KÍCH THƯỚC BIỂN BÁO GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Bạn đang quan tâm đến kích thước tiêu chuẩn của các loại biển báo giao thông đường bộ Việt Nam

Điều 16 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN41:2019/BGTVT quy định về kích thước biển báo như sau:

 Quy chuẩn này quy định các thông số về kích thước biển, hình vẽ trong biển và chữ viết tương ứng với đường đô thị có hệ số là 1 (xem Hình 1 và Bảng 1). Trường hợp đặc biệt, kích thước biển có thể được điều chỉnh để đảm bảo cân đối, đáp ứng tính thẩm mỹ và rõ ràng thông tin.

 Đối với các đường khác, kích thước biển, hình vẽ trong biển và chữ viết phải nhân với hệ số tương ứng trong Bảng 2, kích thước biển được làm tròn theo nguyên tắc:

+ Số hàng đơn vị ≤ 5 thì lấy bằng 5;

+ Số hàng đơn vị > 5 thì lấy bằng 0 và tăng số hàng chục lên 1 đơn vị.

Hình 1 – Kích thước các loại biển báo

Bảng 1 – Kích thước cơ bản của biển báo hệ số 1

Đơn vị tính: cm

Loại biển

Kích thước

Độ lớn

Biển tròn

Đường kính ngoài của biển báo, D

70

Chiều rộng của mép viền đỏ, B

10

Chiều rộng của vạch đỏ, A

5

Biển bát giác

Đường kính ngoài biển báo, D

60

Độ rộng viền trắng xung quanh, B

3

Biển tam giác

Chiều dài cạnh của hình tam giác, L

70

Chiều rộng của viền mép đỏ, B

5

Bán kính lượn tròn của viền mép đỏ, R

3,5

Khoảng cách đỉnh cung tròn đến đỉnh tam giác cơ bản, C

3

Biển vuông, chữ nhật

Khoảng cách đỉnh cung tròn đến đỉnh chữ nhật cơ bản, C

2-3

Bảng 2 – Hệ số kích thước biển báo

Loại đường

Đường cao tốc

Đường đôi ngoài đô thị

Đường ô tô thông thường (*)

Đường đô thị (***)

Biển báo cấm, biển hiệu lệnh, biển báo nguy hiểm và cảnh báo

2

1,8

1,25

1

Biển chỉ dẫn

(**)

2,0

1,5

1

Ghi chú:

(*) Đường ô tô thông thường là các đường ô tô không phải là đường ô tô cao tốc, đường đôi, đường đô thị.

(**) Hệ số kích thước biển chỉ dẫn trong Bảng 2 không áp dụng cho các đường cao tốc. Đường cao tốc có quy định riêng tại Chương 9 của Quy chuẩn này.

(***) Đối với các biển báo lắp đặt trên giá long môn, giá cần vươn của đường đôi trong đô thị sử dụng hệ số kích thước như quy định cho đường đôi ngoài đô thị.

Trong một số trường hợp đặc biệt, chẳng hạn để đồng bộ trên đoạn toàn tuyến có chiều rộng mặt đường như nhau nhưng có đoạn có dải phân cách có đoạn không có dải phân cách, hoặc các đoạn ngắn xen kẹp thì kích thước biển báo được bố trí giống nhau theo hướng thuận tiện cho việc quan sát của người tham gia giao thông và mỹ quan.

 Chi tiết thông số về chữ viết, kích thước biển, hình vẽ trong biển được quy định tại các Phụ lục K, M và Phụ lục P của Quy chuẩn này. Đối với biển chỉ dẫn, tùy theo điều kiện thực tế, kích thước biển có thể được điều chỉnh để đảm bảo tính rõ ràng thông tin, cân đối và thẩm mỹ của biển báo.

 Đối với các đường cấp kỹ thuật thấp (đường cấp V, cấp VI hoặc chưa vào cấp), đường giao thông nông thôn tùy theo quy mô và điều kiện khai thác mà vận dụng các hệ số kích thước là: 1,25; 1,00 hoặc 0,75.

– Biển di động, biển đặt tạm thời trong thời gian ngắn và các biển sử dụng trong các trường hợp đặc biệt (vị trí biển ở dải phân cách hẹp, lề đường hẹp, hoặc ảnh hưởng tầm nhìn biển đặt trên các ngõ, ngách, hẻm; các hình biển trong biển ghép) có thể điều chỉnh kích thước với hệ số bằng 0,5 hoặc 0,75 (có làm tròn số theo quy định).

– Đối với các tuyến đường đối ngoại thì biển bằng chữ được điều chỉnh kích thước biển để bố trí đủ chữ viết trên cơ sở quy định của Quy chuẩn này.

Nguồn Copy

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Kích Thước Biển Báo Giao Thông