KÍ HIỆU GHI CAO ĐỘ, SỰ HÓA VÀ DẤU HÓA | Anhbaduy Guitar
1. Các kí hiệu
1.1 Khuông nhạc
Khuông nhạc (tiếng Anh: stave, staff) là một tập hợp gồm năm đường kẻ ngang song song và cách đều nhau gọi là dòng nhạc, bốn khoảng trống ở giữa các dòng nhạc gọi là bốn khe nhạc. Thứ tự dòng và khe được đếm từ dưới lên trên. Dòng dưới cùng được gọi là “dòng thứ nhất” còn dòng trên cùng được gọi là “dòng thứ năm“. Các vị trí trên khuông nhạc thể hiện sự gia tăng cao độ từ dưới lên trên.
Khuông nhạc được chia thành các ô nhịp bởi các đường kẻ đứng gọi là vạch nhịp.
1.2 Khóa nhạc
Khóa nhạc (Clef) là một ký hiệu âm nhạc, dùng để xác một nốt nhạc ở một dòng nhạc nào đó. Dòng này là cột mốc để dựa vào đó dọc tên các nốt nhạc nằm trên các dòng và khe còn lại của khuông nhạc.
Có ba loại khóa nhạc thường dùng trong hệ thống ký hiệu nhạc hiện đại: F (khóa Fa 4), C (khóa Đô 3) và G (khóa Sol 2).
1.2.1 Khóa Sol (Treble clef)
Khóa Sol (khóa Sol 2, G-clef) là một ký hiệu âm nhạc, dùng để xác nốt Sol ở quãng tám I ở một dòng thứ 2 của khuông nhạc.
Các bậc cơ bản trên khuông nhạc có khóa Sol:
1.2.2 Khóa Do (C – clef)
Khóa Đô (khóa đô 3, C-clef, Alto clef) là một ký hiệu âm nhạc, dùng để xác nốt Do ở quãng tám I ở một dòng thứ 3 của khuông nhạc.
Các bậc cơ bản trên khuông nhạc có khóa Do:
1.2.3 Khóa Fa (F-clef)
Khóa Fa (khóa Fa 4, F-clef, Bass clef) là một ký hiệu âm nhạc, dùng để xác nốt F ở quãng tám Nhỏ ở một dòng thứ 4 của khuông nhạc.
Các bậc cơ bản trên khuông nhạc có khóa Fa:
- So sánh cao độ giữa khóa Sol và khóa Do:
2. Sự phân chia nguyên cung và nửa cung, Hệ thống bình quân
Nguyên cung (whole step) & nửa cung (half step) là những đơn vị đo khoảng cách cao độ giữa các bậc âm thanh trong âm nhạc, 1 cung = 2 nửa cung. Hàng âm có 88 âm thanh thì khoảng cách hẹp nhất giữa 2 bậc của hàng âm là nửa cung (half step), đây cũng là đơn vị đo cao độ nhỏ nhất trong âm nhạc hiện nay.
Trong âm nhạc phổ biến hiện nay, mỗi quãng tám (octave) được chia thành 12 phần bằng nhau mỗi phần nửa cung (tướng ứng 12 phím đàn piano) hệ thống âm thanh phân chia thế này gọi là Hệ thống bình quân hay Hệ thống âm điều hòa [Trong lịch sử từng phổ biến hệ thống âm không bình quân].
- Sự phân chia nguyên cung và nửa cung ở các bậc cơ bản
Trong 7 bậc cơ bản (Đô – rê – mi – fa – sol – la – si) có 2 khoảng cách nửa (1/2) cung ở mi – fa và si – đo; khoảng cách giữa các bậc còn lại là 1 cung.
3. Các bậc chuyển hóa – Dấu hóa
Mỗi bậc cơ bản của hàng âm có thể được nâng cao hoặc hạ thấp gọi là sự hóa. Những âm tương ứng với các bậc nâng cao hoặc hạ thấp là những bậc chuyển hóa, tên gọi của các bậc chuyển hóa lấy từ tên gọi các bậc cơ bản.
Để ghi các bậc chuyển hóa, người ta dùng các dấu hóa (accidental) như thăng (#), giáng (b), thắng kép (x), giáng kép (bb).
3.1 Dấu thăng (sharp)
- Hình dạng kí hiệu: #
- Kí hiệu bằng chữ:
+ Theo lối Anh, Mỹ…: “sharp”
VD: C sharp = Đô thăng
- Vị trí: Đặt trước nốt nhạc (bất thường) hoặc đặt ngay sau khóa nhạc (cố định).
- Tác dụng: Cho biết nốt nhạc trong phạm vi tác dụng của nó phải được diễn tấu cao hơn nửa cung (half step) so với bậc cơ bản.
b. Dấu giáng (flat)
- Hình dạng: b
- Kí hiệu bằng chữ: đặt sau chữ cữ cái tên bậc cơ bản
+ Theo lối Anh, Mỹ…: “flat”
VD: B flat = Si giáng
- Vị trí: Đặt trước nốt nhạc (bất thường) hoặc đặt ngay sau khóa nhạc (cố định).
- Tác dụng: Cho biết nốt nhạc trong phạm vi tác dụng của nó phải được diễn tấu cao hơn nửa cung (half step) so với bậc cơ bản.
c. Dấu thắng kép (double sharp)
- Hình dạng kí hiệu: x
- Kí hiệu bằng chữ:
+ Theo lối Anh, Mỹ…: “double sharp”
VD: C double sharp = Đô thăng kép
- Vị trí: Đặt trước nốt nhạc (bất thường) hoặc đặt ngay sau khóa nhạc (cố định).
- Tác dụng: Cho biết nốt nhạc trong phạm vi tác dụng của nó phải được diễn tấu cao hơn 1 cung (whole step) so với bậc cơ bản.
d. Dấu giáng kép (double flat)
- Hình dạng kí hiệu: bb
- Kí hiệu bằng chữ:
+ Theo lối Anh, Mỹ…: “double flat”
VD: F double flat = Fa giáng kép
- Vị trí: Đặt trước nốt nhạc (bất thường) hoặc đặt ngay sau khóa nhạc (cố định).
- Tác dụng: Cho biết nốt nhạc trong phạm vi tác dụng của nó phải được diễn tấu thấp hơn 1 cung (whole step) so với bậc cơ bản.
e. Dấu bình (natural)
- Hình dạng kí hiệu:
- Vị trí: Đặt trước nốt nhạc (bất thường) hoặc đặt trước vị trí cần thay đổi hóa biểu.
- Tác dụng: Làm mất tác dụng của các dấu hóa trước đó (trả các nốt về bậc cơ bản).
VD:
f. Cách dùng dấu hóa
Dấu hóa có 3 cách dùng:
- Dấu hóa bất thường: Đặt trước nốt nhạc, ảnh hưởng đến nốt đứng sau nó trong 1 ô nhịp, 1 quãng tám.
- Dấu hóa cố định (key signature – hóa biểu):
Thường viết dấu hóa ngay sau khóa nhạc (clef) ở đầu bản nhạc; dấu hóa cố định ảnh hưởng tới tất cả nốt có cùng tên với nó trong toàn bộ bản nhạc (cho tới khi có thay đổi) ở mọi quãng tám.
Đôi khi chúng được viết ở những vị trí khác của bản nhạc sau vạch nhịp kép theo ý đồ soạn nhạc.
Ngoài tác dụng yêu cầu thay đổi cao độ nốt, hóa biểu còn dùng xác định giọng (Key) sẽ tìm hiểu ở phần sau.
- Dấu hóa nhắc nhở:
Dấu hóa này nằm rải rác trong bản nhạc chỉ có ý nghĩa nhắc nhở người chơi về dấu hóa hiện hành – không có tác dụng gì lên nốt nhạc
4. Trùng âm (enharmonic equivalent)
Các âm có độ cao bằng nhau nhưng khác nhau về cách viết gọi là trùng âm.
VD:
5. Nửa cung và nguyên cung diatonic, chromatic.
Nửa cung có thể được tạo thành giữa 2 âm cùng tên hoặc khác tên goi.
- Nửa cung diatonic là nửa cung tạo nên giữa hai bậc khác tên kề nhau của hàng âm.
- Nửa cung chromatic là nửa cung tạo nên giữa hai âm cùng tên gọi.
Bài trước
Bài tiếp theo (đang cập nhật)
Share this:
Từ khóa » Nốt Cao độ
-
Nốt Nhạc – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tìm Hiểu Về Cao độ | Learning Music (Beta)
-
Cao độ Là Gì? Khái Quá Về Cao độ Trong Thanh Nhạc!
-
Nhạc Lý Cơ Bản – Bài 4: Cao độ (pitch), Khóa Sol (treble Clef) Và Nốt ...
-
Kiến Thức Piano Cơ Bản: Cao độ, Trường độ, Cường độ Và âm Sắc
-
Tìm Hểu Về Cao độ Và Nốt Nhạc - Nhạc Lý Cho Guitar (Bài 4)
-
Nhạc Lý Căn Bản Bài 1 - Cao độ, Trường độ, Cường độ, âm Sắc ...
-
Cao Độ Và Trường Độ Là Gì - Ford Assured
-
Cao độ Là Gì - Cao độ âm Nhạc - Thienmaonline
-
Cao độ » Luyện Nghe - Nốt Nhạc - Musicca
-
Cao độ Và Trường độ âm Thanh - Tự Học Guitar