Kích Thước Chuẩn Các Khổ Giấy In Offset Hiện Nay | In5G

Skip to content
  • Tìm đường
  • Chat Zalo
  • Gọi điện
  • Messenger
  • Nhắn tin SMS
Trang chủ / Góc In Ấn / Kích Thước Chuẩn Các Khổ Giấy In Offset Hiện Nay | In5G
  1. Ưu điểm nổi bật của công nghệ in offset
  2. Kích thước các khổ giấy in offset
  3. Tổng hợp các loại giấy in offset phổ biến hiện nay
    1. Giấy Bristol
    2. Giấy Ford
    3. Giấy Ivory
    4. Giấy Duplex
    5. Giấy Couche
    6. Giấy Crystal
  4. Những điều nên nắm rõ về giấy in offset
  5. Các bước tiến hành công nghệ in offset

Các khổ giấy in offset là những thông số mà ai làm việc trong ngành in ấn đều phải nắm rõ. Khổ giấy in offset có nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn phải sử dụng khổ giấy in offset chính xác thì mới mang lại hiệu quả và tiết kiệm thời gian. Để hiểu rõ hơn về các khổ giấy in offset các bạn đừng bỏ qua bài viết dưới đây của In5g.vn.

tim-hieu-cong-nghe-in-offset
Tìm hiểu công nghệ in offset hiện nay

Ưu điểm nổi bật của công nghệ in offset

Ngày nay, công nghệ in offset đã và đang trở thành kỹ thuật hiện đại nhận được rất nhiều sự quan tâm của khách hàng. Công nghệ này cho phép không tiếp xúc trực tiếp với bề mặt giấy in màu thông qua tấm offset (tấm cao su). Thành phẩm tạo ra với màu sắc nét, hình ảnh đẹp, màu mực bền và lâu phai. Không những vậy, công nghệ in này còn có thể ứng dụng trên các bề mặt sần sùi như vải, gỗ, kim loại,…

In offset là in nhanh kỹ thuật số và hiệu quả nhất. Qua đó, giúp các đơn vị in ấn tạo ra thành phẩm chất lượng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn mà chi phí lại phải chăng, đáp ứng nhu cầu của nhiều doanh nghiệp.

Ưu Đãi In : In Hộp Giấy Giá Rẻ HCM

Kích thước các khổ giấy in offset

Những loại khổ giấy tiêu chuẩn mà các máy in offset có thể hỗ trợ là:
  • 5 x 43 cm.
  • 5 x 54.5 cm.
  • 43 x 65 cm.
  • 54 x 79 cm.
  • 60 x 84 cm.
  • 65 x 84 cm.
  • 65 x 86 cm.
  • 79 x 109 cm (54 x 79 cắt đôi)

Lưu ý rằng, các khổ giấy in offset trên đây là kích thước phổ biến. Thực tế, tùy thuộc vào đặc điểm sản phẩm và nhu cầu của khách hàng ta có thể thay đổi kích thước khổ giấy sao cho phù hợp. Việc thay đổi này sẽ phụ thuộc vào kích thước máy in, kích thước file để thiết kế khổ giấy phù hợp nhất.

kich-thuoc-kho-giay
Kích thước giấy A0, A1, A2, A3, A4, A5

Tổng hợp các loại giấy in offset phổ biến hiện nay

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại giấy dùng cho công nghệ in offset. Tuy nhiên, mỗi loại giấy in đều có định lượng khác nhau. Vì vậy, xác định được chỉ số định lượng (GSM) sẽ giúp bạn chọn được loại giấy in phù hợp với mục đích sử dụng của mình. Dưới đây là thông tin về các loại giấy được sử dụng phổ biến và định lượng của chúng.

Giấy Bristol

Định lượng (GSM) của giấy từ 230g/m2 đến 350g/m2. Đây là loại giấy có bề mặt láng mịn, hơi bóng và có khả năng bám mực tốt nên in offset tạo ra ấn phẩm khá đẹp. Giấy Bristol thường được ứng dụng để in hộp mỹ phẩm, dược phẩm, hộp xà bông, tờ rơi, poster, thiệp mời, thiệp cưới, bìa sơ mi, name card giá rẻ, brochure,…

Giấy Ford

Định lượng (GSM) của giấy thường 70g/m2, 80g/m2, 90g/m2. Giấy có bề mặt nhắm, khả năng bám mực vừa phải nên mực in không được đẹp lắm. Giấy Ford thường xuất hiện nhiều trong các tiệm photo. Đồng thời, còn được dùng để làm bao thư với nhiều kích thước khác nhau, giấy tiêu đề, tập học sinh, hóa đơn, giấy note.

Giấy Ivory

Định lượng (GSM) phổ biến của giấy thường rơi vào khoảng từ 210g/m2 đến 350g/m2. Giấy Ivory có một bề mặt láng mịn, hơi bóng. Mặt giấy còn lại thì sần sùi. Loại giấy này thường được sử dụng để làm bao bì thực phẩm, dược mỹ phẩm, vỉ hộp sản phẩm,…

Giấy Duplex

Định lượng (GSM) của giấy thường sẽ trên 300g/m2. Giấy có một bên bề mặt láng mịn, trắng. Mặt giấy còn lại có màu sẫm tương tự như giấy bồi. Giấy Duplex được ứng dụng để in bao bì sản phẩm có kích thước lớn, đòi hỏi sự cứng cáp và chắc chắn.

Giấy Couche

Định lượng (GSM) của giấy thường rơi vào khoảng từ 90g/m2 đến 300g/m2. Loại giấy này có bề mặt bóng mịn nên cho ra ấn phẩm rất bắt mắt và có khả năng tương phản. Thường được ứng dụng nhiều trong in ấn quảng cáo, tờ rơi, brochure, catalogue, poster,…

Giấy Crystal

Định lượng (GSM) của loại giấy này thường nằm trong khoảng từ 230g/m2 đến 350g/m2. Giấy có một bề mặt láng bóng trông như được phủ một lớp keo bóng, còn mặt kia thì nhám. Giấy Crystal là loại giấy được dùng trung gian giữa giấy Couche và giấy Bristol, tùy vào mục đích yêu cầu của sản phẩm.

Những điều nên nắm rõ về giấy in offset

  • Kích thước khổ giấy in offset phải luôn viết chiều ngắn trước.
  • Diện tích khổ giấy A0 theo quy định là 1 mét vuông. Kích thước của khổ giấy tiêu chuẩn là 811×1189 mm.
  • Các khổ giấy trong dãy A, B, C là hình chữ nhật, tỷ lệ 2 cạnh là căn bậc 2 của 2, xấp xỉ 1.424.
  • Ngoài những loại giấy in mà kể trên, tại thị trường Việt Nam còn có các loại giấy in khác như Inkjet (giấy in màu), giấy in Card, Glossy (giấy in ảnh),… sử dụng trong dịch vụ lấy ngay. Đa phần các loại giấy này đều có xuất xứ từ Trung Quốc, giá cả phải chăng, chất lượng tốt đáp ứng gần như mọi nhu cầu của khách hàng.

Các bước tiến hành công nghệ in offset

Bước 1: Thiết kế chế bản Bạn muốn ấn phẩm của mình bên ngoài như thế nào thì cần phải tạo bản thiết kế hoàn chỉnh trên máy tính. Hãy dành nhiều thời gian chăm chút cho bản thiết kế của mình vì sau khi đã in rồi thì rất khó để sửa.

Bước 2: Output Film Đối với các bản in nhiều màu thì sau khi tạo chế bản xong bạn cần phải xuất file. Sau đó outfilm thành b4 tấm màu tượng trưng cho bốn lớp màu C (Cyan), M (Magenta),Y (Yellow), K (Black).

Bước 3: Phơi bản kẽm Sau khi đã có 4 tấm phim mang phơi từng tấm 1 lên bản kẽm. Bốn bản kẽm đại diện cho bốn bản màu chính sẽ được gọi là C, M, Y, K

Bước 4: In offset Chọn 1 trong 4 bản kẽm của hệ màu CMYK lắp lên quả lô máy in. Ở phần vào mực, người thợ in sẽ chọn loại mực tương ứng rồi tiến hành in. Lúc quả lô quay qua thì sẽ đập phần tử in xuống tờ giấy.

Sau khi đã hoàn thành xong số lượng giấy cần thiết, người thợ sẽ tháo kẽm ra, vệ sinh mực cũ rồi lắp tấm kẽm mới vào. Cho tờ giấy đã in được in một màu vào rồi thực hiện quy tình như cũ đến khi xong hết cả 4 màu. Bốn lớp màu sẽ in chồng lên nhau và tạo ra ấn phẩm cuối cùng.

Bước 5: Gia công sau khi in Bước này chỉ được thực hiện khi được khách hàng yêu cầu. Bởi vì việc cán láng ấn phẩm chỉ là một hình thức giúp ấn phẩm được đẹp hơn.

Bên cạnh đó, sau khi in xong người ta sẽ sử dụng máy xén để loại bỏ những phần in thừa, giúp sản phẩm thêm phần đẹp mắt hơn.

Bài viết là những chia sẻ của In5g.vn về các khổ giấy in offset. Hy vọng với những thông tin bổ ích trên sẽ giúp ích bạn lựa chọn khổ giấy in offset phù hợp nhất. Nếu bạn cần tìm một đơn vị in offset chuyên nghiệp và chất lượng thì hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí.

Bài viết liên quan >>>

  • Decal giấy là gì ? Những Ứng Dụng Decal Trong Kinh Doanh
  • Giấy 180Gsm là gì ? Định Lượng Giấy GSM Trong In Ấn
  • Giấy In Danh Thiếp Được Sử Dụng Phổ Biến Hiện Nay
Kích thước khổ giấy A0, A1, A2, A3, A4, A5, A6 chuẩn nhất Kích Thước Lịch Để Bàn

Trả lời Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.

  • Thiết Kế
  • In Ấn
  • Gia Công
  • Kiến Thức
    • Góc Tư Vấn
    • Góc In Ấn
    • Góc Thiết Kế
    • Mẫu Ấn Phẩm Nổi Bật
  • Giới Thiệu
  • Danh mục sản phẩm
    • Văn Phòng Phẩm
    • Decal Cuộn
    • Mực In Mã Vạch
    • In Decal Cuộn
    • In Hộp Giấy
    • In Túi Giấy
    • In Tem Nhãn
    • In Ấn Phẩm Văn Phòng
    • In Ấn Phẩm Quảng Cáo
    • In Ấn Phẩm Khác
    • Xem tất cả

Login

Username or email address *

Password *

Remember me Log in

Lost your password?

Từ khóa » Giấy Offset A4