn chế nạp vào bụng đồ ăn vặt hoặc đồ uống có ga, vì có thể gây khó chịu, ảnh hưởng đến hoạt động đào thải của thận và bàng quang.

Tuyến tụy: 7 giờ tối đến 9 giờ tối

Tuyến tụy và thận hoạt động song song với nhau. Sau khi thực hiện xong công việc của mình, thận sẽ chỉ đạo tuyến tụy bắt đầu làm việc, tiến hành biến carbohydrate thành đường. Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ trong khung giờ này, có lẽ là do cơ thể muốn nghỉ ngơi để tuyến tụy làm việc hiệu quả.

Gan và túi mật: 11 giờ tối đến 3 giờ sáng

Đây là thời gian gan và túi mật xử lý chất thải. Nếu bạn cảm thấy khó chịu trong những giờ này, hãy hiểu rằng gan đang gặp cản trở trong quá trình làm việc. Những cản trở này có thể phát sinh từ quá trình ăn uống và sinh hoạt trước đó.

Lắng nghe nhịp đập của đồng hồ cơ thể

Khi hiểu rõ về cơ thể, bạn sẽ có thể chăm sóc một cách tốt hơn. Vì vậy, hãy bắt đầu quan tâm đến “chiếc đồng hồ” của cơ thể và duy trì một thói quen đi đôi với cơ thể của bạn.

Khung thời gian làm việc và phục hồi của các cơ quan trong cơ thể
Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
  • Ăn đúng giờ
  • Hạn chế đồ uống có cồn
  • Tập thể dục, vận động thường xuyên
  • Không thức khuya
  • Thức dậy vào buổi sáng đúng giờ

Ngoài ra, hãy đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện những bất thường nếu có. Đây chính là biện pháp cần thiết giúp bạn nắm bắt tình trạng sức khỏe của mình một cách chi tiết và tầm soát bệnh từ sớm.

Tham khảo ngay gói khám sức khỏe tổng quát tại eDoctor tại đây nhé!

Nguồn: articlecube.com

Từ khóa » Giờ Của Các Tạng Phủ