Khuyến Cáo Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân COVID-19 Không Triệu ...

Nếu bạn đang phải cách ly tại nhà theo diện F0, F1, đừng quên dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn có thêm cơ hội vượt qua căn bệnh này. Dinh dưỡng giúp hỗ trợ và cải thiện “hàng rào” bảo vệ cơ thể như tế bào miễn dịch, các kháng thể, da, niêm mạc hô hấp, niêm mạc dạ dày,…

Trên thực tế, các bệnh nhân suy dinh dưỡng đều bị suy giảm tế bào miễn dịch CD4 và CD8, điều đó sẽ là bất lợi lớn khi bệnh nhân phải đối phó với bệnh viêm đường hô hấp cấp do SAR-CoV-2. Như vậy, để có sức khỏe vượt qua căn bệnh COVID-19 hay phòng tránh nó, bạn cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý và phù hợp cho từng đối tượng (theo lứa tuổi, theo tình trạng bệnh đang mắc).

Theo BS.CKII Nguyễn Viết Quỳnh Thư (Trưởng khoa Dinh dưỡng & Tiết chế – Bệnh viện FV), một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ cần 05 yếu tố:

  • Ăn đủ 3 bữa chính (có thể thêm 1 – 3 bữa phụ),
  • Ăn đa dạng thực phẩm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng,
  • Uống đủ nước sạch theo nhu cầu cơ thể ( từ 2 – 2,5 lít), uống từ từ, từng ngụm nhỏ, ngày cả khi không khát, nên uống nhiều nước hoa quả và không uống nước ngọt thay nước lọc,
  • Hạn chế rượu bia
  • Cuối cùng là tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn đang mắc các bệnh mạn tính (tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu xấu,…).

Người bệnh và cả người phòng bệnh cần bổ sung các chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, ăn đủ số lượng thực phẩm theo tháp dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế đã ban hành, cụ thể như sau:

Chất dinh dưỡngCông dụngNguồn thực phẩm
Protein (hay còn gọi là chất đạm). Thành phần nền tảng cấu tạo nên các tế bào miễn dịch và các kháng thể, tham gia các phản ứng miễn dịch của cơ thể.Cần ăn phối hợp cả thực phẩm giàu đạm động vật (như các loại cá, thịt gà, thịt bò, trứng, sữa…) và đạm

thực vật (từ các loại đậu, đỗ…).

Vitamin A và Beta-carotene: Duy trì sự toàn vẹn của niêm mạc đường hô hấp và tiêu hóa, tạo kháng thể trên bề mặt niêm mạc.Gan động vật, lòng đỏ trứng.

Vitamin A dưới dạng Beta-caroten như: đu đủ, cà rốt, khoai lang, bí ngô, cam, xoài, gấc, bông cải xanh, rau cải bó xôi…

Vitamin CTăng cường miễn dịch, chống các chất gây oxy hóa.Hoa quả, trái cây và rau tươi như: cam, quýt, bưởi, ổi, đu đủ, xoài, táo, nho, kiwi, cà chua, súp lơ, củ cải, rau ngót, ớt chuông, rau chân vịt…
Vitamin DHỗ trợ hệ thống miễn dịch, tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh.Bố trí cách ly ở khu vực thông thoáng, nên có khu vực riêng/ lô gia có ánh nắng mặt trời hoặc phòng riêng có cửa sổ, để bệnh nhân có thể tiếp xúc với ánh nắng 15-30 phút mỗi ngày.

Có thể tăng cường các thực phẩm giàu vitamin D như gan cá, lòng đỏ trứng, cá và các thực phẩm được bổ sung vitamin D (các loại sữa, ngũ cốc)…

Vitamin EThúc đẩy sự phát triển của các cơ quan miễn dịch.Các loại hạt như hạt hướng dương, các sản phẩm từ đậu nành, lúa mì, giá đỗ, rau mầm, rau chân vịt…
SelenChất chống oxy hóa mạnh, giúp tăng cường khả năng chống nhiễm trùng cho cơ thể.Gạo lức, gạo lật nảy mầm, gạo mầm, cá, tôm, rong biển…
Sắt và kẽmGiúp duy trì hoạt động bình thường của hệ thống miễn dịch.Các loại thịt gia cầm (gà…) và các loại động vật có vỏ và hải sản như: hàu, cua, sò…

Gan động vật và thịt nạc cũng rất giàu sắt dễ hấp thu.

Omega 3Chống viêm và cải thiện hệ miễn dịch.Dầu cá, dầu gan cá, cá mòi, cá hồi, cá basa, cá bơn, cá trích, cá ngừ, hàu và một số loại hạt…
FlavonoidTăng khả năng chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch của cơ thể.Các loại rau gia vị như: húng, tía tô, súp lơ xanh, cải xanh, táo, trà xanh, gừng, tỏi,nghệ, các loại rau lá màu xanh.
Các loại vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe (Probiotic)Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.Phô mai, đậu tương lên men (miso, natto)…

Một vấn đề quan trọng khác là đảm bảo an toàn thực phẩm trong suốt thời gian cách ly tại nhà và cả mùa dịch. Cần chọn nguồn thực phẩm rõ nguồn gốc, nuôi trồng xa khu vực chứa chất thải. Bên cạnh đó, nên tính toán lượng thực phẩm sử dụng để hạn chế việc đi lại mua thực phẩm nhiều lần. Trong sơ chế và chế biến, phải chú ý vệ sinh tay, nên sử dụng trang phục bảo hộ (khẩu trang, găng tay), vệ sinh cẩn thận dụng cụ nấu ăn và ăn uống.

Đối với bệnh nhân mắc COVID-19 xuất hiện các triệu chứng mất khứu giác, vị giác, biếng ăn, hay các bệnh nhân đang mắc các bệnh mạn tính, thì vấn đề bổ sung dinh dưỡng cần đặc biệt chú ý. Lúc này bạn nên hỏi ý kiến của các bác sĩ dinh dưỡng để nhận được những hướng dẫn bổ trợ cụ thể, chỉ định thực phẩm thay thế, viên uống bổ sung hay cách cung cấp chất dinh dưỡng bằng một số phương pháp phù hợp hơn. Điều quan trọng là giúp bệnh nhân luôn đảm bảo thể trạng và cải thiện hệ thống miễn dịch để vượt qua dịch bệnh.

Hiện nay, bạn có thể đặt lịch thăm khám với các bác sĩ Khoa Dinh dưỡng & Tiết chế – Bệnh viện FV, thông qua số điện thoại (028) 5411 3333, máy nhánh 1419 và dịch vụ khám bệnh từ xa. Các bác sĩ sẽ tư vấn dinh dưỡng, chỉ định bổ sung dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, hỗ trợ xây dựng khẩu phần ăn phù hợp với từng thể trạng bệnh nhân trong trường hợp bệnh nhân bị mất vị giác, suy kiệt, hay mắc bệnh nền… Bên cạnh đó, Bếp ăn FV cũng sẽ giúp chuẩn bị các phần ăn điều trị này theo yêu cầu từ bác sĩ dinh dưỡng và chuyển đến tận nhà cho bệnh nhân.

Từ khóa » F1 Có Tốt Không