Kĩ Thuật Trồng Dưa Lưới Tại Nhà Cho Quả Ngọt Thơm Cực Dễ

Kĩ thuật trồng dưa lưới tại nhà cho quả ngọt thơm cực dễ

Bạn là tín đồ của hoa quả sạch trồng tại nhà nhưng đang phân vân không biết nên trồng quả gì? Vậy tại sao bạn không thử đến với dưa lưới - thực phẩm vàng trong làng giải nhiệt mùa hè lại vô cùng giàu chất dinh dưỡng. Đừng lo lắng việc đó quá khó, vì hôm nay Nông nghiệp phố sẽ chỉ bạn cách trồng dưa lưới tại nhà cực kì dễ mà ai cũng làm được.

1. Vậy bạn đã thực sự biết về dưa lưới hay chưa?

Dưa lưới có tên khoa học là Cucumis melo thuộc họ Bầu bí, có nguồn gốc từ châu phi và Ấn Độ. Đây là một loài cây ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, rất thích hợp để sinh trưởng trong điều kiện nhiệt đới, thời tiết nắng nóng như ở Việt Nam.

cach-trong-dua-luoi

Ở nước ta dưa lưới được trồng nhiều nhất tại Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian trồng là 70 – 80 ngày kể từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch dưa lưới. Trọng lượng mỗi quả dưa lưới dao động trong khoảng 1.5 – 3.5 kg, quả có hình oval.

Dưa lưới có 2 loại chính là dưa lưới ruột vàng và dưa lưới ruột xanh.

Dưa lưới ruột vàng: Dưa có phần vỏ ngoài màu xanh thẫm, trên vỏ đan xen những gân sáng trắng dày vào nhau giống như lưới. Phần ruột, cùi dưa có màu vàng cam đẹp mắt.

cach-trong-dua-luoi

Dưa lưới ruột xanh: Phần vỏ của dưa lưới ruột xanh có màu nâu khi chín, trên vỏ cũng có rất nhiều gân màu trắng xám đan nhiều lớp. Bên trong ruột dưa màu xanh lá non, càng vào ruột dưa thì màu sắc cùi lại càng nhạt dần.

cach-trong-dua-luoi

2. Tác dụng của dưa lưới đem lại bạn đã biết chưa?

Trong một quả dứa lưới chứa một hàm lượng dinh dưỡng tương đối cao bao gồm 88% nước, chất xơ, chất chống oxy hóa, các vitamin và khoáng chất…Vì vậy ăn dưa lưới sẽ có rất nhiều tác dụng cho cơ thể của bạn.

Tốt cho huyết áp của bạn

Trong dưa lưới chứa nhiều kali, điều đó giúp ích rất nhiều cho chỉ số huyết áp của bạn. Đồng thời hàm lượng chất xơ và nước của dưa lưới cao nên cũng góp phần cho việc kiểm soát huyết áp.

Tăng cường thị lực

Dưa lưới có thịt quả màu sáng đặc trưng là nhờ sự hiện diện của chất chống ôxy hóa beta-carotene có thể giúp tăng cường sức khỏe của mắt. Ngoài ra, loại quả này còn chứa chất zeaxanthin đặc biệt tốt cho thị lực và ngăn ngừa các vấn đề bệnh về mắt.

cach-trong-dua-luoi

Tăng cường hệ miễn dịch

Dưa lưới chứa một hàm lượng vitamin C vô cùng lớn nên đây là một loại thực phẩm tốt để bạn bổ sung vào thực đơn góp phần tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

Dưa lưới cho làn da bạn thêm sáng mịn

Dưa lưới có hàm lượng calo thấp, ít đường nhưng lại chứa một lượng nước lớn và đầy đủ các chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Ăn dưa lưới vào buổi sáng giúp cơ thể giải độc, điều tiết tốt hơn.

Bên cạnh đó, Zeaxanthin trong dưa lưới còn có tác dụng bảo vệ da khỏi tia UV. Vì vậy, chỉ cần một miếng dưa tươi hay một ly nước ép dưa lưới vào mỗi buổi trưa nắng nóng thôi cũng đã góp phần làm cho làn da của bạn thêm sáng mịn và đây cũng là một món ăn cho thực đơn giảm cân hiệu quả.

cach-trong-dua-luoi

Ngoài những tác dụng trên thì dưa lưới còn tốt cho người bệnh tiểu đường, giảm strees, điều trị chứng mất ngủ, hỗ trợ trong việc cai thuốc lá, điều trị các vấn đề về kinh nguyệt ở nữ giới…

Dưa lưới có nhiều công dụng tuyệt vời như vậy thì chúng ta còn chần chừ gì nữa mà không bắt tay ngay vào việc trồng ngay đi nào!

3. Và đây là cách trồng dưa lưới cực kì đơn giản mà ai cũng làm được

Dưa lưới là loài cây không chịu được lạnh vì vậy nên trồng dưa vào mùa nóng nắng, khô ráo từ tháng 2 đến tháng 9 âm lịch thì cây dưa lưới sẽ phát triển tốt hơn, hạn chế nấm sâu bệnh hại và cây sẽ sinh trưởng tốt hơn.

a. Chuẩn bị hạt giống

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều giống dưa lưới như dưa lưới Paradise, dưa lưới Ngọc khuê, dưa lưới Taki… tùy theo sở thích và mục đích mà bạn có thể chọn giống dưa phù hợp.

Cách trồng dưa lưới bằng hạt đòi hỏi hạt giống sạch bệnh, khả năng kháng bệnh, khả năng nảy mầm cao. Vì vậy bạn nên mua hạt giống ở các cơ sở uy tín và có thương hiệu, hạt giống F1 sẽ có chất lượng cao hơn để từ đó cho năng suất mong muốn.

b. Chuẩn bị đất trồng

Bạn có thể sử dụng đất sạch bổ sung thêm trấu hun, mụn dừa, mùn cưa… các loại phân bón hữu cơ phân bò, phân trùn quế, phân gà nhật… theo tỉ lệ: ¼ Đất : ½ Giá thể : ¼ Phân hữu cơ.

Sau khi trộn giá thể trồng bạn có thể bổ sung thêm chế phẩm nấm Tricoderma để tăng cường hệ vi sinh có lợi trong đất, hạn chế được một số nấm bệnh, giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh.

Nhưng sẽ dề dàng hơn rất nhiều nếu bạn sử dụng đất sạch hữu cơ Sfarm chuyên cho cây ăn quả thì việc trồng cây sẽ vô cùng tiện lợi và tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức.

Đồng thời nếu nhà bạn ở phố thì để tiết không gian bạn cần chuẩn bị chậu để trồng dưa như thùng xốp, túi vải trồng cây, chậuAquaponics chuyên trồng rau củ quả, cây ăn trái… tuy nhiên phải là chậu có lỗ để cây có thể thoát nước tốt tránh ngập úng.

c. Tiến hành gieo hạt

Đem hạt giống đã chuẩn bị đi ngâm nước ấm (2 sôi : 3 lạnh) trong 2-3 giờ rồi vớt ra rửa sạch đem ủ trong khăn ẩm 12 giờ. Phải luôn giữ độ ẩm cho khăn, khi thấy hạt có dầu hiệu nảy mầm thì đem gieo ngay.

cach-trong-dua-luoi

Cách 1: Gieo trực tiếp lên đất

Xới lại đất cho tơi xốp rồi lấy ngón tay tạo một lỗ sâu 0.5cm. Gieo hạt vào lỗ với đầu rễ hướng xuống đất. Sau đó phủ một lớp đất mỏng lên trên. Tưới nước đều nhẹ nhàng giữ ẩm cho hạt nảy mầm.

Có thể phủ thêm rơm, mụn dừa hay trấu hun để đất có thể thoáng mát,tăng tỉ lệ nảy mầm cho cây.

Cách 2: Gieo hạt vào khay nhựa hoặc khay xốp

Giá thể ươm hạt bạn có thể sử dụng giá thể mụn dừa, giá thể trấu hun, giá thể Peatmoss… Sau đó bạn cho giá thể vào các khay đã chuẩn bị, đặt hạt vào giữa các lỗ rồi phủ nhẹ lại bằng giá thể ươm.

cach-trong-dua-luoi

Cuối cùng bạn tưới nước giữ ẩm rồi đặt ở vị trí thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.

Cách 3: Gieo hạt vào viên nén xơ dừa

Để tiện lợi, nhanh chóng và có tỷ lệ nảy mầm cao hơn, bạn có thể sử dụng mút ươm kie hay viên nén xơ dừa ngâm trong nước khoảng 2 phút rồi gieo hạt, mỗi viên 1 - 2 hạt. Phải chú ý giữ ẩm để hạt nảy mầm nhanh chóng.

Khi cây lên được 2-3 lá thật, thân đã khá cứng cáp thì đem cấy ra đất trồng đã chuẩn bị.

Chú ý: Phải tiến hành che nắng bằng lưới che nắng nếu điều kiện thời tiết quá nắng nóng để cây không bị mất nước sau khi cấy.

d. Chăm sóc cây

Tưới nước

Ngày tưới 2 lần sáng chiều. Có thể tưới bằng vòi sen hoặc nếu có điều kiện bạn có thể tưới bằng hệ thống tưới nhỏ giọt hay các que cắm tưới lắp chai vừa tiết kiệm nước vừa đỡ mất thời gian nhiều.

cach-trong-dua-luoi

Bón phân

Bón thúc lần 1: Sau khi gieo 10-15 ngày, khi cây đã ra 2-3 lá thật cần bổ sung thêm lượng phân hữu cơ cho cây như phân bò, phân gà, phân trùn quế,…

Hay bạn cũng có thể sử dụng các loại phân vô cơ với hàm lượng đạm cao vì đây là thời kì cây sinh trưởng sinh dưỡng mạnh.

NPK 20-20-15: Sử dụng 4 thìa cà phê cho 1 lít nước và tưới đều cho cây.

NPK Minro 30-9-9: Sử dụng 2 thìa cà phê cho 1 lít nước và tưới đều cho cây.

Ngoài ra ta còn có thể sử dụng các loại phân bón lá hữu cơ như phân đạm cá, Phân bón rong biển, phân bánh dầu dạng nước

Chú ý: Sau khi bón phân phải tưới lại bằng nước sạch.

Bón thúc lần 2: Sau bón thúc lần một 20-30 ngày, khi cây phát triển đầy đủ thân cành và xuất hiện tua cuốn, ta nên bón các loại phân vô cơ có hàm lượng lân và kali cao để cây chuẩn bị bước vào thời kì ra hoa cho quả.

NPK 15-5-20: Pha loãng 50gam cho 1 lít nước và tưới cho cây.

Bón thúc lần 3: Khi cây chuẩn bị ra hoa ta nên bổ sung hàm lượng phân bón lá Amino Quelant 05 để kích thích hạt phấn phát triển, kéo dài thời gian sống của hạt phấn, tăng khả năng thụ phấn, khắc phục hiệu quả của sự rụng bông, rụng trái non.

Pha 3 thìa cà phê cho 10 lít nước tưới đều cho cây, cách 7-10 ngày /lần đến khi quả to bằng quả trứng thì ngưng.

Các bệnh thường gặp ở dưa lưới

Bệnh phấn trắng: Phát hại ngay từ thời cây con, ban đầu xuất hiện những chòm nhỏ mất màu xanh hóa vàng, dần dần được bao phủ bởi một lớp phấn dày đặc, làm hoa khô và chết, giảm phẩm chất, năng suất quả. Để khắc phục bệnh này thì ta có thể sử dụng Anvil 5SC, Aliette phun cho cây.

cach-trong-dua-luoi

Bệnh giả sương mai: Gây hại trên tất cả các bộ phận của cây, phổ biến nhất là trên lá, chỗ bị bệnh chuyển thành màu nâu, biểu hiện rõ nhất là mặt dưới lá xuất hiện những vết loang lỗ. Cách khắc phục bệnh này là bạn nên sử dụng các chế phẩm trừ nấm Ridolmil Gold, Antracol

Sâu xanh, sâu khoang, rầy hại: Để vừa hạn chế được các loại sâu này có hiệu bảo đảm an toàn cho sức khỏe cho các thành viên trong gia đình thì bạn nên chọn các loại chế phẩm trừ sâu sinh học như dịch tỏi, Radiant 60SC, Proclaim 1.9EC

e. Thu hoạch

Khoảng sau 75-80 ngày chăm sóc thì ta đã có thể thu hoạch những quả dưa thơm ngon đầu tiên.

Vậy dưa như thế nào thì đạt độ chín và có thể thu hoạch?

Trái dưa lưới khi chín sẽ nổi gân trắng kín vỏ, sau đó đổi sang màu vàng nhạt, cuống có dấu hiệu rạn nứt... Đây chính là thời điểm thu hoạch tốt nhất. Đồng thời bạn nên thu hoạch lúc sáng sớm hay chiều mát để tránh dưa bị mất nước dẫn đến héo.

cach-trong-dua-luoi

4. Mặc dù bạn đã chăm sóc kĩ như thế mà tại sao tỉ lệ đậu quả, năng suất của dưa lại thấp?

Và đây là cách Nông nghiệp phố giúp bạn giải quyết vấn đề đó

a. Trồng dưa lưới có bấm ngọn không?

Bấm ngọn, tỉa trái

Dưa lưới sau khi trồng có 4 lá thật thì tiến hành bấm ngọn để cây ra nhánh cấp 1, giữ lại 2 nhánh sinh truởng tốt. Tỉa bỏ nhánh cấp 2 từ vị trí lá thứ 11 trở về gốc, từ lá thứ 12 – 17 để nhánh ra quả, sau khi nhánh ra quả để thêm 1 lá nữa thì bấm ngọn nhánh.

cach-trong-dua-luoi

Trên cây dưa lưới chỉ nên để lại 1-2 quả tùy theo sức sống của cây. Bạn chỉ nên chọn để lại các quả có sinh trưởng tốt, đều, chắc đẹp, không sâu bệnh… còn các quả còn lại nên tỉa bỏ hết.

Hoa dưa lưới có màu vàng sặc sỡ nên rất dễ thu hút côn trùng thụ phấn cho hoa. Tuy nhiên có thể một vài lí do như hoa bị che lấp hoặc bạn trồng ở địa điểm côn trùng không xuất hiện nhiều.

Do đó, ngoài việc để côn trùng tự thụ phấn hay thụ phấn nhờ gió thì để tăng độ đậu trái và nhiều trái ta có thể tự tay thụ phấn cho dưa lưới.

Và đây là cách tiến hành thụ phấn

Dùng tay hay kéo cắt lấy hoa đực có đoạn cuống dài 5cm. Cắt hoặc vặt hết cánh hoa cho khỏi vướng đầu nhị có bao phấn.

cach-trong-dua-luoi

Chấm nhẹ đầu nhị của hoa đực vào núm nhụy của hoa cái sao cho hạt phấn mịn từ hoa đực bám vào núm nhụy hoa cái là đạt yêu cầu.

5. Một số món ăn từ dưa lưới

Bing su dưa lưới mát lạnh

cach-trong-dua-luoi

Nước ép dưa lưới

cach-trong-dua-luoi

Bánh dưa lưới

cach-trong-dua-luoi

Xem thêm: bí quyết trồng bầu tại nhà

Xem thêm: cách trồng khổ qua trong thùng xốp cực kì đơn giản mà ai cũng làm được

Xem thêm: cách trồng và chăm sóc bí đao tại nhà cực kì đơn giản mà hiệu quả vô cùng

Chỉ với một vài công đoạn đơn giản, dễ làm thì bạn đã có thể sở hữu ngay những giàn dưa lưới sai trĩu quả, quả nào cũng ngon, ngọt và thơm. Còn gì tuyệt vời hơn trong những ngày hè oi bức mà có thể thưởng thức những quả dưa lưới, trồng ngay một giàn dưa lưới đi nhé, chúc bạn thành công.

Nông Nghiệp Phố - chuỗi cửa hàng chuyên cung cấp vật tư trồng rau và hoa kiểng tại nhà với hơn 1000+ sản phẩm.

➤ Website: https://nongnghieppho.vn/

➤ Hotline: 0865 399 986

Từ khóa » Trồng Dưa Lưới Trên đất Ruộng