Kĩ Thuật Trồng Dâu Tây Trong Chậu

Chọn giống dâu tây tốt sẽ thu được hiệu quả cao.
Chọn giống dâu tây tốt sẽ thu được hiệu quả cao.

Chọn chậu

Dùng chậu dài, máng dài để có thể lên luống nhỏ và dài; chậu treo. Quả dâu sẽ được thả sang hai bên chậu, không tiếp xúc với mặt đất, chất lượng và màu sắc quả sẽ tốt hơn. Thuận tiện cho dâu phát triển và đẻ nhánh (dâu tây là giống cây chia nhánh bẵng cách ra các mầm lan mặt đất và ra rễ). Có thể tận dụng được những diện tích nhỏ khi treo lên theo diện tích thẳng đứng thì cùng một diện tích có thể bố trí từ 4 - 5 chậu.

Giống cây

Nên trồng cây bằng cách tự ươm hạt hoặc mua sẵn cây con về trồng. Lựa chọn hạt giống dâu tây chất lượng có tỷ lệ nảy mầm cao (tốt nhất lên lựa chọn những hạt giống còn hạn sử dụng, bao bì vẫn còn nguyên, không rách, ẩm...)

Nếu chọn giống dâu tây chọn cây từ 10 – 15cm cây chắc khỏe, không sâu bệnh, cây phát triển đều.

Thời vụ

Cây dâu tây có thể trồng quanh năm nhưng thời điểm thích hợp nhất vẫn là khoảng tháng 4 và 5. Sau khoảng 2 tháng, bạn có thể thu hoạch những trái dâu chín mọng đầu tiên.

Đất trồng dâu tây

Nên dùng loại đất tơi xốp, có thể dùng đất thịt và thỉnh thoảng xới đất cho cây. Có thể dùng đất tribat hoặc dùng đất thường trộn thêm phân bón và xơ dừa, chấu để đất tơi xốp lâu, luôn luôn ẩm, giữ ẩm tốt, nhiều chất dinh dưỡng, có thể bón phân bổ sung.

Do tính chất ưa ẩm của cây dâu và quả thường mọc thấp nằm trên mặt đất nếu ta trồng bằng chậu tròn nên có thể phủ lên 1 lớp rơm trên bề mặt xung quanh gốc và phía dưới quả. Điều này sẽ giữ ẩm tốt vừa nâng đỡ cho quả.

Gieo hạt

Qua 2 bước trước tiến hành gieo hạt vào đất sạch và ẩm. Chậu hay khay đựng hạt cần được để khô ráo thoáng mát, có nắng tốt. Tưới nước một ngày một lần vào buổi chiều tối.

Chăm sóc

Dâu tây là loại cây ưu ẩm nển chỉ cần nắng một buổi là đủ. Để cây phát triển tốt nhất là trồng ở nơi nào chỉ có nắng trực tiếp vào nửa ngày. Vì thế dâu tây rất được ưa chuộng trồng trong trậu treo để ban công.

Tưới nước cho cây 2 lần vào sáng và chiều khi hết nắng. Tưới đều ẩm đất, sử dụng các loại nước sạch tránh nguồn nước mương suối dễ gây sâu bệnh, tránh tưới nhiều nước đất úng làm chết cây.

Khi chuyển từ khay ươm sang chậu/luống để trồng cây sẽ có hiện tượng héo rũ do rễ bị đứt nếu chuyển không khéo. Trong 2 đến 3 ngày đầu nên che nắng cho cây, tưới nước đều cây sẽ phát triển bình thường trở lại.

Thường xuyên xới đất cho đất được tơi xốp thoáng cây. Để cây dâu sinh trưởng mạnh và ổn định trong giai đoạn đầu nên ngắt bỏ chùm hoa bói đầu tiên để tăng cường sinh trưởng và ức chế phát dục.

Kĩ thuật trồng dâu tây trong chậu 1

Sâu bệnh

Trong giai đoạn thu hoạch, để trái lớn đều nên cân đối giữa khả năng phát triển của khung tán và số lượng hoa trái trên cây nếu nụ, hoa, trái ra nhiều cần tỉa bớt những nụ, hoa, trái dị dạng và sâu bệnh. Thường xuyên tỉa tót các lá già sâu bệnh.

Trong thời gian cây phát triển cần thường xuyên bón phân cho cây bằng một số loại phân hữu cơ hoặc phân lân, ka li... Cần chú ý diệt kiến vì chúng tấn công cây rất nhanh, ăn hết quả kể cả khi quả còn xanh. Nếu trồng bằng chậu dài nên hướng cho quả ra phía thành chậu, quả sẽ phát triển đều và dễ theo dõi tránh sâu bọ.

Cách tách nhánh để trồng chậu mới

Trong quá trình phát triển, dâu tây không chỉ ra hoa và quả, nó còn ra nhánh khi cây đã đủ chất. Đặc biệt, khi nhánh phát triển tốt, mọc dài, nó sẽ tự đâm rễ và tạo cây mới. Trong trường hợp này bạn cần phải tách cách để tạo một chậu mới.

Lưu ý, bạn cần chờ nhánh phát triển khoảng 1 tuần, rễ đâm sâu, có thể độc lập, không cần dinh dưỡng từ cây mẹ mới bắt đầu tách nhánh sang chậu mới. Hoặc nếu chậu trồng dâu tây rộng, bạn vẫn để nhánh con trồng cùng cây mẹ. Khi cây con ra hoa, quả bạn chăm sóc như cây mẹ. Tuyệt đối lúc này không đánh cây vì có thể làm cây bị chột quả.

Thu hoạch

Khi quả chuyển sang màu đỏ sẫm là lúc đã có thể thu hoạch. Dâu tây là loại quả giàu giá trị dinh dưỡng nên bạn có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như sinh tố, ăn trực tiếp hoặc ép nước đều rất ngon./.

Hướng dẫn nuôi đà điểu sinh sản

Từ khóa » Cách Xử Lý đất Trồng Dâu Tây