Kĩ Thuật Trồng Cây Lựu Đỏ
Có thể bạn quan tâm
Lựu là loại cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao. Theo kết quả nhiều của nhiều nghiên cứu khoa học thì trong thành phần của quả lựu có hàm lượng acid amin rất tốt cho sức khỏe. Vì thế mà một vài nghiên cứu đã xem lựu như một loại thực phẩm chức năng. Tuy nhiên trên thị trường Việt Nam hiện nay gần như có đến 99% sản lượng lựu là của Trung Quốc nhập vào. Nông dân Việt Nam chưa có vùng chuyên canh hay trồng lựu với quy mô và số lượng lớn.
Đất trồng lựu thích hợp với loại đất pha có hữu cơ hoai mục, đất phù sa, có nhiều dinh dưỡng. Nếu trồng trong chậu nên phối trộn đất, cát, tro trấu và cám dừa để có cấu trúc tối ưu cho sự phát triển của cây. Lựu là cây ưa sáng, chịu nóng tốt và cũng chịu úng khá. Nhiệt độ dưới 15 độ C sẽ làm chết cây.
Hiện nay, ở Việt Nam có 2 giống lựu phổ biến trên thị trường. Giống lựu trắng truyền thống (trái to, chín màu trắng bên trong nhạt màu) và giống lựu đỏ (giống này nhập từ Thái Lan, trái cả vỏ và bên trong đều có màu đỏ, trái nhỏ nhưng sai quả hơn)
Lựu trắng ở Việt Nam
Cây lựu có thể trồng bằng hạt hoặc bằng cách chiết nhánh. Nếu trồng bằng hạt cây sẽ mất 2 năm mới có thể ra hoa quả được. Đồng thời cách chọn giống này không làm đồng đều cho vườn lựu. Trồng bằng cách chiết nhánh phổ biến và được ưa chuộng hơn vì cây lựu rất nhanh ra rễ. Ngoài ra, cây còn có thể trồng bằng cách chiết con, vì cây lựu nảy rất nhiều con. Bằng cách trồng này, tốt nhất nên thực hiện vào mùa mưa cây sẽ đạt hiệu quả cao. Mật độ trồng lựu thích hợp là khoảng 4- 5m/cây
Giống lựu đỏ
Lựu là loại cây trồng dễ chăm sóc, ít sâu bệnh. Tuy nhiên để có vườn lựu đạt năng suất cao bà con cần lưu ý những vấn đề sau
Cung cấp đủ nước cho cây, nhất là vào mùa nắng nóng để cây phát triển tốt tránh bị chết cành. Bón phân cân đối và hợp lý; chú ý cung cấp nhiều phân chuồng, phân hữu cơ cho cây. Thường xuyên cung cấp Canxi để đảm bảo sản lượng quả và chất lượng sau thu hoạch. Canxi là yếu tố cần thiết để hạn chế tình trạng rụng nụ và nứt trái ở cây lựu. Trong giai đoạn nuôi quả, bà con nên cung cấp thêm Kali (nhất là KNO3) để trái bóng hơn, ngọt hơn. Bà con cũng nên bổ sung phân vi lượng mỗi năm 2 lần cho cây để duy trì sự phát triển ổn định cho cây.
Bà con thường xuyên vệ sinh vườn, cắt tỉa cành nhất là lúc cây ra hoa để đảm bảo số hoa đêu đậu quả. Lúc quả non mới hình thành nên tiến hành bao quả để bảo vệ quả tốt nhất.
Lựu dễ bị rầy mềm, rệp sáp tấn công. Đây có thể xem là vấn đề lớn nhất với người trồng lựu. Bà con có thể tiến hành nuôi kiến vàng trên cây để tiêu diệt rầy, rệp. Nếu không, bà con có thể dùng các loại thuốc trị sâu rầy trên thị trường để trị bệnh cho cây. Đặc biệt Pennalty có thể trị hiệu quả rầy, rệp trên các đối tượng cây trồng. Chú ý an toàn khi dùng thuốc bảo vệ thực vật.
Từ khóa » Cách Trồng Cây Lựu đỏ Trong Chậu
-
Trồng Cây Lựu Trong Chậu Sai Trĩu Quả: Tưởng Khó Mà Dễ - Dân Việt
-
Cách Trồng Lựu Lùn Trong Chậu Dễ ợt, Vừa Trang Trí Nhà Vừa Mỏi Tay ...
-
Cách Trồng Cây Lựu Trong Chậu L Cho Trái Quanh Năm L Bằng Những ...
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Lựu - Du Lịch Ba Vì
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Cây Lựu & Cách Chăm Sóc Cây Lựu Ra Trái
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Lựu đỏ Lùn Trong Chậu Làm Cảnh Tại Nhà
-
Cách Chăm Sóc Trồng Cây Lựu Hiệu Quả
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Lựu Hiệu Quả
-
Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Cây Lựu Cho Quả Sai, To
-
Hướng Dẫn Trồng Giống Cây Lựu Lùn Đỏ Đậm F1 Cao Sản Ai Cập ...
-
CÂY LỰU VÀ KỸ THUẬT TRỒNG LỰU
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Cây Lựu Ra Nhiều Quả | Tài Nguyên Thực Vật
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Lựu Ra Nhiều Quả, Bội Thu
-
Cách Trồng Cây Lựu Tại Nhà: Vừa Có Quả ăn, Lại Có Cây Làm Cảnh