Kĩ Thuật Tạo Oxy Cho Cá Không Cần Máy Nên Biết

Xem nhanh

  1. Cá cảnh thiếu oxy nguy hiểm như thế nào?
  2. Những cách tạo oxy cho cá khi cúp điện

Để cá cảnh sinh trưởng và phát triển tốt, ngoài chỉ số về độ PH thì nồng độ oxy trong bể cá đóng vai trò hết sức quan trọng quyết định đến sự sống còn của cá. Chính vì thế điều tệ hại nhất mà người nuôi cá không muốn gặp phải đó là tình trạng mất điện. Nếu không kịp thời xử lý có thể giết chết hoặc hủy hoại cả bể cả cảnh của bạn.

Cá cảnh thiếu oxy nguy hiểm như thế nào?

Khi bể cá không có máy sục oxy hoặc trường hợp có nhưng mất điện và máy ngừng hoạt động cũng là nguyên nhân khiến cá cảnh thiếu oxy.

Bạn sẽ thấy cá bơi không linh hoạt như ngày thường, có hiện tượng bơi lờ đờ, nổi đầu lên trên mặt nước để thở, đuôi chìm dưới mặt nước, cá lười ăn và thiếu sức sống. Dù chỉ vài ngày hay trong 1 giờ mà xảy ra tình trạng mất điện, máy sục oxy ngừng hoạt động vẫn có thể hủy hoại bể cá cảnh và có thể giết chết những chú cá cảnh nếu không có phương pháp xử lý kịp thời.

Cá cảnh thiếu oxy nguy hiểm như thế nào?

Như vậy hàm lượng oxy trong bể cá cảnh rất quan trọng không chỉ ảnh hưởng đến màu của cá mà còn ảnh hưởng đến khả năng phát triển của cá cảnh. Để biết cách duy trì hàm lượng này, bạn cần sử dụng máy đo oxy để kiểm tra chỉ số này ngay cả khi có máy sục khí oxy và mất điện.

Bạn có thể tham khảo một số máy đo oxy hòa tan trong nước như: Máy đo oxy hòa tan HI9146, máy đo oxy hòa tan Hanna 9147,…

Những cách tạo oxy cho cá khi cúp điện

Khi đang nuôi cá cảnh, chẳng may mất điện dẫn đến tình trạng bể cá thiếu oxy. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn có thể tham khảo một vài cách tạo oxy cho cá không cần máy sau:

Rút phích cắm của bộ lọc nước

Với những bộ lọc tràn, đặc biệt các bộ lọc tràn cũ có thể hút nước từ bể cá cảnh và rò rỉ lượng nước ra khỏi bộ lọc sẽ khiến lượng nước bị hao hút.

Bên cạnh đó, khi bị mất điện, các chất độc hại như amoniac và hydrogen sulfide có thể sẽ tích tụ lại trong bộ lọc. Khi có điện, các chất nguy hiểm này sẽ đưa trở lại vào bể cá và có thể sẽ làm chết những sinh vật trong bể cá.

Chính vì thế, bạn cần rửa sạch bộ lọc và tất cả các phụ kiện trước khi cho máy khởi động lại.

Rút phích cắm của bộ lọc nước

Tiếp theo, bạn đặt các bộ phận như: bánh xe sinh học, đá ceramic trong bể và để chúng chìm dưới nước với mục đích bảo vệ bộ lọc sinh học.

Đối với bộ lọc dạng nhỏ giọt, bạn cần đổ nước trong đó đi và bọc lại bằng túi nhựa để giữ ẩm cho thiết bị. Còn đối với bộ lọc tầng sôi, bạn nên duy trì ¼ – ½ nước trên cát và tháo toàn bộ nước ra khỏi bộ lọc.

Chú ý: Nếu trong khoảng thời gian này cho đến khi có điện mà bạn không có ở nhà, cần thay nước 25-50% nước trong bể để hạn chế rủi ro do các độc tố tích tụ trong bộ lọc khi mất điện.

Cung cấp oxy cho bể cá cảnh

Một trong những cách thủ công và hiệu quả để cung cấp cho bể cá cảnh là gắn ống khí với một máy bơm đạp chân. Sau đó, lắp một airstone ở đầu bên kia và đạp cho máy bơm chạy trong vài phút để tạo ra oxy.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo oxy bằng cách dùng tay hoặc 1 chiếc que để khuấy nước trong hồ.

Duy trì nhiệt độ nước trong bể cá cảnh

Duy trì nhiệt độ nước của bể cá cảnh cũng được coi là cách cứu cá khi mất điện. Thủy sinh là vật liệu cách điện không tốt vì vậy nhiệt đội nước sẽ nhanh giảm

Vào mùa đông lạnh quá trình này có thể xảy ra nhanh chóng và gây nguy hiểm cho những chú cá. Những chú cá cảnh sẽ tự điều chỉnh giảm thân nhiệt mình từ từ để thích nghi, nhưng không thể giảm đột ngột như môi trường bên ngoài được.

Để cứu cá sắp chết do mất nhiệt, bạn có thể đặt 1 tấm chắn lên phía trên và xung quanh bể cá.

Duy trì nhiệt độ thích hợp cho bể cá cảnh

Nhiệt độ lý tưởng cho bể cá cảnh trong khoảng từ 25 đến 28 độ C. Mặc dù cá cảnh có thể sống được trong nhiệt độ lên đến 30 độ C nhưng việc duy trì thường xuyên nhiệt độ quá cao cũng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cá.

Để giám sát nhiệt độ cho cá, bạn có thể sử dụng máy đo độ PH vừa có chức năng độ độ PH, vừa có thể đo nhiệt độ trong bể cá. Bởi PH là một trong những chỉ số không thể bỏ qua trong quá trình nuôi cá.

Bạn có thể tham khảo một số bút đo PH như: Máy đo PH Hanna HI8314, Hanna HI 8424,…Ngoài ra 2 máy này còn có chức năng đo chỉ số ORP trong nước.

Những chú ý khác

Ngoài 3 cách tạo oxy cho bể cá khi mất điện trên, bạn cũng cần lưu ý một số điểm sau:

  • Khi mất điện không nên cho cá ăn. Bởi cá cảnh có thể duy trì sự sống trong khoảng 3-5 ngày mà không cần ăn. Hoặc bạn có thể cho cá ăn 1 lượng nhỏ. Bởi nếu cá không ăn hết lượng thức ăn bạn cho vào, nó sẽ hút phần oxy trong bể.
  • Cá cảnh oxy là thủy sinh cần lượng oxy lớn. Chính vì thế để giữ oxy trong bể cá ở mức cao, bạn có thể nhốt riêng những chú cả cảnh vào một chỗ khác.

Với những chia sẻ trong bài viết trên sẽ là kinh nghiệm giúp bạn có được những cách cứu cá khi cúp điện để vẫn hoạt động bình thường ngay cả khi mất điện. Nếu bạn cần tư vấn thêm hoặc có nhu cầu mua máy đo pH, bạn có thể liên hệ với maydochuyendung.com qua những thông tin sau: Hà Nội: 0904810817- 0981060817 và Sài Gòn: 0979244335- 0986568014.

Maydochuyendung là đại lý chính thức phân phối các loại máy móc, thiết bị của các thương hiệu nổi tiếng như máy hàn, máy khoan, máy rửa xe, thang nhôm, xe đẩy hàng, cân điện tử, các thiết bị đo điện, thiết bị cơ khí... với giá tốt nhất. Tại Hà Nội và Hồ Chí Minh khách hàng có thể qua trực tiếp cửa hàng ở địa chỉ:

  • Hà Nội: 30 Mạc Thái Tổ, Yên Hòa, Q. Cầu Giấy
  • Hồ Chí Minh: 275F Lý Thường Kiệt, P. 15, Quận 11

Từ khóa » Cách Làm Oxy Cho Cá - đơn Giản