Kịch Bản Chương Trình Tết Trung Thu 2022

Top 8 kịch bản chương trình Tết Trung thu 2024 hay và vui nhộn có dẫnNội dung tổ chức chương trình tết Trung thuTải về Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 69.000đ. Tìm hiểu thêm Mua ngay Từ 69.000đ

Kịch bản Tết Trung thu là một phần không thể thiếu để lên kế hoạch tổ chức Trung thu cho các em thiếu nhi. Nhân dịp Tết Trung thu Rằm tháng 8 năm 2024, Hoatieu xin chia sẻ đến các bạn đọc tổng hợp mẫu kịch bản chương trình Tết Trung thu, lời dẫn chương trình Trung thu hay và ý nghĩa để các bạn nhỏ có một Tết Trung thu thật vui và ấm áp.

Sau đây là nội dung chi tiết mẫu kịch bản chương trình vui Tết Trung thu, các bạn đọc có thể tham khảo để có thêm ý tưởng riêng cho kịch bản chương trình Trung thu của đơn vị mình.

  • Văn khấn Rằm tháng 8 Trung thu

Lời dẫn chương trình Tết trung thu

  • 1. Trung thu năm nay vào ngày nào?
  • 2. 3 nội dung chính trong Kịch bản Tết trung thu
  • 3. Kịch bản Trung thu hài hước 2024 siêu hay
  • 4. Lời dẫn chương trình Trung thu ở thôn
  • 5. Chương trình Trung thu cho công ty
  • 6. Kịch bản chương trình Trung thu thôn, xóm
  • 7. Kịch bản chương trình Trung thu mầm non
  • 8. Kịch bản chương trình Đêm hội trăng Rằm
  • 9. Kế hoạch tổ chức chương trình Trung thu

Kịch bản Trung thu hay còn gọi là lời dẫn chương trình chính là một yếu tố quan trọng giúp cho buổi lễ Trung thu dành cho các em thiếu nhi thêm phần hấp dẫn và thú vị. Dưới đây Hoatieu.vn xin gửi tới các bạn 4 mẫu kịch bản dẫn chương trình đêm Trung thu hay và đầy đủ nhất, qua đó các bạn có thể tổ chức một đêm hội trung thu gây ấn tượng khó quên cho các em thiếu nhi.

Lời dẫn chương trình trung thu

1. Trung thu năm nay vào ngày nào?

Tết trung thu hàng năm được tổ chức vào ngày Rằm tháng 8 âm lịch (tức 15/8 âm). Căn cứ theo lịch năm 2024, Tết trung thu năm 2024 sẽ rơi vào ngày thứ Ba, ngày 17/9/2024 dương lịch.

Do Trung thu năm nay rơi vào ngày giữa tuần nên việc tổ chức Tết trung thu cho các em nhỏ vào đúng ngày sẽ không thuận lợi. Chính vì vậy, có thể năm nay nhiều nơi sẽ tổ chức Trung thu sớm hơn vào dịp cuối tuần để các em được vui chơi thoải mái hơn.

2. 3 nội dung chính trong Kịch bản Tết trung thu

Kịch bản Tết Trung thu gồm những nội dung chính sau:

1. Mở đầu:

  • Lời chào mừng: MC chào mừng quý vị đại biểu, phụ huynh và các em nhỏ đến với chương trình Trung thu.
  • Giới thiệu chương trình: MC giới thiệu sơ lược về chương trình Trung thu năm nay, các thành phần tham dự, và mời các bên lên phát biểu khai mạc chương trình.
  • Văn nghệ chào mừng: Các tiết mục văn nghệ chào mừng do các em học sinh biểu diễn.

2. Phần chính: Sẽ có các hoạt động chính trong chương trình bao gồm:

  • Rước đèn: Các em học sinh tham gia rước đèn quanh sân khấu với những chiếc đèn lồng rực rỡ sắc màu.
  • Trò chơi dân gian: Các em chơi các trò chơi dân gian truyền thống như kéo co, ô ăn quan, múa lân,...Văn nghệ: Các tiết mục văn nghệ do các em biểu diễn hoặc do người lớn biểu diễn.
  • Phá cỗ: Mọi người cùng nhau phá cỗ Trung thu với những món ăn ngon như bánh trung thu, trái cây, bim bim,..
  • Tặng quà: Tặng quà động viên học tập.

3. Kết thúc:

  • Lời cảm ơn: MC cảm ơn quý vị đại biểu, phụ huynh và các em nhỏ đã đến với chương trình Trung thu.
  • Chúc mừng: MC chúc các em học sinh có một mùa Trung thu vui vẻ, đầm ấm và hạnh phúc.

Ngoài ra, một số hoạt động ở phần hai có thể gợi ý như:

  • Tổ chức thi làm đèn lồng: Các em thi làm những chiếc đèn lồng độc đáo và sáng tạo từ đồ có sẵn.
  • Tổ chức thi gói bánh trung thu: Các em học sinh cùng nhau học cách gói bánh trung thu truyền thống.
  • Tổ chức giao lưu với chú Cuội, chị Hằng: Các em học sinh được gặp gỡ và trò chuyện với chú Cuội, chị Hằng.
  • Tổ chức múa lân: Các đội múa lân đến biểu diễn tại chương trình.

3. Kịch bản Trung thu hài hước 2024 siêu hay

Nội dung chương trình

- Ổn định tổ chức

- Múa lân

- Chị Hằng xuất hiện

- Phát biểu của lãnh đạo cơ quan

- Trò chơi (Vũ điệu hoá đá)

1. Văn nghệ

Chú cuội (Vừa nhảy chân sáo vừa hát la la lala la la la.. và nằm ngửa chân tay lẩy phẩy chiếc quạt mo)

- Ở đây mát quá! Mình nhanh chân dạo bước đi trước, Chị Hằng còn lâu mới đuổi kịp mình. Nhớ hồi xưa, tại cái anh Cô con nhà bà Vít ý hoành hành làm cho mình cũng chả được đi đâu cả. Năm nay, không còn gặp anh ấy nữa, mình càng thích được đi chơi xa xa một tý. Vậy mà chị ấy chuẩn bị lâu ơi là lâu, đã thế lại còn tô tô quét quét. Ôi! Đã bẩu là là xênh roài nhưng vẫn cứ đòi xênh nữa, đòi xênh hơn cả Cuội cơ. Hiiiii, còn lâu mới bằng Cuội nhé kkkkkkk. Đã thế lại còn đi giày đế cao nên làm sao đi nhanh bằng Cuội được. Ôi đi kiểu ... (Cuội đi uốn éo) này thì còn lâu, Ta phải tranh thủ đánh một giấc mới được! Thích quá!

(Sau đó đứng dậy tỏ vẻ ngạc nhiên)

- Ôi dời ơi! Đây là đâu mà đông người thế!

(Hỏi các em học sinh rồi tuỳ cơ nói chuyện)

- Thích quá! Vui quá! Dạ dạ dạ con chào các cụ ạ! Dạ con chào các bố, các mẹ ạ! Em chào các anh các chị ạ! Anh chào các em! Sao không nghe chào lại gì cả nhỉ! Anh chào các em!.......

- Xin chào tất cả các bạn nhỏ, đố các em biết anh là ai nào! Bật mí nhé, anh đến từ một nơi xa, và anh hay ngồi ở gốc cây Đa!

(Các em Trả lời: Anh Cuội).

Đúng rồi anh chính là anh Cuội ở Cung trăng đây, chờ đợi đúng năm dài ròng rã, hôm nay đúng dịp Trung Thu, anh lại đến chơi với các em đây!

- Không biết 1 năm vừa qua, các em học có ngoan không, có nghe lời ông bà bố mẹ không nhỉ? Anh tin chắc là tất cả các bạn ở đây đều rất ngoan và học giỏi nữa, vì thế cho nên anh về chơi với các em đây

- Thế các em cho anh hỏi hôm nay là ngày gì mà đông vui thế! (Trung Thu)

- À! Trung Thu thì có nhiều hoa quả, nhiều bánh kẹo, nhiều chiếc đèn lồng, đèn ông sao này.

- Ở dưới này các em đông vui thật, nhưng Cuội ở trên này cô đơn lắm. À các em có biết ai hay cùng đồng hành với anh Cuội trong các dịp Trung Thu không? À đúng rồi!

- Vậy chúng ta hãy hô thật to để gọi chị Hằng đến đây nhé! Chị Hằng ơi! Chị Hằng ơi!

(Chị Hằng xuất hiện theo nhạc bài hát liên quan đến Trung Thu)

Chị Hằng cầm mic nói: - Chị Hằng chào Cuội, chào tất cả các em nhỏ! Cuội này, hôm nay có việc gì mà Cuội và các em nhỏ gọi chị to thế?

Cuội: - Dạ ngày hôm nay các em nhỏ của trường/xã .......... tổ chức rước đèn Trung Thu đấy chị ạ

Chị Hằng: Thảo nào chị thấy ngoài đường đông vui và tấp nập lắm Cuội ạ!

Cuội: - Thế thì chị có cùng Cuội tham gia và các em nhỏ cùng rước đèn đón trăng không?

Chị Hằng: - Có chứ!

Cuội: Thế thì ngay bây giờ chương trình “Vui Tết Trung Thu” xin phép được bắt đầu!

2. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

Chú Cuội

Kính thưa quý đại biểu, quý phụ huynh cùng toàn thể các em thân mến! Thế là một cái tết trung thu thật vui vẻ và ý nghĩa đã đến. Không khí trung thu đã tràn ngập khắp mọi nơi, cùng niềm vui hân hoan của tuổi thơ. Tết trung thu từ bao đời nay đã là một nét đẹp truyền thống văn hóa, là dịp để toàn xã hội dành tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc đối với các em thiếu niên, nhi đồng.

Với mong muốn tổ chức một chương trình trung thu đầm ấm, ý nghĩa cho các em thiếu niên, nhi đồng của trường Tiểu học ..... Được sự nhất trí của Ban giám hiệu trường Tiểu học ..., sự phối hợp của Ban chấp hành đoàn phường .... , sự phối hợp nhiệt tình của các bậc cha mẹ học sinh, các phòng ban trong toàn trường đã tổ chức chương trình “Vui Tết Trung Thu” năm 2024

Chị Hằng

Đến chung vui với chương trình của chúng ta hôm nay trân trọng giới thiệu:

Đại diện PGD & ĐT TP .....:

………………………………………………

Đại diện cho Hội đồng Đội phường ... có

………………………………………………

Xin trân trọng giới thiệu sự có mặt của các Bác, các cô chú đại diện cho Đảng uỷ, HĐND, UBND, UBMT TQ cùng các ban ngành đoàn thể phường ...

.............................................................................

..........................................................................

Đại diện các cấp học trên địa bàn phường, xin trân trọng giới thiệu:

Cô ……………… – Cô ……………………. đại diện BLĐ trường .....

Thầy ……………………………

Về tham dự ngày hội hôm nay, chúng ta cùng chào đón các cô các chú đại diện chính quyền, đoàn thể, hội cha mẹ phụ huynh học sinh cùng về tham dự chương trình vui hội trăng rằm, đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng.

Đặc biệt, xin vui mừng chào đón hơn 1200 các em thiếu niên nhi đồng trường Tiểu học .... đã có mặt đông đủ! Đề nghị chúng ta nhiệt liệt vỗ tay hoan nghênh!

1. Đọc thư chúc Tết Trung thu của Chủ tịch nước

Chị Hằng:

- Các em thân mến!

- Vào mỗi đêm Trung thu, trăng sáng tỏ khắp trần gian, trẻ em lại náo nức rước đèn ông sao. Ở Việt Nam, từ sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Tết Trung thu đã thực sự trở thành Tết của thiếu nhi cả nước. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh – người luôn dành những tình cảm yêu thương và sự quan tâm sâu sắc tới các cháu Thiếu niên Nhi đồng. Trung thu nào Người cũng có thư gửi cho các cháu với những lời thơ đầy cảm động.

“Trung thu trăng sáng như gương

Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương Nhi đồng

Sau đây Bác viết mấy dòng

Gửi cho các cháu, tỏ lòng nhớ nhung”

Cuội

- Phát huy truyền thống tốt đẹp đó, với niềm yêu quý và chăm lo cho tuổi thơ, khi Bác đi xa các bác lãnh đạo Đảng, Nhà nước vẫn luôn quan tâm đến trẻ thơ mỗi dịp trung thu về. Sau đây xin trân trọng kính mời thầy Nguyễn Trọng Mạnh - Bí thư chi bộ hiệu trưởng nhà trường lên đọc thư chúc Tết Trung thu của Chủ tịch nước và khai mạc đêm trung thu. Trân trọng kính mời thầy!

- Xin cảm ơn thầy!

Chị Hằng:

- Kính thưa các quý vị cùng các em thân mến! Từ xưa đến nay, mỗi dịp rằm tháng 8, mọi người, nhất là trẻ em lại náo nức, hân hoan đón Tết trung thu. Đặc biệt, phong tục múa lân trung thu được xem là một trong những hoạt động được mọi người mong chờ và không thể thiếu mỗi mùa trung thu về.

Cuội

- Người ta tương truyền rằng việc múa lân trong dịp lễ Tết Trung thu là tập tục bắt nguồn từ sự tích Phật Di Lặc hạ phàm chế ngự lân bảo vệ dân lành. Ta vẫn thường thấy trong màn trình diễn múa lân có một ông bụng phệ, đầu hói, mặc áo dài sặc sỡ, tay cầm quạt mo, mang mặt nạ cười toe toét đi theo giỡn lân, giỡn khách xem múa, người ta hay gọi đó là ông Địa, đó chính là Đức Phật Di Lặc hoá thân thành để chế ngự con lân.

Chị Hằng

- Truyền thuyết kể vào thuở khai thiên lập địa, Lân là một con thú rất hung dữ, chuyên ăn thịt người và năm nào cũng xuất hiện phá phách vào mỗi dịp tết Trung Thu. Ông Địa lấy cỏ linh chi cho nó ăn và thu phục được nó, biến nó thành con thú hiền lành không còn quậy phá dân lành và chỉ biết ăn thực vật.

Cuội

- Kể từ đó, hằng năm ông Địa lại dẫn lân đi vui Tết trung thu cùng mọi người và ban phước lành, may mắn, ấm no đến cho mọi nhà. Lân xuất hiện ở đâu thì ở đó tà ma bị loại trừ, nhân dân hạnh phúc, đất đai màu mỡ.

Chị Hằng

- Và bây giờ Ông Địa sẽ dẫn Lân đến để cùng ban phước lành cho chúng ta qua tiết mục “Múa Lân”. Hãy chào đón chú Lân của chúng ta với một tràng pháo tay thật nồng nhiệt!

Chị Hằng:

Văn nghệ 1: Mở đầu chương trình văn nghệ đêm Trung thu là Bài hát nhẹ nhàng êm dịu của nhạc sĩ Nguyễn Nghị, với lời ca ví von trong sáng dễ thương đến nỗi ông trăng cũng phải ý a nằm nghiêng, tất cả nhân gian phải chao đảo trước hình ảnh cô gái áo quần hài gấm bảnh bao hòa vào dòng người đi xem hội trăng rằm. Xin một tràng vỗ tay thật lớn dành cho tiết mục múa “Em đi xem hội trăng rằm” của các bạn khối lớp 5 biểu diễn.

Văn nghệ 2: “Thùng thà thùng thình trong rộn ràng ngoài đình có con sư tử vui múa quanh vòng quanh, trung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng..” đó là bài múa do các bạn khối lớp 1 biểu diễn. Hãy chào đón tiết mục đặc sắc của các bạn bằng một tràng pháo tay thật lớn!

Văn nghệ 3:Tiếp theo là bài múa "Chú Cuội chơi trăng" do các bạn khối lớp 2 biểu diễn

3. Sự tích Chị Hằng Nga và Chú Cuội

Cuội:

- Các em ơi, Các em thấy chị Hằng Nga có xinh đẹp không nào? Rất xinh đẹp phải không các em! Ở cả thế giới ai cũng khen chị Hằng đẹp, ai cũng mong được đẹp như chị Hằng Nga đấy.

- Thế các em có muốn anh kể câu chuyện của chị Hằng Nga không? À! Anh sẽ kể cho các em câu chuyện sự tích về chị Hằng Nga cho các em nghe nhé!

- Ngày xửa ngày xưa, có 10 ông mặt trời cùng dội lửa xuống trần gian, có một chàng thiện xạ tên là Hậu Nghệ lên đỉnh núi Côn Lôn bắn rụng 9 mặt trời để cứu trái đất khỏi bị cháy thành than. Hằng Nga chính là vợ chàng thiện xạ đó. Thấy Hậu Nghệ vừa tốt bụng vừa có tài nên Vương Mẫu ở trên trời cho chàng thuốc trường sinh bất lão để lên trời thành tiên. Nhưng vì yêu vợ và không muốn xa vợ nên Hậu Nghệ không uống thuốc tiên mang giao cho Hằng Nga cất giữ. Một hôm có kẻ xấu tên là Bồng Mông mang kiếm đến đe doạ Hằng Nga bắt nàng đưa thuốc quý. Hằng Nga không muốn kẻ xấu trường sinh nên nuốt hết thuốc vào bụng. Và ngay sau khi nuốt thì các em có biết chuyện gì xảy ra không nào? À! Không ngờ nuốt xong thì nàng bay thẳng lên Cung Quảng Hàm tức là nơi ở của các tiên nữ. Từ đó, hằng năm cứ đến rằm tháng 8 là ngày trăng sáng nhất, Hậu Nghệ cùng mọi người bầy cỗ “bái nguyệt” có nghĩa là Trông Trăng.

- Đó là sự tích về chị Hằng Nga đấy các em ạ! Các em có thấy hay không nào? Chúng ta hãy dành một tràng pháo tay để chúc mừng câu chuyện của chúng ta nào!

Chị Hằng

- Các em ơi! Sự tích về chú Cuội cũng rất hay và lý thú đó các em ạ! Các em có muốn nghe chuyện sự tích chú cuội không? Bây giờ chị Hằng sẽ kể chuyện sự tích Chú Cuội cho các bạn nghe nhé.

- Có nhiều người tưởng Cuội là hay nói dối nhưng không phải đâu? Cuội là một tiều phu thật thà và tốt bụng được trời giao cho cây Đan Quế vỏ cứng như sắt và lá làm thuốc trường sinh bất lão, người hoặc vật chết rồi, Cuội lấy lá nhai bỏ vào miệng là lại cứu sống lại. Nhưng vì là cây thần nên phải tưới bằng nước sạch. Một hôm Cuội vào rừng kiếm củi, vợ Cuội ở nhà tưới cây bằng nước tiểu thế là lập tức cây bất gốc bay lên. Vừa lúc đó Cuội về đến nơi vội vàng lấy cái búa móc vào gốc để giữ lại, nhưng cây đa thần đã đưa Cuội lên cung trăng, vào những đêm trăng tròn, nhất là rằm tháng 8 nhìn lên mặt trăng sẽ thấy hình bóng Cuội ngồi dưới gốc đa cổ thụ.

- Đó là câu chuyện về chú Cuội đấy các em à! Các em có thấy hay không nào? Nếu hay thì chúng ta hãy cùng dành một tràng pháo tay thật lớn để cùng câu chuyện thú vị của chúng ta nào!

Cuội: Văn nghệ:

Tiếp theo chương trình văn nghệ đêm trung thu, mời quý vị và các em đến với bài múa “Rước đèn trung thu” do các em Hs khối lớp 3 biểu diễn.

(Xin mời các em)

* Vậy là sau bao nhiêu ngày háo hức chờ đợi ngày Trung thu sắp đến:

Trăng như nón mẹ lơ lửng trước nhà

Trăng như trái bóng ai đá lên trời

Trăng như quả chín ngọt thơm biếu bà

Vầng trăng trung thu đã về cho tuổi thơ thêm niềm vui và tiếng cười. chúng ta hãy cùng đón trung thu với nhạc phẩm” vầng trăng yêu thương do các em nhi đồng khối 4 trình bày. Xin 1 tràng vỗ tay dành cho các em.

Để thay đổi không khí trân trọng kính mời quý vị đại biểu cùng các em thưởng thức tiết mục nhảy Rock vầng trăng do các cô giáo trong đội văn nghệ nhà trường biểu diễn!

Chị Hằng

- Các em thân mến! Chúng ta đã được nghe sự tích về Chú Cuội tinh nghịch và Chị Hằng Nga xinh đẹp. Bây giờ chị và các em sẽ tìm hiểu thêm đôi điều về ngày Tết Trung Thu qua các câu hỏi đố vui lý thú các em nhé! Và bé nào trả lời đúng sẽ có một phần quà đặc biệt của chú Cuội và chị Hằng đấy

Cuội:

- Câu hỏi thứ nhất: Tết Trung thu có nguồn gốc từ quốc gia nào?

(a. Trung Quốc.)

b. Hàn Quốc.

c. Nhật Bản.

d. Việt Nam

- Câu hỏi số 2: Loại bánh nào thường có mặt trong tết Trung thu ở các gia đình?

a. Bánh nướng.

b. Bánh dẻo.

(c. Cả A, B đều đúng.)

- Câu hỏi số 3: Người Việt thường tổ chức hoạt động gì trong tết Trung thu?

a. Múa rối nước.

b. Hát quan họ.

(c. Múa lân.)

- Câu hỏi số 4: Trong truyện cổ tích, chú Cuội vì lý do gì mà phải bay lên mặt trăng?

a. Nói dối.

b. Trốn nợ

(c. Níu giữ cây Đa có phép cải tử hoàn sinh).

- Câu hỏi số 5: Theo dân gian, cùng sống với Hằng Nga và chú Cuội trên cung trăng là ai?

a. Trư Bát Giới.

(b. Thỏ ngọc).

c. Tôn Ngộ Không.

- Câu 6: Tại sao chị Hằng Nga lại bay lên trời?

a. Vì Vương mẫu đưa lên làm tiên

(b. Vì uống thuốc trường sinh)

c. Vì Hằng Nga biết bay

- Câu 7: Câu thơ sau Bác Hồ viết trong dịp trung thu năm nào?

Trung thu trăng sáng như gương

Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng

Sau đây Bác viết mấy dòng

Gửi cho các cháu, tỏ lòng nhớ nhung.

a. 1951.

b. 1964.

c. 1968.

Câu 8. Tết Trung Thu còn có tên gọi nào khác?

a. Tết Trông Trăng

b. Tết Thiếu Nhi/Tết Nhi Đồng

(c. Cả hai câu đều đúng.)

Câu 9: Khi bị kéo lên Cung Trăng, chú cuội mang theo vật gì?

a. Cây sáo

b. Cây búa

c. Cây rìu

(d. Cây đa)

Câu 10: Loại đèn nào được trẻ em chơi trong tết Trung Thu truyền thống?

a. Đen pin

b. Đèn dầu

(c. Đèn ông sao)

d. Đèn lồng

Câu 11: Ai là chồng của chị Hằng Nga?

a. Chú Cuội

(b. Chàng Hậu Nghệ)

c. Thạch Sanh

d. Thằng Bờm

Cuội: Giờ chúng ta sẽ tiếp nối chương trình với một trò chơi với nhiều phần quà cực hấp dẫn nhé.

- Trò “Vũ điệu hoá đá” hoặc trò: Trời, nước và đất”.

***Chị Hằng:

Các em yêu quý, đứng ở trên này chị Hằng nhìn thấy các em đã được ông bà, bố mẹ hay các anh chị đã chuẩn bị cho các em những chiếc đèn lồng, đèn ông sao rất đẹp. Các em có muốn khoe những chiếc đèn lồng đó cho mọi người xem không nhỉ? Vậy giờ đây chúng ta cùng nhau thưởng thức màn rước đèn trung thu nhé!

(Màn rước đèn bắt đầu)

Sau màn rước đèn:

Cuội: Chúng ta vừa được xem màn rước đèn đón trăng Đêm trung thu của các bạn nhỏ trường tiểu học ......... Thật là vui, thật là đẹp và rất lung linh phải không các em.

Chị Hằng: Không những đèn lồng, đèn ông sao toả sáng lung linh mà còn những mâm cỗ trung thu của các em được các bậc phụ huynh chuẩn bị cũng thật là sinh động và hấp dẫn. Sau đây, xin trân trọng kính mời quý vị đại biểu khách quý, các bác các cô chú cùng đi dạo và chiêm ngưỡng những mâm cỗ trung thu thật là đẹp và đầy ý nghĩa. Xin trân trọng kính mời. (Mở nhạc trung thu)

***** Lãnh đạo phát biểu và tặng quà

Chị Hằng

- Kính thưa quý vị đại biểu, quý vị khách quý, các bậc phụ huynh cùng các em1

- Trong những năm qua các cấp uỷ Đảng, chính quyền luôn dành những tình cảm, sự quan tâm đặc biệt cả về vật chất và tinh thần để tuổi thơ được vui chơi và phát triển lành mạnh. Đến dự với chương trình hôm nay chúng ta vui mừng được đón các bác, cô chú lãnh đạo (tỉnh, huyện, xã) đã đến vui chung với niềm vui của các em thiếu nhi. Và tiếp theo chương trình xin trân trọng giới thiệu và kính mời ông ……………UBND phường ... lên phát biểu.

Cuội: Xin cảm ơn bài phát biểu của ông….

Kíp 1: Kính thưa quý vị đại biểu, các em thân mến! Trong cuộc sống có nhiều mảnh đời với những hoàn cảnh khác nhau, có nhiều bạn luôn được sống trong sự đủ đầy cả về vật chất lẫn tinh thần nhưng cũng có bạn phải chịu sự thiệt thòi, không có cơm no, áo mặc, thậm chí mồ côi cha mẹ; có bạn luôn được sống vui khỏe, nhưng cũng có bạn lại phải chịu cảnh tật nguyền, cuộc sống không công bằng với tất cả mọi người nhưng điều đáng quý nhất là vượt lên trên hoàn cảnh, rất nhiều bạn nhỏ của chúng ta vẫn cố gắng học tập, rèn luyện để trở thành những con người có ích cho xã hội.

Chị Hằng

Trong chương trình Vui Tết trung thu hôm nay, Nhà trường cũng có những món quà giành tặng để động viên và khen ngợi các em thiếu niên nhi đồng chăm ngoan học giỏi học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Sau đây, xin mời các em có tên sau bước lên sân khấu để đón nhận các món quà:

- Danh sách các em (danh sách kèm theo):

Cuội.

Xin trân trọng kính mời thầy ...... – HT nhà trường/lãnh đạo địa phương lên trao các phần quà cho các em.

Chị Hằng

Kíp 2.

Tiếp theo chương trình, về phía địa phương xã .... và các bậc PHHS cũng có những phần quà để động viên và khen ngợi các em. Sau đây, Chị Hằng xin mời các em lớp trưởng đại diện cho lớp mình bước lên sân khấu nhận những phần quà về cho các bạn lớp mình.

Xin trân trọng kính mời bác...........................

Cô .......................... đại diện hội CMHS

Cô...............................................................

Lên trao quà cho các em.

(Trao xong cảm ơn!)

8. Phá cổ trông trăng (có lời dẫn)

Cuội:

- Kính thưa các quý vị đại biểu, anh chị phụ trách cùng các bậc cha mẹ và các em!

Phá cỗ trung thu là một hoạt động rất đặc biệt trong ngày lễ trung thu, nhất là đối với các em nhỏ. Hay còn được gọi là tết trung thu, ngày tết của trẻ em và là dịp gia đình đoàn viên. Nhắc đến trung thu ngoài sự có mặt của Chị Hằng và A Cuội chúng ta còn trông đợi giây phút phá cỗ.

Chị Hằng

Phá cỗ trung thu là phong tục tập quán lâu đời từ xa xưa của người dân. Vào trung thu, các gia đình sẽ bày một mâm cỗ bao gồm các loại bánh trung thu. Bao gồm bánh dẻo, bánh nướng hoặc có thể là những loại bánh trung thu hiện đại hơn. Ngoài ra, còn cần cả mâm ngủ quả bao gồm các loại trái cây như na, bưởi, chuối,… Bên cạnh là những chiếc đèn lồng ông sao, đèn cá chép,…

Cuội

Đó là mâm cỗ để cúng trăng và để cầu mong những điều tốt đẹp, hạnh phúc sẽ đến với gia đình. Và đối với những người dân làm nông thì đó còn là những lời cầu mong một mùa màng bội thu, gia đình đoàn viên.

Chị Hằng

Và ngay bây giờ chúng ta sẽ đến với giây phút được các em nhỏ mong chờ nhất ngày hôm nay! Đó chính là phá cỗ Trung Thu. Trân trọng kính mời các bác lãnh đạo các ban nghành của địa phương xã Đại Tập cùng các bậc cha mẹ phụ huynh sẽ cùng phá cỗ với các em! Xin mời tất cả các em hãy lên lớp học của mình để cùng nhau phá cỗ Trung Thu.

9. Kết thúc chương trình tết trung thu:

Cuội

- Kính thưa các vị đại biểu! Thưa các bậc phụ huynh cùng toàn thể các em thân mến!

- Chúng ta có được ngày vui hôm nay là nhờ sự quan tâm đặc biệt của gia đình, các ban ngành đoàn thể của địa phương. Mỗi cử chỉ ân cần, mỗi lời căn dặn đầy tình yêu thương, trách nhiệm và sự có mặt của các vị đại biểu hôm nay là niềm vinh hạnh hết sức lớn lao đối với các em. Các em hãy cố gắng học thật giỏi luôn chăm ngoan và chúc các em có một tết trung thu thật ý nghĩa.

Chị Hằng

- Xin trân trọng cảm ơn quý đại biểu đã đến dự và chia vui cùng các em thiếu nhi. Xin kính chúc các vị đại biểu, các bậc phụ huynh sức khỏe, thành đạt và quan tâm nhiều hơn nữa đến việc chăm sóc và giáo dục các em.

Xin kính chào và hẹn gặp lại!.

4. Lời dẫn chương trình Trung thu ở thôn

Tổ chức lễ Trung thu 2024 là một trong những hoạt động được các em thiếu nhi rất mong chờ. Chính vì vậy, để cho chương trình Tết trung thu 2024 thật vui và ý nghĩa thì không thể thiếu mẫu lời dẫn chương trình Trung thu được. Dưới đây là mẫu lời dẫn chương trình Trung thu ở thôn hay và chi tiết, các bạn có thể tham khảo để lồng ghép vào kịch bản Tết trung thu 2024 sao cho hợp lí nhất.

Xin nhiệt liệt chào đón các quý vị đại biểu, các bậc phụ huynh và toàn thể các bạn về dự tết trung thu năm 2024 của thôn ...- xã .....

Kinh thưa các quý vị đại biểu

Thưa các ông, các bà cũng toàn thể các bậc phụ huynh Thôn ...

Thưa toàn thể các bạn.

Vào mỗi đêm Trung thu, ánh trăng vàng sáng tỏ khắp trần gian, trẻ em lại nào nức rước đèn phá cỗ. Trung thu là dịp để mọi người trong gia đình quây quần đoàn tụ bên nhau. Chắc hẳn trong mỗi chúng ta, ngày tết Trung thu có những ý nghĩa đặc biệt riêng và là những kỉ niệm ngọt ngào đã, đang và sẽ theo ta đi suốt cuộc đời.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh – người luôn dành những tình cảm yêu thương và sự quan tâm sâu sắc tới các cháu Thiếu niên Nhi đồng. Trung thu nào Người cũng có thư gửi cho các cháu với những lời thơ đầy cảm động.

“Trung thu trăng sáng như gương

Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương Nhi đồng

Sau đây Bác viết mấy dòng

Gửi cho các cháu, tỏ lòng nhớ nhung"

Vui tết – đón trăng – nhớ Bác Hồ, hôm nay tuổi trẻ thôn .... phối hợp với các ban ngành đoàn thể cùng toàn thể nhân dân thôn nhà tổ chức một đêm hội trăng rằm mang tên “ Vầng Trăng tuổi thơ" với biết bao điều lý thú và bổ ích.

* Về dự với đêm hội trăng rằm hôm nay, xin trân trọng giới thiệu có

Ông:.................................................................

Ông: ................................................................

Đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng.

* Về dự với đêm hội của chúng ta hôm này còn có các bác, các cô, các chú đại biểu thay mặt cho:

- Ban chấp hành hội phụ nữ xã .....

- Ban chấp hành đoàn - xã ........

- Đại diện các ban ngành đoàn thể trong thôn ......

Đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng.

* Và đặc biệt về dự với đêm hội của chúng ta hôm nay còn có toàn thể các bậc phụ huynh và sự có mặt đông đủ của các bạn thiếu niên – nhi đồng trong thôn. Một lần nữa đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng.

Mở đầu chương trình, xin trân trọng giới thiệu và kính mời ông ......- Bí thư chi bộ Thôn ...... lên đọc thư của Chủ tịch nước gửi các châu thiếu niên, nhi đồng trong cả nước nhân dịp tết Trung Thu.

Xin trân trọng cảm ơn ông ..... Chúng cháu hiểu rằng thiếu niên – nhi đồng Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng, nhà nước . Chúng cháu sẽ cố gắng học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, biết kính trọng thầy cô giáo, thương yêu ông bà, cha mẹ, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.

Tiếp theo chương trình xin trân trọng giới thiệu và kính mời ông .....- Trưởng thôn . lên phát.... biểu ý kiến và dặn đo các cháu.

Xin cảm ơn bác .........., thay mặt các bạn thiếu nhà trong thôn xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo thôn cùng các ban ngành đoàn thế trong thôn nhà. Chúng con xin hứa sẽ phấn đấu học tập và rèn luyện để luôn là niềm vui, niềm tự hào của thầy cô và cha mẹ.

Về dự với đêm hội trăng rằm hôm nay, có sự quan tâm của các tổ chức đoàn thể xã ......... Xin trân trọng giới thiệu các bác..... đại diện Ban chấp hành hội phụ nữ xã Lương Sơn, các cô Ban chấp hành đoàn- xã Lương Sơn lên tặng quà cho các cháu thiếu niên nhi đồng.

Các bạn ơi!. Các bạn có muốn gặp chị Hằng không? Hãy cùng gọi chị Hằng xuống dự đêm hội với chúng ta nào.

Chị Hằng Nga ơi!!!!!

(Chị Hằng đi ra)

- Chị Hằng: Chị đây,chị đây. Chị Hằng Nga chào các em. Hôm nay trăng tròn, to và rất đẹp. Chị đố các em hôm nay là ngày gì nào?

- Ah, đúng rồi. Hôm nay là ngày rằm tháng 8, là ngày tết Trung thu đấy các em ạ. Các em ơi!. Các em có muốn nhận quà của chị không. Bây giờ chị sẽ đặt câu hỏi, bạn nào trả lời đúng chị sẽ tặng quà cho bạn đó. Các em lắng nghe câu hỏi, ai biết câu trả lời thì giơ tay lên nhé.

* Trong truyện cổ tích, chú Cuội vì lý do gì mà phải trốn lên mặt trăng?

ĐA: Níu giữ cây Đa có phép cải tử hoàn sinh

* Cái gì bằng cái vung, vùng xuống ao, đào chẳng thấy, lấy chẳng lên ?

ĐA: Mặt trăng.

* Loại bánh nào thường có mặt trong tết Trung thu ở các gia đình?

ĐA: Bánh nướng và bánh dẻo

* Loại đèn nào trẻ em Việt Nam hay chơi khi tết trung thu đến? ĐA: Đèn lồng. Đàn ông sao

* Vào đêm rằm trung thu, trẻ em Việt Nam hay có những hoạt động vui chơi nào?

ĐA. Rước đèn ông sao, ngắm trăng, phá cỗ

Các em thiếu nhi thôn .... quá giỏi nên các em trả lời rất tốt. Đề nghị chúng ta tăng các bạn ấy một tràng vỗ tay thật to ạ.

MC: Chị Hằng ơi, cảm ơn chị đã mang lại một không khi rất vui vẻ cho đêm hội trăng rằm hôm nay. Mà hôm nay chị xuống đây một mình sao?

Chị Hằng: Chị cũng muốn đưa cuội đi cùng nhưng chị xuống trần rồi thi Cuội phải ở lại trông nhà em à.

MC: ơ, thế ở cung trăng cũng phải trông nhà ạ?

Chị Hằng: Em ơi, bây giờ đạo chích nhiều lắm. Nếu cả chị và Cuội đều đi vắng thì bọn Thỏ ngọc nhà chị sẽ thành món thỏ xào xả ớt hết em ạ.

Nhưng thôi, minh đừng nói chuyện đó nữa, hãy cùng các bé múa hát đón chào tết Trung thu thôi nào!

MC: Vâng, mời chị cùng múa hát với các bạn nhỏ nhé

Xin mời các quý vị đại biểu và các bạn đến với chương trình văn nghệ vô cùng đặc sắc được thể hiện bởi các bạn thiếu nhi thôn .....

Mở đầu chương trình văn nghệ hôm nay là một vũ điệu vô cùng đáng yêu với những động tác đơn giản nhưng không kém phần hấp dẫn xin trân trọng giới thiệu điệu nhảy Dân vũ - Flash Mob.

Xin cảm ơn các bạn với những động tác đơn giản, dễ tập, dễ nhớ các bạn đã mang đến đêm hội hôm nay một vũ điệu vô cùng sôi động giúp giải tỏa căng thẳng và quan trọng là kết nối mọi người với nhau.

* Các bạn thân mến, trong không khí tưng bừng, phấn khởi của những ngày đầu năm học, hòa chung với niềm vui hân hoan của hàng triệu giáo viên và học sinh trên cả nước, các bạn thiếu niên nhi đồng vùng cao cũng háo hức bước vào năm học mới với nhiều dự định và hoài bão cho tương lai.

Đưa em vào đời đẹp những ước mơ.

Em nghe lòng mình niềm vui đong đầy.

Và hôm nay, xin mời quý vị đại biểu và các bạn vui cùng niềm vui của các bạn ấy qua một điệu múa vô cùng duyên dáng trên nền bài hát Niềm vui cho em.

Xin cảm ơn các bạn, mong rằng các bạn sẽ cố gắng phấn đấu ngay từ những giờ học đầu tiên: tự giác, tự chủ trong học tập. Bởi hơn ai hết chúng ta hiểu rằng chỉ có học tập mới góp phần đưa dân tộc Việt nam sánh vai với các cường quốc năm châu. Các bạn thân mến, một trong những truyền thống quý báu của dân tộc ta là đạo hiếu. Ca dao có câu

Cha cho con nụ cười tươi

Dành cho con cả cuộc đời, tương lai.

Tình yêu của cha mẹ là yên bình nhất. Với những ca từ trong sáng, giai điệu nhẹ nhàng nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu viết:

Ba mẹ là lá chắn

Che chở suốt đời con

Và bây giờ xin trân trọng giới thiệu một giọng ca rất dễ thương với bài hát Cho con.

Xin cảm ơn bạn, với những nốt nhạc du dương bạn đã đưa chúng ta đến một thế giới thật yên bình, nơi đó có mẹ, có con và có nụ cười hạnh phúc.

* Các bạn biết không? Văn hóa dân gian từ lâu vẫn được xem là "văn hóa gốc", "văn hóa mẹ" là bản sắc văn hóa dân tộc. Bất cứ quốc gia và vùng lãnh thổ nào cũng có nét văn hóa đặc trưng riêng. Ấn Độ có một di sản văn hóa phong phú và đặc sắc. Các điệu múa Ấn Độ đặc trưng bởi sự đẹp mắt và duyên dáng trong từng động tác...

Và sau đây, xin mời quý vị đại biểu, các bậc phụ huynh và các bạn đến thăm đất nước Ấn Độ xa xôi qua những bước nhảy vô cùng duyên dáng. Xin chào đón các diễn viên nhí của chúng ta.

Cảm ơn các bạn, với những động tác uyển chuyển, đặt trọng tâm vào đôi tay cùng những bước nhảy nhanh của vũ công đã mang đến cho đêm hội hôm nay một không gian văn hóa mới mẻ và hấp dẫn.

* Các bạn thân mến,mỗi dịp trung thu về, tại các con phố, các cửa hàng lại ngập tràn các loại đồ chơi Ngày nay dù công nghệ phát triển, đồ chơi đa dạng nhưng những món đồ chơi truyền thống như đèn ông sao vẫn luôn là sự lựa chọn của trẻ em Việt Nam. Thành phố kia vẫn lấp lánh đèn hoa, dòng đời vẫn trôi và người đời vẫn vậy. Chỉ có những kỉ niệm tuổi thơ là còn mãi với thời gian.

Nhiều nhạc sĩ viết về trung thu với nhiều ca khúc mang tính nhân văn cao, nhưng có lẽ bài hát Chiếc đèn ông sao của nhạc sĩ Phạm Tuyên vẫn là sự lựa chọn yêu thích của hàng triệu triệu bạn nhỏ trong những lễ hội trăng rằm. Xin trân trọng giới thiệu tốp ca nhỏ thôn ..... với nhạc phẩm Chiếc đèn ông sao.

Đêm hội trăng rằm mang tên “Vầng trăng tuổi thơ" của thôn ..... đến đây là kết thúc, thay mặt ban tổ chức xin trân trọng cảm ơn và gửi lời chúc sức khoẻ tới các quý vị đại biểu khách quý.

5. Chương trình Trung thu cho công ty

Cháu:

Loa…loa….loa…loa…

Trung thu ngày hội

Đón chị Hằng Nga

Cùng với chúng ta

Múa ca mừng hội

Loa….loa…loa…loa…

Loa….loa…loa…loa…

Các em nhỏ: Chị Hằng Nga ơi, xuống đây chơi cùng chúng em đi!!!

- Hằng Nga xuất hiện: bay lượn nhẹ nhàng.

- Hằng Nga: Chị Hằng Nga chào tất cả các bạn nhỏ trong trường mầm non..

- Các em nhỏ: Chúng em chào chị Hằng Nga

- Hằng Nga: Hôm nay là ngày rằm tháng 8, là ngày tết Trung thu. Chị Hằng xuống đây cùng vui chơi với các em. Các em cùng chào đón một người bạn cũng đến từ cung trăng.

- Chú cuội: Đi ra

- Các em nhỏ: Đọc bài đồng dao

“Chú cuội ngồi gốc cây đa

Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời

Cha còn cắt cỏ trên trời

Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên

Ông thì cầm bút cầm nghiên

Ông thì cầm tiền đi chuộc lá đa”.

- Chú Cuội: Cuội xin chào các bạn, ở đây có nhiều bạn nhỏ, lại có cả chị Hằng nữa. Cuội nghe nói ở Trường mầm non .......... các bạn vừa chăm ngoan, học giỏi lại hát hay múa đẹp?

- Chị Hằng Nga: Cuội nói đúng rồi đấy và ngay sau đây chị mời các em và Cuội cùng xem các tiết mục văn nghệ của các bạn khối lớn của trường mình biểu diễn nhé!

Phần lễ chương trình (có chương trình không cần đến):

  • Khoảnh khắc đòi hỏi tính nghiêm túc và giới thiệu đúng đủ chức vụ theo kịch bản. (Mc có thể nhìn giấy khi giới thiệu phần lễ)
  • Cuội và Hằng có thể song mic cùng nhau, phân chia lời dẫn.

Xin hân hoan chào đón toàn thể các quý vị đại biểu, các vị lãnh đạo, các bộ nhân viên và các bạn nhỏ đến với chương trình Trung thu với chủ đề ĐÊM HỘI TRĂNG RẰM ngày hôm nay.

Lời đầu tiên cho phép chú Cuội cùng chị Hằng xin được gửi lời kính chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất.

Quý vị thân mến, Trung thu là ngày Tết truyền thống của dân tộc Việt Nam với rất nhiều giá trị đẹp. Ngày tết đặc biệt này là thời điểm để bố mẹ dành tình yêu thương cho các con của mình, là dịp để các bạn nhỏ được vui chơi thỏa thích, được rước đèn dưới ánh trăng sáng, được chơi cùng Chú Cuội chị Hằng, được phá cỗ...những giây phút ấy thật tuyệt vời làm sao. Ban tổ chức chương trình xin phép thay lời muốn nói bằng những tiết mục, chương trình đặc sắc trong đêm nay. Rất mong sẽ được sự ủng hộ của các vị lãnh đạo, các bộ nhân viên và các bạn nhỏ bằng một tràng pháo tay thật lớn.

Chơi trò chơi hoạt náo (là các trò chơi không cần đến đạo cụ):

  • Cuội (Hằng) nên tổ chức ngay khi xuất hiện để tạo ấn tượng mạnh tới các bạn nhỏ
  • Chơi khi chương trình bị cháy (các tiết mục giới thiệu nhưng không chịu lên sân khấu, hoặc Mc phải câu giờ chờ đại biểu, chờ các tiết mục khác...)

Cuội và chị Hằng xuất hiện trong không khí sôi động của âm nhạc:

Xin chào các bạn nhỏ, hôm nay Cuội đến đây có mang theo rất nhiều quà cho các bạn đấy. Bạn nào muốn nhận được quà thì hãy giơ tay lên nào...Hình như vẫn chưa phải sôi nổi nhất nhỉ. Bây giờ Cuội hỏi lại, bạn nào muốn nhận được quà thì hãy giơ hai tay lên và hô A thật to nha. Bạn nào muốn nhận được quà của Cuội Hằng nào... Và ngay bây giờ, chúng ta sẽ đến với một phần cực kì hấp dẫn trong chương trình hôm nay. Đó chính là "Chơi trò chơi, nhận phần thưởng", người chiến thắng sẽ nhận được những phần quà... MC đọc câu đố:

  • Hai nhân vật được nhắc đến nhiều trong ngày Tết Trung Thu là ai? (ĐA: Chú Cuội và chị Hằng)
  • Theo truyện cổ tích, ai là người Việt Nam đầu tiên lên mặt trăng? (ĐA: Chú Cuội)
  • Bánh Trung Thu thường có hình trong và hình vuông. Hình tròn và hình vuông này có ý nghĩa gì? (ĐA: Trời tròn đất vuông)
  • Đêm Tết Trung Thu còn được gọi là đêm hội gì? (ĐA: Hội Trăng Rằm)
  • ...

Giới thiệu các tiết mục:

Tiết mục hát: giới thiệu đủ tên bài hát, tên người thể hiện, người sáng tác bài hát

Tiết mục nhảy: Giới thiệu người thể hiện, giới thiệu tên bài nhạc (nếu cần)

Lời dẫn giới thiệu bài hát

Tiết mục 1: Đơn ca ''Thùng thình"

Nếu rước đèn, phá cỗ là hình ảnh đặc trưng của Tết trung thu thì tiếng trống lân thùng thình là âm thanh không thể thiếu trong dịp hội hè này. Tiếng trống lân còn là tín hiệu để đám trẻ tụ họp “liên hoan” trong ngày Tết dành riêng cho mình. Chúng ta hãy cùng nghe lại ca khúc này qua giọng ca của bé... đến từ lớp...

Tiết mục 2: Chiếc đèn ông sao (tiết mục song ca)

Mỗi khi nghe thấy trẻ em trong xóm hát bài “Chiếc đèn ông sao” là ai cũng biết Trung thu sắp về. Từ khắp các ngả đường, ngõ xóm đều vang lên điệu trống phách nhịp nhàng quen thuộc, mỗi lần ca khúc này cất lên, ai ai cũng cảm nhận được cái không khí vui tươi, náo nức. Dù trải qua hơn nửa thế kỷ, “Chiếc đèn ông sao” của nhạc sĩ Phạm Tuyên vẫn luôn sống mãi như một khúc ca không thể thiếu trong mỗi đêm hội trăng rằm. Xin mời các vị đại biểu, thầy cô giáo và các em học sinh đến với tiết mục song ca “Chiếc đèn ông sao” của 2 bé...

Lời dẫn giới thiệu tiết mục nhảy:

Các bạn nhỏ này, cung trăng của chúng ta sẽ được khuấy động bằng một tiết mục cực kỳ sung trên nền nhạc cực kỳ sôi động. Các bạn nhỏ hãy dành một tràng pháo tay thật lớn để chào đón tiết mục nhảy .........................của................................

Chơi trò chơi (có đạo cụ): là các trò chơi tổ chức trên sân khấu.

  • Thường có 2 – 3 trò chơi trong 1 chương trình.
  • Các trò chơi nên kết hợp với âm nhạc để tăng sức hấp dẫn, sôi động.
  • MC có thể tổ chức trò chơi cho gia đình cùng chơi ngay tại sân khấu.

Các bạn nhỏ ơi, hôm nay Cuội Hằng tặng cho các bạn rất nhiều quà. Các bạn đã vui chưa? Bạn nhỏ nào muốn nhận thêm nhiều quà nữa nhỉ? Bây giờ Cuội Hằng đếm từ 10 cho đến 1, X bạn nào lên sân khấu nhanh nhất sẽ có cơ hội nhận quà từ Cuội Hằng nha. Hô đếm 10 – 1; Còn bây giờ, các bạn gái sẵn sàng lên sân khấu chưa? Hô đếm 10 – 1.

1. Trò chơi: Nhảy dây thổi bóng!

Chuẩn bị: 3 dây dài để nhảy, 1 túi bóng bay

Luật chơi: 3 đội mỗi đội 6 người, 2 người cầm dây quay, 2 người nhảy dây, 2 người buộc bóng.

Mỗi đội có 2 phút vừa nhảy dây vùa thổi bóng. Hết thời gian đội nào được nhiều bóng nhất sẽ chiến thắng.

2. Trò chơi thứ 2: Ai ăn nhanh nhất

Chuẩn bị: 1 quả dưa hấu, 3 cái đĩa to

Luật chơi: 3 đội, mỗi đội 3 người, trong thời gian 1p, đội nào ăn hết đĩa dưa hấu trước sẽ dành chiến thắng.

3. Trò chơi thứ 3: Trời, Đất, Nước

Luật chơi: Quản trò nói: “Trời” và chỉ ai đó, người đó sẽ trả lời là “Chim”. Quản trò nói “Nước” và chỉ vào ai đó, người đó sẽ trả lời là “Cá”. Quản trò nói “Đất” và chỉ ai đó, người đó sẽ trả lời là “Cây”. Ngược lại quản trò nói “Chim” thì người được chỉ phải nói là “Trời”. Cứ như thế, nhanh dần tốc độ của trò chơi.

Phá cỗ - Tặng quà:

Các bậc phụ huynh và các em nhỏ thân mến, giây phút đặc biệt nhất của ĐÊM HỘI TRĂNG RẰM ĐÃ ĐIỂM. Chúng ta hãy cùng nhau phá cỗ và mang lại niềm vui đặc biệt nhất trong khoảnh khắc đặc biệt này đi thôi. Cuội Hằng xin mời các bậc phụ huynh nhanh chân dứng dậy, đặt tay lên vai người phía trước, chúng ta sẽ tạo nên vòng tròn cung trăng thật đẹp để chuẩn bị cho giây phút phá cỗ đặt biệt này. Cơ hội phá cỗ nhận quà chỉ dành cho những ai đặt tay lên vai người phía trước và xếp thành vòng tròn cung trăng. Cuội Hằng bắt đầu đếm 10 9 ... 3 2 1.

Các em ơi, các em có thấy mâm cỗ của chúng ta to và nhiều hoa quả bánh kẹo không nào! Tất cả là dành cho các em cả đấy, có chuối có bưởi có nho có bánh dẻo bánh nướng rất là ngon. Xin mời tất cả các bạn chúng ta cúng phá cỗ nào!!!

Lúc này Cuội và Hằng lần lượt phát quà cho các bé. Khi phát quà xong thì chuyển sang lời đọc phần kết chương trình.

Kính thưa các quý vị đại biểu, các vị lãnh đạo, các bậc phụ huynh và các em nhỏ thân mến. Như vậy, giây phút phá cỗ cung trăng đã hoàn thành thật ý nghĩa và thành công. Đây cũng là khoảnh khắc chương trình trung thu Đêm hội trăng rằm phải khép lại. Thay mặt ban tổ chức chương trình, xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty Gắn Kết, cảm ơn sự nhiệt tình của các thành viên ban tổ chức, tinh thần hết mình của các bậc phụ huynh và các em nhỏ. Kính chúc các quý vị đại biểu, các vị lãnh đạo, các bậc phụ huynh và các em nhỏ một mùa trung thu ý nghĩa. Chúc tất cả quý vị có một giấc ngủ ngon. Xin chào và hẹn gặp lại ở mùa trung thu 2024.

6. Kịch bản chương trình Trung thu thôn, xóm

1. Văn nghệ chào mừng

Mở đầu chương trình chúng ta sẽ cùng nhau thưởng thức những tiết mục văn nghệ do các bạn thiếu niên nhi đồng thôn/ xã / phường…. thể hiện.

Mở đầu là tiết mục…………………

Tiết mục 2:…………………………..

Tiết mục 3:……………………….

Xin cảm ơn các em với những tiết mục văn nghệ mở màn rất đặc sắc. Xin 1 tràng pháo tay cổ vũ cho các bạn nhỏ của chúng ta nào.

2. Tuyên bố lý do, giới thiệu địa biểu

Kính thưa các quý vị đại biểu, quý vị phụ huynh cùng toàn thể các em học sinh thân mến! Thế là một cái tết Trung thu thật vui vẻ và ý nghĩa đã đến. Không khí Trung thu đã tràn ngập khắp mọi nơi cùng niềm vui hân hoan của tuổi thơ. Hòa chung với thiếu nhi cả nước chào đón tết trung thu, hôm nay UBND xã …., thôn …. Tổ chức đêm Trung thu 2024 với chủ đề………….

Đây là dịp để các em gặp gỡ, giao lưu, và vui chơi thật ý nghĩa.

Các em thân mến! Về tham dự với buổi lễ hôm nay chúng ta rất vui mừng, vinh dự chào đón các bác, các cô chú, anh chị… đến chung vui cùng các em.

Xin trân trọng giới thiệu:

- Ông………

- Bà……….

- Anh/ Chị………..

Cùng sự có mặt của quý vị phụ huynh.

Đặc biệt là sự có mặt đầy đủ của các em thiếu niên nhi đồng.

3. Phát biểu ôn lại sự tích tết trung thu, đọc thư chúc tết thiếu nhi của Chủ tịch nước

Kính thưa các quý vị đại biểu! Thưa các vị khách quý, cùng các em thiếu nhi thân mến!

Cứ vào ngày 15.8 âm lịch trẻ em trên khắp cả nước lại háo hức cùng nhau đi phá cỗ trăng rằm, đón trung thu. Để hiểu rõ hơn về nguồn gốc của Tết Trung thu.

Sau đây tôi xin trân trọng giới thiệu và kính mới Ông/bà…….. lên ôn lại sự tích tết Trung thu.

- 4 câu chuyện về Trung thu dành cho trẻ em dịp Tết Trung thu

- Nguồn gốc, ý nghĩa ngày Tết Trung thu

- Đọc thư chúc tết Trung thu của Chủ tịch nước.

4. Lãnh đạo phát biểu và tặng quà

Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền luôn dành những tình cảm, sự quan tâm đặc biệt cả về vật chất và tinh thần để các em được vui chơi, phát triển lành mạnh. Đến dự với chương trình hôm nay chúng ta vui mừng được đón các bác, các cô chú lãnh đạo xã đến chung vui với các em thiếu niên nhi đồng.

Tiếp theo chương trình, tôi xin trân trọng kính mời Ông/ bà…………….. có đôi lời phát biểu và có những phần quà dành tặng cho các em.

Xin trân trọng cảm ơn những tình cảm của ông/bà.

5. Thiếu nhi phát biểu cảm ơn

Trước những tình cảm và sự quan tâm của các quý vị đại biểu, quý vị phụ huynh, các cô bác anh chị, các em thiếu nhi cũng có những lời cảm ơn.

Xin mời em.......

6. Văn nghệ, trò chơi

a. Văn nghệ

Để tiếp theo chương trình chúng ta sẽ đến với những tiết mục văn nghệ do các em thiếu nhi thôn/ xã/ phường…… biểu diễn.

Tiết mục 1:

Tiết mục 2:

Tết mục 3:

b. Trò chơi

Tiếp theo, chúng ta sẽ đến với một số trò chơi có thưởng. Các bạn nhỏ có muốn nhận quà thưởng không nào? Vậy hãy cùng tham gia trả lời câu đố vui có thưởng này nhé.

7. Phá cỗ trung thu và bế mạc

Kính thưa các quý vị đại biểu, quý vị phụ huynh cùng toàn thể các em thiếu niên nhi đồng thân mến.

Chúng ta có được ngày vui hôm nay là nhờ sự quan tâm đặc biệt của gia đình, các ban ngành đoàn thể của địa phương. Mỗi cử chỉ ân cần, mỗi lời căn dặn đầy tình yêu thương, có trách nhiệm và sự có mặt của quý vị đại biểu hôm nay là niềm hành phúc lớn lao đối với các em. Các em hãy cố gắng học tập thật giỏi, rèn luyện tốt, luôn chăm ngoan. Chúc các em có một mùa trung thu thật ý nghĩa.

Xin trân trọng cảm ơn sự quan của các quý vị đại biểu. Xin kính chúc các quý vị đại biểu, các bậc phụ huynh luôn mạnh khỏe, thành công và có nhiều quan tâm hơn nữa đến việc chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng.

Kịch bản chương trình Trung thu

7. Kịch bản chương trình Trung thu mầm non

1. Giới thiệu chương trình

Các con à, vào mỗi đêm Trung thu, ánh trăng vàng sáng tỏ khắp trần gian, trẻ em lại náo nức rước đèn phá cỗ. Các con biết không, Trung thu là dịp để mọi người trong gia đình quay quần đoàn tụ bên nhau. Trung thu còn là dịp để các em thiếu nhi thoả thích được vui chơi, được xem múa lân, được ăn bánh kẹo. Chắc hẳn trong mỗi chúng ta, ngày tết Trung thu có những ý nghĩa đặc biệt riêng của mỗi người nữa.

Như thường lệ hằng năm vào ngày tết Trung thu, trường mầm non Thái Chánh tổ chức ngày hội cho các bé vui đón Trung thu ở trường, bên bạn bè và cô giáo của mình.

Đến dự ngày hội "Vui hội trăng rằm" hôm nay, chúng ta vui mừng chào đón:

Cô...............................................Hiệu trưởng trường mầm non ... (Vỗ tay)

Cô...............................................(Vỗ tay)

Cô...............................................(Vỗ tay)

2. Chương trình vui tết Trung thu:

Các bé ơi.....Hãy lắng nghe xem, có âm thanh gì vậy ta? Các bé hãy im lặng và lắng nghe nhé!

Loa....loa...loa...

Thứ tựNội dungNgười thực hiện
1

Giới thiệu và gọi chị Hằng đến vui Trung thu với các bé: (Một nhóm trẻ chạy ra sân khấu và gọi vang)

Loa...loa....loa...loa...Trung thu ngày hộiĐón chị Hằng NgaCùng với chúng taMúa ca mừng hộiLoa....loa...loa...loa...

Chị Hằng Nga ơi, xuống đây chơi đi!!!( Có thể tất cả trẻ ngồi bên dưới sân cùng gọi)

- Chị Hằng Nga xuất hiện: Chị Hằng Nga chào các em. Hôm nay trăng tròn to và rất đẹp. Chị đố các em hôm nay là ngày gì?

- Ah, đúng rồi. Hôm nay là ngày rằm tháng 8, là ngày tết Trung thu. Chị Hằng xuống đây cùng vui chơi với các bé. Nào, chúng ta cùng múa hát đón chào tết Trung thu nhé! (Hằng Nga đi xuống cùng vui chơi và hát theo bài Tết Suối Hồng – 1 đoạn)

- Hôm nay xuống cùng chị Hằng có một cậu bé nữa, các bé đoán xem cậu bé này là ai nhé! Cậu bé này hay ngồi gốc cây đa, lười biếng, để trâu ăn hết lúa. Lá ai vậy các bé? (Chú Cuội)

Chị Hằng và Chú Cuội
2

Chú cuội xuất hiện và giao lưu với các bé:

Cuội xin chào các bạn, ở đây sao nhiều bạn nhỏ quá vậy? Các bạn học ở trường nào vậy?

Sao hôm nay các bạn vui quá vậy?

Cuội nghe nói ở trường mầm non .......... các bé vừa xinh vừa học giỏi nữa, Cuội đố bạn nào đọc được bài đồng dao nói về "Chú Cuội" – Cuội sẽ có phần quà to ơi là to cho bạn ấy.

(Mời các bé lên sân khấu và đọc bài đồng dao).

Chị Hằng Nga ơi, nãy giờ vui quá em quên mất việc quan trọng này nè. Cuội đố chị Hằng Nga nhé, Tết Trung thu có từ bao giờ?

Hằng Nga: uhm...Chị chịu thua, vì sao vậy?

Cuội: Mẹ em bảo rằng: Trung thu là ngày giữa mùa thu, là ngày trăng tròn nhất trong năm, đẹp nhất trong năm. Theo sách cổ truyền thì ngày tết Trung thu bắt đầu từ đời nhà Đường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh ở nước Trung Quốc bây giờ đó chị.

Hằng Nga: Ah, vậy ah, giờ chị mới biết đó.

Cuội: chị Hằng Nga ơi, em muốn xem văn nghệ quá ah. Em nghe nói các bé trường Mầm non .... hát hay và múa đẹp lắm phải không chị?

Hằng Nga: Ah, từ từ chị sẽ mời Cuội thưởng thức nhé! Mời các bé và Cuội hướng mắt về sân khấu xem các tiết mục văn nghệ của các anh chị khối lá của trường mình biểu diễn nhé!

3Các tiết mục văn nghệ: (có thể xen phần trò chơi để kéo dài chương trình văn nghệ)Các cô giáo
4

Trò chơi:

Chị Hằng ơi, phải công nhận là các bé trường mình múa hát rất là dễ thương nè. E có một trò chơi này hay lắm và khó nữa. Không biết các bé có chơi giỏi không nữa?

Hằng Nga: Đó là trò chơi gì vây?

Cuội: Trò chơi: "Ép bong bóng" (thông qua luật chơi)

Hằng Nga: Các bạn nào thích chơi chúng ta nhanh chân lên sân khấu để tham gia trò chơi và nhận những phần quà nhé, nhanh chân lên các bạn ơi!

(Cho các bé ép quả bóng sao cho quả bóng nổ mà ko dùng tay hoặc chân, 2 bé cùng 1 đội. Đội nào ép bóng nổ trước là đội đó thắng)

Hằng Nga (Chuẩn bị sẵn bong bóng)
5

Trò chơi: Ai hay nhất?

Các bé nào tham gia chơi thì chạy lên sân khấu. Yêu cầu loại trực tiếp do bình chọn của khán giả: (3 bé 1 đội)

Hơi ai dài nhất?

Giọng ai la to nhất?

Chú Cuội
6

Múa lân + Phá cỗ + Rước đèn

Các bé xem chương trình múa lân.

Cô giáo phát quà cho các bé: Bánh + Lồng đèn.

Các bé cầm lồng đèn và đi dạo vòng quanh trên sân trường theo nền nhạc bài: "Rước đèn tháng 8.

Đội Lân
7

Kết thúc: Chương trình vui hội trăng rằm đến đây là kết thúc. Chị Hằng Nga và chú Cuội xin chào các em. Hẹn gặp lại các em vào Trung thu năm sau. Chào tạm biệt!!!!

8. Kịch bản chương trình Đêm hội trăng Rằm

1. Ổn định tổ chức (3 phút)

Chú Cuội:

“Loa loa loa loa...

Trung thu ngày hội

Đón chị Hằng Nga

Cùng với chúng ta

Múa ca mừng hội

Loa loa loa loa...”

Đã đến giờ vui hội trăng rằm, Cuội xin kính mời quý vị đại biểu, quý vị khách quý và các bạn nhỏ chúng ta mau nhanh nhanh ổn định vị trí.

Chị Hằng:

“Loa loa loa loa...

Trung thu ngày hội

Đón Chú Cuội về

Tràn trể niềm vui

Múa ca hát mừng

Loa loa loa loa...”

Đêm hội trăng rằm của chúng ta sắp bắt đầu rồi, các bạn nhỏ cho chị Hằng hỏi, các bạn đã ngồi đẹp về vị trí của mình chưa nhỉ? Các bạn cùng đồng thanh nói to một lần nữa nào.

Chú Cuội và chị Hằng: ĐÊM HỘI TRĂNG RẰM XIN PHÉP ĐƯỢC BẮT ĐẦU

2. Văn nghệ chào mừng (8 phút)

Múa lân sư tử: ……………………………..

Chị Hằng: Wow, wow, wow; một tiết mục vô cùng thú vị phải không nào chú cuội ơi.

Chú Cuội: Đúng vậy, rất tuyệt vời đó chị Hằng Nga ạ. Cũng để cho tiện xưng danh trong Đêm hội trăng rằm ngày hôm nay, chú cuội xin phép quý vị đại biểu, quý vị khách quý và toàn thể các em nhỏ cho chú cuội và chị hằng được xưng danh là CHÚ CUỘI

Chị Hằng: Chị Hằng Nga

Chú Cuội + Chị Hằng: và các bạn nhỏ

3. Giới thiệu đại biểu và phát biểu khai mạc

Hằng Nga: Vào mỗi đêm Trung thu, trăng sáng tỏ khắp trần gian, trẻ em lại náo nức rước đèn phá cỗ. Ở Việt Nam, từ sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Tết Trung thu đã thực sự trở thành Tết của thiếu nhi cả nước.

Cuội: Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh – người luôn dành những tình cảm yêu thương và sự quan tâm sâu sắc tới các cháu Thiếu niên Nhi đồng. Trung thu nào Người cũng có thư gửi cho các cháu với những lời thơ đầy cảm động.

Hằng Nga:

“Trung thu trăng sáng như gương

Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương Nhi đồng"

Cuội:

"Sau đây Bác viết mấy dòng

Gửi cho các cháu, tỏ lòng nhớ nhung”

Cuội: Vui tết Trung thu – đón trăng – nhớ Bác Hồ, những đoàn viên thanh niên, công đoàn viên của………………………… tổ chức Đêm hội trăng rằm với biết bao điều lý thú và bổ ích cho các em thiếu niên, nhi đồng là con em cán bộ giảng viên người lao động đang công tác tại TRƯỜNG.

Cùng vui tết Trung thu hôm nay, chúng ta rất vinh dự được đón tiếp các vị đại biểu, các quý vị khách quý:

Hằng Nga: Xin được trân trọng giới thiệu:

Ban lãnh đạo trường……………………………

Cuội: Đại diện Công đoàn trường………………….:

Hằng Nga: Đại diện cho Đoàn trường………………………..

Cuội: Chúng ta cùng vui mừng chào đón các vị đại biểu đại diện cho các khoa phòng, đoàn thể, các bậc phụ huynh, các anh chị đoàn viên thanh niên trong chi đoàn giáo viên và hơn ……… em thiếu nhi là con em cán bộ đang công tác tại trường đã có mặt đông đủ, đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng.

Hằng Nga: Tiếp tục chương trình tôi xin trân trọng giới thiệu đồng chí………………… lên phát biểu động viên các em thiếu niên, nhi đồng đang có mặt trong Đêm hội trăng rằm ngày hôm nay. Xin trân trọng kính mời đồng chí.

Cuội: Vừa rồi chúng ta đã được nghe bác……………………………. Phát biểu động viên và thể hiện sự quan tâm của các bác, các cô các chú lãnh đạo trường tới các em thiếu niên, nhi đồng. Chúng mình sẽ cùng nhau xin hứa sẽ chăm ngoan học giỏi để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ các bạn nhỏ có đồng ý không? (Hằng Nga và Cuội cùng đưa mic xuống phía các em) (đồng thanh: Đồng ý)

Hằng Nga: này Cuội, Cuội có thấy Cuội có thiếu thiếu cái gì không?

Cuội: Ờ há, cuội cũng thấy thiếu thiếu gì đó. Hình như là nhạt nhạt, Thiếu muối đúng không Hằng Nga

Hằng Nga: Không phải, thấy Cuội bảo có đi mượn của thằng Bờm cái gì mà.

Cuội: Thằng Bờm à….để cuội hỏi lại các bạn nhỏ xem thằng Bờm có cái gì nhỉ…

Các bạn nhỏ ơi, thằng Bờm có cái gì mà Cuội quên mất rồi…..

Hằng Nga: Các bạn nhỏ đã trả lời đúng rồi đó Cuội ơi….Cuội bảo đi mượn cái quạt mo mà….

Cuội: Cuội quên…cuội quên…cuội đi vào mượn quạt mo đây…chào các bạn nhỏ nhé.

Hằng Nga: Các bạn nhỏ cùng chị Hằng Nga chào Cuội đi nhé. Bye bye Cuội

Các bạn nhỏ yêu quý, đã có lúc nào các em đẵ đặt câu hỏi Tết trung thu và rằm tháng tám có từ bao giờ và từ đâu chưa. Trong đêm trung thu hôm nay Chị Hằng Nga sẽ kể lại cho các bạn nhỏ biết thêm về nguồn gốc tết trung thu nhé

Theo phong tục người Việt chúng ta, Tết Trung Thu được tổ chức vào giữa mùa thu, tức là hôm rằm tháng tám âm lịch. Trong dịp này người ta làm cỗ cúng gia tiên và bày bánh trái ra sân cúng mặt trăng.

Chuyện xưa kể rằng vua Đường Minh Hoàng dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng tám âm lịch. Trong đêm Trung Thu, trăng rất tròn và trong sáng. Trời thật đẹp và không khí mát mẻ. Nhà vua đang thưởng thức cảnh đẹp thì gặp đạo sĩ. Đạo sĩ có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng. Ở đấy, cảnh trí lại càng đẹp hơn. Nhà vua hân hoan thưởng thức cảnh tiên và du dương với âm thanh ánh sáng huyền diệu cùng các nàng tiên tha thướt trong những xiêm y đủ màu xinh tươi múa hát. Trong giờ phút tuyệt vời ấy nhà vua quên cả trời gần sáng. Đạo sĩ phải nhắc, nhà vua mới ra về nhưng trong lòng vẫn bàng hoàng luyến tiếc.

Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên cứ đến đêm rằm tháng tám lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng trong khi nhà vua cùng với Dương Quí Phi uống rượu dưới trăng ngắm đoàn cung nữ múa hát để kỷ niệm lần du nguyệt điện kỳ diệu của mình. Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian.

9. Kế hoạch tổ chức chương trình Trung thu

Tết Trung thu là dịp để tổ chức các trò chơi dân gian, các câu chuyện cổ tích được lồng ghép để tạo nên sự thích thú, niềm vui cho trẻ thơ. Tết trung thu là ngày lễ được sự quan tâm đặc biệt không chỉ các em nhỏ, các bậc cha mẹ học sinh phụ huynh và cả các tổ chức. Do vậy, tổ chức chương trình Trung thu cũng cần phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng và chi tiết như các chương trình sự kiện khác. Các khâu chuẩn bị bao gồm:

- Lập danh sách khách mời trong kịch bản tết trung thu: Chương trình tết trung thu được tổ chức cho đối tượng là các em thiếu nhi, nhưng trong chương trình không thể thiếu sự có mặt của ban lãnh đạo doanh nghiệp – những người đã có ý tưởng, tài trợ kinh phí để thực hiện chương trình. Vì vậy, danh sách khách mời thông thường của một chương trình tổ chức tết trung thu gồm có: Ban lãnh đạo doanh nghiệp cùng toàn thể nhân viên và con em của nhân viên làm việc trong doanh nghiệp.

- Chuẩn bị nhân lực và hậu cần: 

+ Nhân lực:

Để chương trình tết trung thu diễn ra thật độc đáo, hấp dẫn, quý khách hàng cần đến sự giúp đỡ của các nhân vật gắn liền với dịp tết trung thu. Kính mời quý khách hàng tham khảo cách bố trí nhân lực như sau:

  • Người dẫn chương trình (có thể hóa thân vào nhân vật chị Hằng, chú Cuội hoặc thằng Bờm).
  • Đội múa lân sẽ có từ 5 đến 7 thành viên tham gia.
  • Bộ phận âm thanh, ánh sáng.

+ Hậu cần:

Chuẩn bị hậu cần cũng là một khâu quan trọng trong việc lập kịch bản tết trung thu mặc dù đây không phải là hạng mục chính. Công tác hậu cần của chương trình tết trung thu bao gồm:

  • Công tác đón tiếp khách mời, ổn định vị trí cho khách mời;
  • Công tác phục vụ khách mời như: chuẩn bị nước uống, khăn giấy, bánh kẹo…
  • Chuẩn bị mâm ngũ quả, bánh trung thu để các bé phá cỗ.

- Khai mạc chương trình: 

+ Lên ý tưởng chương trình trong kịch bản tết trung thu: Để một chương trình thành công không thể thiếu sự đóng góp của những ý tưởng tổ chức tết trung thu độc đáo. Vì vậy, khi lập kịch bản tết trung thu, quý khách hàng nên tìm kiếm những ý tưởng thật hấp dẫn.

+ Đầu tiên, để tạo sự liên kết giữa các hoạt động trong chương trình, quý khách hàng có thể lồng ghép phần giới thiệu chương trình với tiết mục hài kịch. Kịch bản chú cuội chị hằng sẽ được ban tổ chức lập sẵn và tổ chức tập duyệt trước khi tổ chức chương trình.

+ Tiếp theo là ý tưởng cho các trò chơi thiếu nhi, để các bé có thể thoải mái vui chơi, chương trình nên có những trò chơi để các bé cùng tham gia với người dẫn chương trình như: Ép bóng nổ mà không dùng tay; Truy tìm báu vật; Tập làm lồng đèn,…

+ Sắp xếp và bố trí: Để chương trình diễn ra thật sôi nổi, ban tổ chức cần sắp xếp và bố trí các hoạt động một cách khoa học, tạo sự lôi cuốn cho người xem.

+ Các hoạt động có trong kịch bản:

  • Lời giới thiệu chương trình và tiết mục hài Trung thu. Được đảm nhiệm thực hiện bởi bộ ba Chị Hằng, chú Cuội và thằng Bờm.
  • Tiết mục ca nhạc thiếu nhi.
  • Tổ chức một số trò chơi cho thiếu nhi.
  • Tiết mục đố vui có thưởng liên quan đến tết Trung thu.
  • Tiết mục múa lân và phá cỗ rằm Trung thu…

- Bế mạc chương trình: Người dẫn chương trình đọc lời cảm ơn, chúc sức khỏe và kết thúc chương trình

Trên đây là Kịch bản chương trình Tết Trung thu 2024 hay và hấp dẫn nhất giúp các bạn tổ chức được một đêm hội trăng rằm hay và ý nghĩa nhất cho các em thiếu nhi.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Từ khóa » Tổ Chức Trung Thu Tại Lớp Học