Kích Kei Và Mầm Gốc Cho Lan Với Kei Duy Xanh Và đỏ - Chăm Lan
Có thể bạn quan tâm
Ai cũng mong muốn mình sở hữu một chậu lan thật to, thật sai hoa nhưng chăm sóc thế nào không phải là chuyện dễ. Nếu cứ để chúng tự phát triển thì tốn rất nhiều thời gian. Chính vì thế kích kei là một việc mà nhiều người chơi lan hay áp dụng để nhanh chóng có một giò lan to. Tuy nhiên kích kei bằng kei duy xanh và đỏ như thế nào, cùng chăm lan tìm hiểu nhé!
Một số khái niệm về kích kei ( kie – keiki)
Nhiều người mới chơi lan thường không biết kei là gì. Một cách dễ hiểu nhất đó là cây con mọc lên từ mắt ngủ của thân mẹ. Một thân mẹ có rất nhiều mắt ngủ, nếu bạn kích mỗi mắt ngủ lên một cây con thì bạn sẽ có lượng giống rất nhiều nhưng phải đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cây phát triển. Với các giống lan quý như phi điệp 5 cánh trắng phú thọ, 5ct Hoàng Oanh,… thì việc nhân được giống lên rất quan trọng.
Kiến: Kiến là một thuật ngữ cây con mọc lên từ hạt của cây mẹ. Chính vì thế mà các bạn thấy các kiến có thể có nhiều thân nhưng rất ngắn, chỉ khoảng 3-5 cm nhưng có đầy đủ các bộ phận rễ, thân, lá,… Vốn dĩ kiến có giá thành cao hơn vì chúng có lực tốt hơn, dễ phát triển nhanh hơn kei. Và quan trọng hơn, kiến mọc từ hạt nên có thể xổ ra được mặt hoa đẹp vì kiến chúng ta không thể có mặt hoa lúc nhỏ. Nhiều người chọn mua kiến phi điệp rừng như là một cách quay xổ số khi thấy thân, lá độc và lạ.
Mầm gốc: Là phần cây mọc lên từ gốc của thân mẹ. Trung bình mỗi thân mẹ có 2 mắt ngủ ở gốc. Với điều kiện lý tưởng thì đồng thời 2 mắt ngủ này đều mọc lên thành cây. Nếu bình thường thì mỗi thân mẹ sẽ chỉ mọc 1 mắt ngủ mà thôi. Chính vì thế mà người ta hay kích mầm gốc cho cây.
Kích kei thời điểm nào là thích hợp
Kei con mọc lấy chất dinh dưỡng từ thân mẹ, do đó thời điểm để kích kei thường là lúc cây mẹ căng nhất, khỏe nhất, nhiều dưỡng chất nhất.
Các hành giả thông thường đạt tuổi đời khoảng 10 tháng là có thể kích kei, nhưng đẹp nhất là lúc mầm gốc chuẩn bị nứt và thân chuẩn bị cho nụ. Với mỗi vùng miền mà chu kì sinh trường có thể khác nhau nên tôi không thể nói cụ thể chính xác thời gian nào nên kích, chỉ có bạn trồng mới có thể biết được. Nôm na có thể hiểu kích trước khi cây ra hoa khoảng 2 tháng.
Chẳng hạn như miền Bắc, khoảng tháng 4 hạc lào nở hoa thì bạn nên kích vào khoảng tháng 2. Với di linh xuân nở vào dịp Tết nguyên đán thì bạn lại nên kích kei vào khoảng tháng 10 âm. Ngay kể cả cùng 1 khí hậu còn có cây ra hoa sớm, hoa muộn nên bạn lưu ý cần phải chọn thời điểm kích kei chuẩn.
Hiệu quả ra kei cũng phụ thuốc vào từng giống cây và lực của cây. Cây càng khỏe thì khả năng kích kei càng tốt, cây càng lực, dễ phát triển.
Tại sao kích kei lại ra hoa ?
Không ít người đè cây ra kích mầm để nhân giống nhanh chóng thì nó lại cho hoa. Người thì cần xem mặt hoa bói của cây thì lại toàn ra kei. Thật là bi hài.
Vậy nguyên nhân kích kei ra hoa là gì? Thực ra có nhiều yếu tố tác động mà không thể giải thích chính xác và đầy đủ được. Với kinh nghiệm kích kei 3 năm vừa qua thì mình có một số lưu ý như sau:
Do giống cây:
Có một số giống lan phi điệp cực kì sai hoa, từ đầu đến ngọn không bỏ qua một mắt ngủ nào, thậm chí không phải 1 mà là 2 bông/ mắt ngủ. Giống này đa số kích mầm gốc là chủ yếu.
Ngược lại cũng có một số giống rất lười ra hoa, thân thì cứ đuôn dài, ngọn thì không thèm thắt, chỉ cần phun nước ẩm nhẹ là đã tự nảy kei mà chưa cần kích gì. Nhưng cái loại này cả thân lác đác hoa hoặc chỉ ra hoa phần nửa đầu ngọn.
Do sự phân hóa mầm hoa
Đây là nguyên nhân phổ biến khi bạn kích mầm, kích kei bị chậm. Mặc dù bên ngoài bạn trông chúng chẳng khác gì nhưng thực ra bên trong chúng đã phân hóa các tế bào cho ra hoa, vì vậy bây giờ bạn có kích kei thì cũng vô nghĩa.
Bón nhiều phân và kali tăng khả năng cho hoa
Ai cũng biết lân và kali rất quan trọng cho họ cây ăn quả. Do đó trước mùa cây ra hoa, đậu quả thì bạn nên bón hai loại này để tăng năng suất. Tuy nhiên, với cây lan đang muốn kích kei ( tốt lá) thì việc giảm lân, kali, tăng đạm là điều cần thiết.
Cây ăn nhiều nắng quá
Nhiều nắng quá làm phân hóa tế bào mầm hoa mạnh mẽ hơn. Nếu bạn chủ ý kích kei thì nên cho chúng vào vị trí ít nắng hơn.
Độ ẩm thấp
Độ ẩm thấp cũng là nguyên nhân lớn khiến cho cây không ra kei mà ra hoa. Dây là lý do khi bạn kích kei cần phải đảm bảo độ ẩm cho cây thường xuyên. Dễ thấy một số thân mẹ chỉ cần tưới đủ ẩm trong môi trường râm mát chúng đã có thể tự cho kei mà chưa cần bạn phải kích.
Cách kích kei cho lan chi tiết
Hiện nay trên thị trường phổ biến nhất là 2 dạng kích kei là kei duy xanh và kei duy đỏ. Mặc dù cùng là cách kích Kei nhưng chúng lại có cách sử dụng khác nhau.
Kích kei bằng kei duy xanh
Kích kei xanh chúng ta sử dụng để xịt, phun hoặc bôi. Bạn có thể phun trực tiếp vào cây để kích mầm gốc, kích kei hoặc có thể để kích kei trên các khúc thân đã cắt.
Với kích mầm gốc, bạn chỉ cần dùng một chút bông gòn đắp quanh gốc, pha loãng với liều lượng 5cc/ 1 lít nước phun đẫm bông gòn, sau 1 ngày lấy bông ra. Sau đó cứ 3-7 ngày phun Chế Phẩm Hùng Nguyễn 1 lần. Bạn có thể pha chế phẩm Hùng Nguyễn (20 giọt) với phân bón lá NPK TE 30-10-10Te liều 1gram (khoảng 1 thìa sữa chua) với 1 lít nước. Thông thường phun buổi sáng là cho hiệu quả cao nhất.
Với kích kei ở các khúc đã cắt, bạn lưu ý phải đảm bảo toàn bộ khúc cây đã được bôi keo liền sẹo và không có bất cứ vết hở nào. Với liều lượng như trên, bạn đặt chúng lên mặt chậu dớn chile và phun ướt đẫm chúng.
Tất cả phải được để ở nơi có độ ẩm cao, nhiệt độ cao và ít nắng hơn ( 50-60%).
Bạn có thể thích: Cách kích mầm gốc bằng Ab cho lan
Với kei duy đỏ hoặc kích kei pro, bạn cần tiêm, chích
Với loại này bạn có thể tiêm, chích vào các vị trí trước mắt ngủ của cây, sau khi khoan lỗ, bạn bơm kei duy đỏ trực tiếp và để cho chúng khô hẳn. Khoảng chừng 60p đã ngấm, bạn sử dụng keo liền sẹo bịt vết chích này lại cho thật kín. Nếu để hở nước vào rất dễ thối thân.
Loại này thuốc ngấm trực tiếp nên hiệu quả cao hơn loại phun. Vấn đề bạn phải đảm bảo vết hở không bị thối. Với loại kích bằng kei duy xanh không được bạn có thể dùng kei duy đỏ để kích.
Sau khi đã kích bạn thực hiện chế độ chăm sóc tương tự với kích kei duy xanh.
Khi mầm đã mọc, rễ dài khoảng 3-5cm bạn tiến hành tách và trồng vào chậu mới cho cây một chu kì sinh trưởng mới.
Trên đây là cách kích kei hiệu quả tôi thu thập được từ bạn bè chơi lan cũng như từ kinh nghiệm thực tế.
Xem thêm:
- Cách ươm kie lan thân thòng
- Hướng dẫn trồng và chăm sóc lan phi điệp
Từ khóa » Sử Dụng Duy Xanh
-
Kích Kie Duy Xanh Hướng Dẫn Sử Dụng Kích Kie Duy Xanh Hiệu Quả Nhất
-
Keiki Duy Xanh Kích Mầm Gốc, Kích Chồi, Kích Kie Trên Thân Hiệu Quả
-
Cách Sử Dụng Kích Kie Duy Xanh Cách Kích Kie Duy Xanh Kie Duy Xanh
-
Thuốc Kích Mầm Kích Chồi Keiki Duy Xanh Spray (Dạng Phun).
-
Cách Sử Dụng Kích Kie Duy Xanh Duy Đỏ - Vật Tư Trồng Lan
-
NÊN Dùng Kie Duy XANH (Pray) Hay Kie Duy ĐỎ (Pro) để Kích Kie ...
-
Cách Pha Và Tỷ Lệ Khi Dùng Ki Duy Xanh Phun Kích Thích Mầm Gốc Và ...
-
Kích Ki Duy Xanh, KeiKi Duy Xanh Dùng Phun Cho Cây, Nảy Mầm ...
-
Cách Sử Dụng Keiki Duy đỏ Và Xanh Hiệu Quả
-
Thuốc Kích Kie Duy Xanh, Kích Kie Duy đỏ - Vật Tư Trồng Hoa Lan
-
Cách Kích Kie Bằng Duy Xanh - Hỏi Đáp
-
Thuốc Kích Kie Duy Xanh
-
Duy Xanh (Spray) Đánh Thức Mọi Mắt Ngủ Hoa Lan - Kích Mầm Chồi
-
Kích Mầm Và Chồi Phong Lan Keiki Duy Xanh Dạng Phun
-
Kích Kie Duy Xanh Kích Mắt Ngủ Lọ 15ml - T41
-
Keiki Duy Spray Xanh 10ml - Kích Mầm, Kích Chồi Hoa Dạng Phun
-
Kích Kie Duy Xanh Spray Cho Phong Lan [hỗ Trợ Vc]
-
Thuốc Kích Kei Duy Xanh Spray - T41 - Nông Nghiệp Bán Buôn
-
KEIKI Duy Spray - KÍCH CHỒI, HOA Dạng Xịt - Nông Nghiệp Đẹp