KĨ THUẬT TRỒNG DƯA LƯỚI CƠ BẢN - Hạt Giống Thanh Nga

Thuộc họ cây ngắn ngày, thích nghi khí hậu nắng nóng quanh năm như nước ta( dân gian thường có câu, nắng tốt mưa, mưa tốt mạ) nên trong thời gian gần đây, dưa lưới là loại cây được ưa chuộng trồng làm kinh tế cũng như trồng ở nhà của các nông dân nhà phố. Không phải ngẫu nhiên và cũng không hề khoác lác khi có những bài báo giật tít 1 khoảnh sân thượng thu vaì tạ dưa 1 vụ. Sinh trưởng nhanh, chất lượng tuyệt hảo, chỉ khoảng 70 đến 75 ngày sau gieo là thu hoạch. Tuy nhiên bạn cần lưu ý kĩ thuật trồng dưa lưới cơ bản dưới đây , bởi dưa lưới là dưa lưới là dưa lưới, dưa lưới không phải rau muống hay rau cải. Không phải cứ vãi hạt ra và tưới nước lã hàng ngày và ô la la sau hơn 2 tháng sẽ có dưa ăn.

Hạt giống tốt là điều kiện tiên quyết cho người trồng

Đánh giá hạt giống dưa lưới bên thanh nga, các khách hàng trung thành qua nhiều vụ. Khách nhà vườn trồng và khách trồng nhà phố đều rất kết. SWEET 655.

TIẾP NÀY- 1 KHÁCH HÀNG THÂN THIẾT, THÀNH VIÊN CỦA DIỄN ĐÀN NÔNG NGHIỆP AGRIVIET ĐÌNH ĐÁM, ĐÃ TRỒNG DƯA NHIỀU VỤ

Biểu đồ quá trình sinh trưởng của cây dưa lưới được dịch Bởi Kiệt hiền đệ( Sài gòn). Ảnh do Kiệt đệ gửi tặng với mục đích giúp cho khách hàng có cái hình dung rõ nhất về cây dưa lưới. Đề nghị các shop khác không sao chép dưới mọi hình thức

Lưu ý cơ bản

- chọn giống là khâu quan trọng, như tôi đã nói ở trên, nếu mua giống hàng chợ rẻ tiền, 1 điều chắc chắn là bạn sẽ phí công vì hàng chợ thường là hàng tự để giống hoặc giống trung quốc, chất lượng kém. Nên chọn các giống có tên thương mại rõ ràng, có nhiều đơn vị lớn đã trồng rồi. Tôi thấy có anh khách nói mua 1 quả dưa từ Nhật về giá 800 ngàn, bổ ra ăn lấy hạt phơi ra để trồng bán mà giật cả mình cho cái tư duy ấu trĩ đó. Cách làm đó có thể thử nhưng chỉ mang tính chất trồng chơi ở nhà, nếu để bán Chắc chắn thua vì chất lượng đấy không thể bán nổi cho ai hoặc cây sẽ không ra nổi quả trước khi bán. nếu ai cũng mua dưa bổ lấy hạt ra trồng thì sao bộ nông nghiệp lại cho phép các công ty nhập khẩu hạt giống về làm gì. Quý bạn cần lưu ý, các loại hạt giống nhập thường giá cao, do ở bên nước ngoài họ xử lý chiếu xạ vào từng hạt một để nước khác không lấy được giống của họ. Phương pháp tự để giống năm này qua năm khác từ xa xôi của bà con ta thường chỉ là các giống thuần, năng suất thấp, thoái hóa.

- Làm đất là khâu quan trọng thứ 2, nếu bạn trồng ở nhà cần làm đất kĩ, đất phải giàu dinh dưỡng, bổ sung phân ủ và các loại hợp chất cần thiết như Canxi, magie, BO...bởi nếu làm ẩu, dùng đất cũ trồng nhiều vụ sẽ làm ảnh hưởng đến bộ rễ không lấy dinh dưỡng được để nuôi cây phát triển. Trong khi dưa lưới đòi hỏi lượng dinh dưỡng rất cao. Ngoài ra cần xử lý đất bằng cách rắc vôi bột, phơi nắng và tricodema để ngừa nấm trong đất ngay từ đầu và phun phòng ngừa định kì về sau.( Thuốc nấm tricodema có bán ở tất cả các cửa hàng phân thuốc mà giá cũng rẻ không có gì là đắt cả). Sau này có thể pha loãng trico ra phun khoảng 3.4 lần để ngừa nấm . Có thể bắt đầu phun khi cây ra 5.6 lá , khi cây chuẩn bị ra hoa hoặc 1 lần nữa khi quả to hơn chút. Bạn yên tâm vì chế phẩm truco là chế phẩm sinh học nên không có hại gì Nhiều trường hợp cây đang phát triển tốt tự nhiên sun ngọn rồi dừng phát triển luôn, đa phần là do các anh chị không khử nấm sạch trong đất ngay từ đầu. Cho nên trồng dưa để tránh bị sun ngọn - bệnh khó nhất thì chúng ta nên lưu ý khâu này ngay từ đầu.

- Theo quy trình khi bắt đầu ươm hạt, lên cây con và đem ra trồng. trong 1 thời gian sau cây sẽ bắt đầu lên lá thật rồi phân nhánh, lúc này nhiều bạn có gọi điện hỏi tôi là cần bấm ngọn hoặc bấm nhánh không vì thấy trên mạng họ bảo phải bấm nhánh. Tôi không rõ các bạn tham khảo cái cách đó ở đâu còn với hạt giống và cách trồng của bên tôi là không làm gì hết giai đoạn này. Bởi cái cây còn non như 1 đứa trẻ, bẻ ngọn, vặt cành nó đi nó đau sao lớn nổi. Việc can thiệp bẻ cành ngắt ngọn là có, nhưng chỉ khi cây trưởng thành và chúng ta đã thụ phấn lựa được 1 trái để nuôi, đếm từ trái đã đậu lên đến trên ngọn 22, 23 lá thì có thể bẻ để cây tập trung nuôi quả mà không cần nuôi ngọn nữa. Không bẻ cũng chả sao,nhiều nhà vườn có kinh nghiệm trồng dưa hấu, dưa lê họ nói với tôi rằng họ chẳng bẻ hay ngắt gì sất, vậy mà cây vẫn phát triển tốt, ra quả đạt. Âý là do họ quen trồng dưa trên đất rộng, cả 1 vùng đất để cho dưa bò thoải mái, lấy được dinh dưỡngtuy nhiên lượng dinh dưỡng nuôi cây lúc này phải rất nhiều mới đủ cho nó vừa nuôi ngọn vừa nuôi quả.. Còn anh chị em ta trồng thùng xốp nhà phố hoặc trồng bầu trong nhà màng nhà lưới tưới nhỏ giọt thì bắt buộc phải bấm ngọn để cây dồn tinh chất nuôi quả.

- Việc bẻ các nhánh con cạnh thân chính: việc này chỉ được làm khi ta đã tuyển được quả con. Nhánh con ra dưới nách lá thứ 5 cần ngắt bỏ, khi cắt nhánh nhớ cắt chừa khoảng cách từ thân chính ra 5cm rồi bôi vôi nóng đã tôi vào vết cắt hoặc bôi vôi ăn trầu vào để khử trùng vết cắt, tránh bị nấm làm thối thân cây, nếu không dùng vôi thì có thể dùng ridomin gốc mancozeb . NHƯNG NHỚ để cây lớn hãy cắt tỉa, nếu cây non mà cắt tỉa sẽ làm mất sức cây

- Côn trùng gây hại là bọ trĩ, bọ phấn phổ biến nhất đối với dưa, chúng thường chích hút đọt non làm suy kiệt sự sống của cây. Phòng ngừa cái này đơn giản bởi với 1 số giống dưa lưới trâu bò thì nó có khả năng chống chịu tốt, tuy nhiên phòng vẫn tốt hơn chữa, nếu trồng ít ở nhà cần quan sát thường xuyên, nếu có bắt di chết bằng tay. còn trồng nhà vườn thường sử dụng các loại bẫy dính để bắt côn trùng. thường là họ căng nilon màu vàng tươi, màu của hoa để dẫn dụ chúng.sau đó bôi mỡ bò loại dùng cho máy xe. bọn côn trùng sẽ đeo bám vào đó( do côn trùng không có não nên bắt mồi bằng tia UV phản xạ vào mắt sẽ đeo bám vào). Dùng mỡ bò vì nắng không tan lạnh không đông cứng

- Dinh dưỡng cho dưa. Dưa đòi hỏi lượng dinh dưỡng cao. nếu trồng đất các bạn có thể dùng dung dịch thủy canh hoặc phân hạt( NPK TE) ngâm lâu cho tan để tưới. Còn trồng giá thể tưới nhỏ giọt thì nên dùng phân tan. Nhiều khách hàng của tôi rất thông minh, họ có sáng kiến ủ phân cá, phân trùn, phân hữu cơ để bón, vừa chất lượng an toàn vừa không tốn kém. cái này thì tùy thuộc vào điều kiện mỗi gia đình mà làm. nếu ở thành phố bận bịu thì chúng ta có thể ra các cửa hàng đại lý mua về. Dùng phân hạt pha vào nước ngâm lâu ngày rồi tưới dần kết hợp bổ sung trùn quế là phương pháp được nhiều người sử dụng nhất . Nếu sử dụng nồng độ đúng và phân chất lượng vẫn rất ngon.

- Dưa có xu hướng ra hoa cái trên các nhánh phụ, có thể thụ phấn cho vài quả sau đó tuyển 1 trái được thụ phấn đều tròn, không đèo đụt móp méo thì giữ lại. 1 số giống khỏe của Thanh nga tôi vẫn thấy khách để được 2 quả mà chất lượng không ảnh hưởng. Sau khi lựa trái, tuyển được trái để nuôi rồi các bạn cần bọc quả để tránh bị ruồi chích nhé. có thể dùng túi vải nông nghiệp hoặc bạn có thể sáng chế ra những loại túi khác tùy điều kiện thực tế. nhớ để chừa 1 phần cho quả tiếp tục lớn chứ đừng bọc kĩ quá thì ánh nắng không xiên vào quả giúp lưới đẹp được

Trên đây là vài lưu ý cơ bản nhất đối với người trồng dưa lưới. còn nhiều lưu ý khác mà tôi chưa thể viết ra do thời gian hạn hẹp cũng như là bí mật mà tôi chỉ có thể chia sẻ với các khách hàng của mình. Không phải cái gì cũng phô ra trên đây để Tránh sự sao chép của các shop khác. Cũng xin thưa luôn với các vị chủ shop khác, nếu có ý định đạo nội dung thì vui lòng để lại nguồn trích dẫn từ web site hatgiongthanhnga.com nhé. Hoặc tốt nhất thì không nên đạo làm gì vì có thể khách hàng hỏi kĩ mình lại không giải thích được cặn kẽ theo đúng ý người viết ở đây và mỗi giống nó có tính nết khác nhau. Nếu thực sự là bạn đang và sẽ trồng những giống dưa ưu việt bên Thanh nga thì bạn cứ yên tâm mà trồng, giống tốt trồng nhàn lắm, còn các giống dở thì tôi không dám chắc.

Quy trình trồng dưa lưới tại nhà phố được viết bởi Thai Thuyen- khách hàng thân thiết của Hạt giống Thanh nga áp dụng cho các giống dưa lưới có bán tại Thanh nga( 655, 787, kim long, huỳnh long, sakura, green man. chúng tôi không chịu trách nhiệm nếu quý vị đem áp dụng sang các giống khác vì mỗi loại có thời gian sinh trưởng khác nhau, độ mềm hay giòn khác nhau) quý vị có thể tham khảo.

*Làm đất-ủ phân

Xử lí đất bằng vôi

Vôi ngoài khử chua,diệt các mầm bệnh còn bổ sung lượng Canxi cho cây trồng.

Cách dùng:rải đều vôi lên bề mặt,tưới nhẹ cho vôi ải,dùng xẻng đảo đều,phơi nắng khoảng 5 đến 7 ngày(vài ngày đảo 1 lần).

Lưu ý: vôi dùng để khử trùng nên mọi người tuyệt đối KHÔNG sử dụng nấm đối kháng Tricoderma trộn chung trong giai đoạn này nhé

Ủ phân

Phân bò khi mua về thì tiến hành ủ bằng Tricoderma hoặc EM thứ cấp ( mua tại các cửa hàng phân bón đều có) khoảng 4 tuần là sử dụng để bón lót cho cây được

Nếu ủ tốt và bón lót cho cây thì sẽ hạn chế được khá nhiều bệnh cho cây có thể kéo dài đến 6 tháng.

*Giai đoạn trồng: ngâm hạt trong nước ấm khoảng 30, 35 độ( 2 sôi 5 lạnh cho chắc) trong tầm 4 giờ. tránh trường hợp ngâm nóng hoặc lâu quá sẽ bị hỏng mầm. 1 số trường hợp khách ngâm 2 sôi 3 lạnh nóng quá 50, 55 độ hạt nở tung như hạt dẻ cười là đi luôn đấy. ngâm xong vớt ra ủ vào khăn mặt ẩm hoặc chiếc tất bông ẩm trong khoảng 12 giờ, luôn quan sát để cho ẩm đều. Hôm sau lấy ra gieo có thể nhiều hạt đã nứt mầm tiến hành tra vào khay gieo, hạt nào chưa nứt ủ tiếp tục 12 giờ nữa với nhiệt độ ủ khoảng 30 độ và độ ẩm trong khay trên 80%.

*Giai đoạn cây con

Khi cây đã có 2 lá thực tiến hành đem trồng vs giá thể gồm,đất thịt,trấu sống và phân hữu cơ vi sinh(hoặc phân chuồng đã ủ hoai) với tỉ lệ 1:1:1,ngoài ra phải thêm nấm đối kháng Tricoderma để bổ sung vi khuẩn cho lợi cho đất.

Anh chị em nào biết sử dụng EM thứ cấp thì không sử dụng nấm Tricoderma cũng được nha.

Giai đoạn ra hoa đậu trái

Ở giai đoạn này cây được cho ăn dung dịch thủy canh tầm 800 đến 1200ppm tuỳ ngày mưa hay nắng và khoảng 800ml/ngày.

Đặc biệt giai đoạn này phải thụ phấn bằng tay để tăng tỉ lệ đậu trái,phấn hoa tốt nhất vào khoảng 6=>9:00 sáng, và phải vào ngày nắng không mưa Mọi ng có thể theo dõi hình phía dưới để làm chuyện...ấy cho chuyên nghiệp

Bước 1: việc thụ phấn bằng tay chỉ nên tiến hành khi thời tiết nắng ráo, không bị mưa ẩm kéo dài, vì mưa ẩm làm cho hạt phấn bết dính không cho chất lượng tốt, chọn bông đực to khỏe( bông hoa đực là bông không có cái bầu phình ra ở dưới)

bước 2: chọn bông hoa cái nở nang mập mạp( có bầu phình như ngón tay trẻ em ở dưới)

bước 3: tiến hành bẻ cánh hoa đực để chỉ còn phần đài có nhụy phấn ở trong

bước 4: các bạn tiến hành cho nhụy hoa đực úp vào bông hoa cái để thụ phấn, nhớ day nhẹ nhàng cho hạt phấn hoa đực rơi vào hoặc dính lại trong nhụy hoa cái

thế là xong rồi . để khoảng 2,3 hôm nếu thấy hoa cái to ra là thành công rồi đấy

Giai đoạn tuyển trái và bón thúc Trái được chọn là trái tròn không bị méo mó,da láng và nhiều lông tơ,không bị xây xước. Sau khi lựa được trái ưng ý nhất thì tiến hành loại bỏ toàn bộ nhánh trên cây,chỉ để duy nhất nhánh đang nuôi trái. Một cây chỉ nên để 1 trái để có được chất lượng trái tốt nhất. tuy nhiên nhiều khách của Nga nói họ để được 2 trái đối vối 1 số giống khỏe như 655, kim long, green man. Việc bấm ngọn cho cây. Ngắt bỏ 4.5 lá gốc đi rồi tính từ lá 5 là số 1. Đếm đến 23 lá thì bấm ngọn. Như vậy đếm từ lá gốc khi chưa ngắt đến ngọn để bấm là khoảng lá 27,28. Bón thúc:giai đoạn này cây cần rất nhiều Kali để trái nuôi trái,ở đây mình sử dụng Kali dạng muối là KNO3,K2SO4 liều lượng chi tiết ở từng hình nhá.

Bài viết sẽ còn cập nhật thêm thông tin hàng tuần. các bạn nhớ thường xuyên quay trở lại trang web của chúng tôi để tham khảo nhé

Chúc các bạn bội thu.

Từ khóa » Cách Cắt đọt Dưa Lưới