Kĩ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Óc Chó - Nông Nghiệp Miền Bắc
Có thể bạn quan tâm
Cây óc chó ghép là cây có giá trị kinh tế rất cao ở nước ta nhưng chưa được trồng trên quy mô rộng, nên chưa có nhiều người biết đến kĩ thuật trồng và chăm sóc cây óc chó. Bài viết này sẽ hướng dẫn kĩ thuật trồng và chăm sóc cây óc chó ghép chi tiết nhất để mọi người có thể hiểu rõ hơn về giống cây mới này.
Cây Óc chó
cây óc chó(Hồ đào) là loại thực vật thân gỗ cho thu hạt. Quả óc chó được coi là loại quả giàu dinh dưỡng nhất trong các loại trái cây cho hạt hiện nay. Quả óc chó khi còn non sẽ có màu xanh hình tròn và thường mọc thành từng chùm 3 quả một. Khi già sẽ chuyển dần sang màu nâu. Phần hạt bên trong chia làm 2 thùy to và nhăn nheo giống hình thù não của động vật. Trong hạt óc chó có chứa nhiều Protit nên có tác dụng bổ phế thận, tăng cường sức khỏe, nhuận tràng, tăng cường trí nhớ và giúp trị hen suyễn cũng như đại tiện rất hiệu quả.
Hạt Óc Chó
Ở vùng núi các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu, Lào Cai... cây óc chó là cây bản địa đã có từ lâu đời nhưng quả nhỏ, vỏ rất cứng và năng suất thấp. Chúng tôi đưa giống cây ghép từ nước ngoài về có nhiều ưu điểm vượt trội.
Điều kiện trồng cây Óc chó
Cây óc chó là một trong số những cây hướng ánh sáng mặt trời. Thích hợp với khí hậu ấm áp, có thể chịu được nhiệt độ thấp nhưng chỉ chịu được trong thời gian ngắn. Cây óc chó nói chung rất dễ trồng và chăm sóc, nhưng bà con chú ý tạo rãnh thoát nước cho cây ở nơi trồng. Phải để đủ ánh sáng thường xuyên, cung cấp đủ nước và dưỡng chất để giúp cây có sức sống khỏe và có thể ra trái quanh năm.
Cây óc chó ở nước ta phân bố rất rộng, từ những vùng nóng như Tây Nguyên đến vùng núi phía bắc có độ cao hơn 2000m. Nhiệt độ thích hợp để cây óc chó sinh trưởng từ 20-32 độ C, lượng mưa 1500-2000mm, khu vực trồng ít có gió bão.
Loại đất thích hợp trồng cây óc chó là đất feralit đỏ, feralit đỏ vàng, đất ba dan, đất xám... thành phần cơ giới thịt nhẹ, tầng dầy trên 70cm, độ PH 5-8. Cây có tính thích nghi cao đối với đất trồng nên có thể sinh trưởng trong môi trường đất cát, đất kiềm. Thậm chí trên những vùng núi đá với điều kiện dinh dưỡng thấp.
Chọn giống cây Óc chó ghép
Nguồn giống được nhân từ hạt hoặc chiết, ghép cành. Để trồng lấy hạt có hiệu quả cao nên sử dụng cây óc chó ghép để cây có quả to, sai quả, giữ được đặc tính tốt từ cây mẹ và nhanh cho thu hoạch.
Cây giống chuẩn của những quan nhập khẩu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hiện nay cây óc chó ghép giống chủ yếu nhập từ Viện nghiên cứu cây lấy hạt Quảng Tây - Trung Quốc. Bên họ có cơ sở ghép giống quả to, vỏ mỏng và sai quả. Giống cây ghép của họ tốt hơn giống bản địa của nước ta rất nhiều. Giống được trồng ở vùng nóng phù hợp với đặc điểm của khí hậu Việt Nam.
Cây Óc Chó Ghép
Tiêu chuẩn cây giống: Cây có chiều cao 50-80cm, đường kính gốc từ 1,5-2cm. Cây ghép không bị sâu bệnh, không bị cụt ngọn, lá có màu xanh tự nhiên. Phần mắt ghép khỏe mạnh, có chiều cao 30-50cm. Tuổi xuất vườn 5-6 tháng sau khi ghép mắt.
Cây Óc Chó Ghép Giống
Kĩ thuật trồng cây Óc chó ghép
Thời vụ, phương thức và mật độ trồng cây Óc chó
Thời vụ trồng: ở miền Bắc nên trồng vào vụ xuân từ tháng 2-5. Ở miền Nam trồng vào đầu mùa mưa từ tháng 5-7. Nên trồng những ngày trời râm mát hoặc mưa nhỏ, trồng vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát.
Phương thức: trồng thâm canh hoặc xen canh
Mật độ trồng: Trồng thuần loài mật độ 4x4m, trồng 600 cây/ha trên đất có độ dốc dưới 30 độ. Vùng núi dốc trên 30 độ ta nên trồng 400-450 cây/ha, khoảng cách 6x6m.
Xử lí thực bì trước khi trồng: Những nơi có cây bụi ta nên phát dọn sạch thực bì quanh hố trồng, đất có thảm cỏ chỉ cần xới xung quanh và đào hố. Nếu là đất rừng sau khai thác cần phát dọn sạch thực bì, dọn cành lá cây và trồng theo đường băng vòng quanh sườn đồi.
Đào hố và bón phân
Đào hố: kích thước 50x50x50, theo hình nanh sấu, hố hàng trên so le với hố hàng dưới để tăng cường không gian và khả năng nhận ánh sáng của cây. Sau khi đào hố xong ta lấy cuốc xới nhẹ lớp đất mùn giàu dinh dưỡng ở xung quanh để lấp xuống hố.
Bón phân: bón lót 0,5kg NPK và 3-5kg phân chuồng hoai mục và một ít vôi bột để khử trùng. Đất sẽ được khử sạch mầm bệnh và có nguồn dinh dưỡng dồi dào để nuôi cây sau này. Trộn đều với lớp đất mùn dưới hố và lấp lại trước khi trồng từ 7-10 ngày.
Trồng cây
Dùng cuốc hoặc dao đào 1 lỗ nhỏ ở giữa hố đã ủ phân sâu hơn chiều dài của bầu cây 1-2cm. Dùng kéo hoặc dao cắt vỏ bầu, đặt cây vào giữa hố vừa đào, đặt nhẹ nhàng để tránh làm vỡ bầu. Chỉnh cây hướng thẳng, lấp đất lèn chặt bầu cây và vun thêm đất cao hơn mặt bầu 2-3cm. Lèn chặt phần gốc cây với đất để giúp cây cố định dáng đứng thẳng. Trồng xong tưới nước luôn để cây mau quen với đất mà bén rễ. Dùng cỏ khô, rơm rạ hoặc thực bì ủ vào gốc để duy trì độ ẩm cho cây.
Đối với rừng trồng thuần loài ta nên trồng xen canh các cây ngắn ngày (sắn, khoai, nghệ, gừng, đậu, đỗ...) để che bóng, giữ ẩm cho cây.
Lưu ý: Khi trồng cây nên để rễ cây cách lớp phân bên dưới một lớp đất, để tránh rễ cây non mới trồng chạm vào phân sẽ không bị xót. Có thể cắm thêm cọc tre để cố định cây lại để tránh cây bị ngã đổ trong thời gian mới trồng.
Kĩ thuật chăm sóc cây Óc chó
Cây thời gian đầu khi trồng cần tưới nước duy trì độ ẩm để cây phát triển. Hàng tuần định kì tưới cho cây từ 2-3 lần tùy thuộc vào độ ẩm của đất. Thường xuyên kiểm tra cây, nếu phát hiện bị sâu cắn lá thì cần phun thuốc phòng trừ và có biện pháp xử lí kịp thời. Sau khoảng 3-4 tháng ta tiến hành bón phân, vun gốc cho cây. Lượng phân bón 0,2kg NPK và vun gốc để cây phát triển cân đối. Kiểm tra cây định kì và xử lí cỏ dại quanh gốc cây óc chó mới trồng.
Cây Óc Chó Ghép (6 Tháng Tuổi)
Trong quá trình chăm sóc cây óc chó từ năm thứ 2 trở đi, ta tiến hành bón phân và vun gốc 1 lần vào đầu mùa mưa. Lượng bón 0,5-1kg NPK/ gốc, bón xong ta vun thêm đất cho cây. Thường xuyên cắt tỉa cành để loại bỏ đi những cành kém phát triển, cành già cỗi và tạo dáng cân đối cho cây để dễ chăm sóc và thu hái sau này. Nếu biết cách cắt tỉa thì cây sẽ cho thu hoạch năng suất cao hơn. Xới cỏ vun gốc và dọn thực bì cây 2 lần/ năm.
Cây óc chó thường rất ít sâu bệnh nên trong quá trình chăm sóc chỉ cần bón phân cân đối và dọn vệ sinh xung quanh gốc của cây để giúp cây tránh được những loài sâu đục thân. Thường xuyên kiểm tra và ngăn chặn không cho trâu, bò và các loại gia súc khác vào vườn cây.
Thu hoạch quả Óc chó
Cây óc chó ghép rất nhanh cho quả, từ năm thứ 2 nhiều cây đã cho thu hoạch. Cây thường cho hoa vào đầu mùa xuân, đến cuối tháng 8 quả óc chó chín và bắt đầu nứt vỏ. Đây chính là thời gian lý tưởng để thu hoạch quả óc chó. Cây óc chó ghép không cao nên rất dễ thu hoạch quả. Có thể dùng tay hái hoặc đợi hạt rụng rồi nhặt về đem cất trữ ở nơi thoáng mát là được.
Thu Hoạch Quả Óc Chó
Quả óc chó được loại bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài, sau đó rửa sạch, loại bỏ các tạp chất, sấy khô. Tiếp theo hạt óc chó được phân loại, đóng gói và vận chuyển đến tay người tiêu dùng.
Lưu ý: Đối với giống óc chó ghép có vỏ hạt rất mỏng nên khi sơ chế cần nhẹ nhàng, tránh làm vỡ vỏ ảnh hưởng đến chất lượng hạt.
Xem thêm:
- Giống cây Óc chó ghép
- Kĩ thuật trồng và tỉa cành để cây óc chó ra nhiều quả
- Kĩ thuật trồng tre Ngọt lấy măng
Từ khóa » Trồng Cây óc Chó ở Việt Nam
-
Kỹ Thuật Trồng Cây óc Chó Mang Lại Giá Trị Kinh Tế Cao
-
Tìm Hiểu Về Quả óc Chó Và Kỹ Thuật Trồng Cây óc Chó Việt Nam - VinFruits
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây óc Chó
-
Phương Pháp Trồng Và Thu Hoạch Cây óc Chó Tại Việt Nam
-
KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC ĐỂ CÂY ÓC CHÓ RA NHIỀU QUẢ
-
Cây óc Chó - Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Giúp Cây Phát Triển Vượt Bậc
-
Quả óc Chó ở Việt Nam ở Trồng ở đâu ? - Hạt Dinh Dưỡng
-
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Cây óc Chó - Làm Thợ
-
Cây óc Chó Trồng ở đâu - Gỗ óc Chó Là Gì?
-
Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Cây óc Chó
-
Quả óc Chó Trồng ở đâu? Kỹ Thuật Trồng Cho Năng Suất Cao
-
Cây óc Chó Và Những Công Dụng Hiệu Quả đến Không Tưởng
-
Cây óc Chó Giống Cây độc Lạ Tốt Cho Sức Khỏe Có đến 16 Tác Dụng ...
-
Thực Hư Việt Nam Có Hạt óc Chó Không ?