Kích Thước Các Khổ Giấy A0, A1, A2, A3, A4, A5 Là Bao Nhiêu?

Mục lục nội dung:

Toggle
  • Vì sao người ta lại phải chia ra các loại khổ giấy khác nhau?
    • Hạn sử dụng của mực in
  • Nội dung tiêu chuẩn quốc tế ISO 216
  • Kích thước chuẩn của các khổ giấy A

Trước khi in tài liệu chúng ta thường sẽ phải chọn loại khổ giấy mà mình muốn. Tuy nhiên nếu các bạn không thường xuyên in ấn thì sẽ khó mà nắm được phần kiến thức có tính đặc thù này.

Photocopy Đức Lan – chuyên cho thuê máy photocopy văn phòng sẽ cung cấp đến các bạn kích thước chuẩn của các khổ giấy trên cũng như một vài kinh nghiệm liên quan đến khổ giấy khi in ấn nhé. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết!

Kích thước các khổ giấy A0, A1, A2,A3,..
Kích thước các khổ giấy A0, A1, A2,A3,..

Vì sao người ta lại phải chia ra các loại khổ giấy khác nhau?

Nhằm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng, đã có rất nhiều các thiết bị in ấn ra đời. Tuy nhiên các máy in này cũng chỉ đáp ứng được một vài kích cỡ giấy nhất định. 

Lí do ở đây phụ thuộc vào các yếu tố khách quan như kích cỡ máy in, thiết bị in hoặc số lượng khung phun mực có giới hạn nhất định. Điều đó có nghĩa là bạn không thể cứ mua một cái máy in thật lớn về và nó sẽ in ra được khổ giấy nhỏ bằng bàn tay rồi đến to bằng căn phòng theo ý muốn của bạn. Mỗi máy in chỉ có thể đáp ứng được một số kích thước phun mực nhất định mà thôi.

Các loại khổ giấy hiện nay trên thị trường
Các loại khổ giấy hiện nay trên thị trường

Để giải quyết vấn đề này người ta đã phải thống nhất và đưa ra một số khổ giấy nhất định và làm chúng trở nên phổ biến trên khắp thế giới. Ban đầu mỗi quốc gia lại đưa ra một quy chuẩn riêng về kích thước quy chuẩn này. Thế nhưng từ thế kỷ XX, chỉ còn ba hệ quy chuẩn của Đức, Hoa Kỳ và Canada là được sử dụng rộng rãi. 

Vốn dĩ về các khổ giấy chúng ta có thể sử dụng ba loại khác nhau. Tên của chúng được đặt lần lượt là khổ giấy A, B và C. Thực chất khổ giấy A không phải là một kích cỡ cụ thể mà nó là cách tính độ dài chiều ngang và chiều dọc của tờ giấy đó. Như vậy người ta lại tiếp tục chia các loại này thành các cấp khác nhau như khổ A0, A1,… hoặc B0, B1 khổ C cũng tương tự như vậy. Trong đó khổ có số thứ tự càng lớn thì kích thước dài rộng lại càng nhỏ.

Hiện nay thông dụng nhất trên thế giới là các khổ giấy A. Khổ A áp dụng theo quy chuẩn quốc tế EN ISO 216, lấy khung chuẩn DIN 476 làm căn cứ. Quy chuẩn này do Viện tiêu chuẩn quốc gia Đức phát hành vào năm 1922.

>>> Bài viết bạn nên xem: 

  • Lỗi máy photocopy Ricoh bị sống mực và cách khắc phục hiệu quả
  • Hướng dẫn cách chỉnh mực đậm nhạt máy photocopy Ricoh
  • Khắc phục lỗi máy photocopy Ricoh không lên nguồn

Hạn sử dụng của mực in

Nội dung tiêu chuẩn quốc tế ISO 216

  • Một tờ giấy sẽ luôn có chiều dài và chiều rộng. Thế giới hiện nay quy ước đối với tất cả các quốc gia cũng như văn bản quốc tế lưu hành đều sẽ viết theo chiều ngắn.
  • Các khổ giấy đều có hình dạng là hình chữ nhật, trong đó nếu ta lấy chiều dài chia cho chiều rộng thì sẽ nhận được tỉ lệ căn bậc hai của số 2. Cụ thể là con số khoảng 1,414.
Khổ giấy theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 216
Khổ giấy theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 216
  • Khổ A0 có diện tích chuẩn được quy ước là 1m². Từ đó ta dễ dàng tính được chiều dài của khổ giấy này là 1189mm và chiều rộng tương ứng bằng 841mm. Khổ A0 được coi như khổ giấy chuẩn cho các khổ giấy khác, nó ảnh hưởng đến việc ta tính các cạnh của các khổ giấy nhỏ hơn.
  • Các kích thước trong cùng một loại khổ giấy luôn được xếp theo thứ tự giảm dần về cả chiều dài và chiều rộng. Ví dụ như cùng là khổ giấy A nhưng khổ A1 sẽ luôn lớn hơn khổ A2, khổ A2 lại luôn lớn hơn khổ A3.
  • Một trong những điểm thú vị nhất khi xác định kích thước của các khổ giấy có lẽ là diện tích của khổ trước luôn gấp đôi diện tích của khổ sau. Nói một cách đơn giản hơn thì nếu ta cắt đôi khổ giấy A0 thành 2 phần bằng nhau, ta sẽ thu về 2 tờ giấy có kích thước của giấy A1.

Kích thước chuẩn của các khổ giấy A

Các kích thước khổ giấy A được dùng phổ biến
Các kích thước khổ giấy A được dùng phổ biến

Dựa vào nội dung tiêu chuẩn ISO 216 hiện hành có lẽ bạn có thể tính được kích thước của từng khổ giấy rồi. Tuy nhiên để thuận tiện lựa chọn trước khi in, bạn có thể nhìn trực quan các con số kích thước dài rộng của từng khổ giấy như sau:

  • Kích thước khổ giấy A0 : 841 x 1189 mm
  • Kích thước khổ giấy A1 : 594 x 841 mm
  • Kích thước khổ giấy A2 : 420 x 594 mm
  • Kích thước khổ giấy A3 : 297 x 420 mm
  • Kích thước khổ giấy A4 : 210 x 297 mm
  • Kích thước khổ giấy A5 : 148 x 210 mm

Tất nhiên khổ giấy A còn rất nhiều các khổ giấy con có thể liệt kê phía sau. Nhưng thông thường khi in tài liệu người ta sẽ chỉ sử dụng đến khổ A5.

Trên đây là các thông tin cơ bản nhất về kích thước của các khổ giấy A. Nếu các bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này hoặc có nhu cầu đặt mua máy in, các thiết bị văn phòng xin hãy liên hệ với Photocopy Đức Lan của chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Mặt khác, nếu cần thuê máy photocopy tại quận Gò Vấp, Phú Nhuận, Bình Thạnh và các quận khác tại TP Hồ Chí Minh hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.

Thông tin liên hệ: 

    • Địa chỉ: 1/68 Đặng Thuỳ Trâm, Phường 13, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh 700000
    • Hotline: 098 311 44 03 – 093 889 27 68
    • Email: linhduong0712@gmail.com
    • Website: https://photocopyduclan.com.vn/

Tác giả: Phụng Lê

Từ khóa » Giấy Khổ A2 Ta Có Thể Cắt Thành Bao Nhiêu Giấy Có Khổ A4