Kích Thước, Môi Trường Sinh Sống, Mùa Sinh Sản Của Chim Khướu

Chim khướu thuộc họ chim thuộc bộ sẻ, bộ lông của khướu dày, mềm, có màu xỉn, cánh tròn, chân khỏe và cao sở hữu một giọng hót vang và hay như chim họa mi, cu gáy,...Trên thế giới có 254 loài khướu tại Việt Nam có 95 loài được xếp vào loài đặc hữu Việt Nam.

Kích thước chim hướu:

Chim khướu trưởng thành kích thước từ 20-24 cm. Đầu chim khướu nhỏ và dài, dáng thanh mảnh, mình dài. Mỏ thon, dài; hàm vừa phải; đuôi dài, to bản. Cánh tròn, chân thon, khỏe và cao; yếm đen, lan dài xuống ngực. Bộ lông mềm, mượt, dày và xốp, màu xỉn. Di chuyển thành thục trên mặt đất và cành cây.

Môi trường sống chim khướu

Phần lớn loài khướu sống thành đàn nhỏ trong các tầng cây bụi, dưới tán rừng, gần khe suối, bụi cây rậm rạp hay nơi nào có nước chảy và sống theo hình thức định cư. Tập trung ở miền nam Trung Quốc, phía tây tỉnh Vân Nam và khắp các nước Đông Dương. Loài khướu được nuôi và biết đến nhiều nhất là loài khướu bạc má Garrulax chinensis, khướu mun Garrulax chinensis lugens và khướu đầu trắng Garrulax lexcholophus.

Tại Việt Nam, chim khướu có mặt khắp nơi từ bắc miền Nam đến sát biên giới phía Bắc Việt Nam. Rất hiếm gặp tại tuyến rừng Bù Đăng – Bù Đốp đổ ra

Mùa sinh sản của chim khướu

Mùa sinh sản của chim khướu bắt đầu từ tháng 4-6 hàng năm mỗi một lần chim khướu thường đẻ từ 3-5 quả trứng. Chim khướu mái có nhiệm vụ ấp trứng. Tổ chim khướu có dạng hình chiếc chén hoặc có máu tren thường xuất hiện trên các cành cây cao trên lưng chừng núi. Trứng được chim mẹ ấp trong khoảng 15 ngày thì bắt đầu nở. Do chim khướu con không thể nhận ra mồi khi đói chúng sẽ há miệng ra chờ chim bố mẹ đút mớn thức ăn. Sau khi nở được 45 ngày chim non bắt đầu mọc lông và tập chuyền, bay nhảy và bắt đầu có thể tự kiếm ăn. Bắt đầu từ 4-5 tháng tuổi chim non bắt đầu thay lông và trưởng thành sống tự lập và tập hót, tìm kiếm thức ăn, bạn tình.

Suckhoecuocsong.com.vn (Nguồn Vuon)

Từ khóa » Tổ Khướu