Kích Thước Sân Bóng Chuyền Và Hướng Dẫn Vẽ Sân Chuyên Nghiệp
Có thể bạn quan tâm
Bạn đang quan tâm đến kích thước sân bóng chuyền thi đấu để có thể vẽ sân bóng chuyền một cách dễ dàng hơn cho các cuộc thi của mình? Bạn đã tìm được rất nhiều nguồn internet khác nhau nhưng vẫn chưa thể tìm được nguồn nào đáng tin cậy? Đừng lo lắng mà hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Zoko Sport để bạn có thể vẽ được sân bóng chuyền có kích thước tiêu chuẩn phù hợp nhất.
Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu mua các đồ đánh bóng chuyền phục vụ cho tập luyện hay thi đấu, hãy ghé Zoko Sport nhé!
1. Tại sao cần phải có kích thước sân bóng chuyền chuẩn?
Tại sao cần phải có kích thước sân bóng chuyền chuẩn
Khi chơi bóng chuyền để rèn luyện hay để giải trí thì cũng không cần thiết phải có cho mình một sân bóng chuyền có kích thước đạt chuẩn. Thế nhưng khi tham gia thi đấu hay là tham gia tập luyện thi đấu cho bộ môn bóng chuyền chuyên nghiệp thì sân bóng chuyền cần phải có kích thước sân chuẩn. Bởi vì kích thước sân bóng chuyền chuẩn cũng sẽ giúp cho trận đấu được diễn ra công bằng đúng luật định và dễ dàng tìm được đội chơi chiến thắng khi bạn thi đấu.
2. Kích thước sân bóng chuyền bao nhiêu là chuẩn?
Theo quy định của FIVB Liên đoàn bóng chuyền quốc tế thì sân thi đấu bóng chuyền tiêu chuẩn là một sân đấu có dạng hình chữ nhật cùng hai bên đối xứng thông qua đường giữa sân. Kích thước của sân bóng chuyền luôn đạt được tiêu chuẩn thi đấu cùng với chiều rộng là 9m chiều dài là 18m, xung quanh cũng cần phải rộng ít nhất là 3m mọi phía. Kích thước của sân cũng sẽ được đo tính từ mép ngoài của đường biên này đến với mép ngoài của đường biên kia.
Trong luật thi đấu bóng chuyền cũng đã nêu rõ tiêu chuẩn của những đường kẻ ở trên sân sẽ có độ rộng chính xác là khoảng 5cm và có màu sắc khác so với màu nền sân. Một sân bóng chuyền tiêu chuẩn lúc vẽ cần phải có những đường kẻ như sau:
- Đường kẻ ở giữa sân còn được gọi là đường chia đôi sân giới hạn phân giữa khu vực sân của đội này với đội khác.
- Đường kẻ tấn công là đường kẻ ở trên sân cách đường giữa sân về ở mỗi bên khoảng chừng 3m. Những đường sân bóng chuyền thi đấu đường giữa sân luôn được kéo dài thêm và những đường biên dọc của mỗi bên là 5 vạch ngắt quãng mỗi vạch sẽ dài khoảng 15cm và cách nhau là 20cm cùng tổng độ dài là khoảng 175cm.
- Với đường biên ngang (đường biên cuối sân) cũng sẽ có chiều rộng là 9m cho mỗi bên sân.
- Đường biên dọc sẽ có chiều dài là khoảng 18m cho mỗi bên và phần kéo dài biên dọc là 15cm cách đường biên ngang là 20cm.
Xem thêm >> Kích thước sân bóng chuyền hơi chuẩn dành cho nam và nữ
Kích thước sân bóng chuyền bao nhiêu là chuẩn
3. Cách vẽ tiêu chuẩn sân bóng chuyền để thi đấu
- Mặt sân phẳng sẽ có kích thước tối thiểu là 24x15m. Khoảng trống xung quanh của sân sẽ rộng ít nhất là 3m về với tất cả mọi phía.
- Thước dây sẽ có chiều dài là 50m hoặc 30m.
- Chuẩn bị cuộn băng dính dán nền sân, xô nước vôi và sơn và một con lắn sơn bé cùng cây chổi quét sơn nhỏ. Và nên có đến khoảng 2 người trở lên mới có thể dễ dàng hơn.
- Đầu tiên bạn cần phải xác định được trọng tâm mặt phẳng của sân và nếu mặt phẳng sân là hình chữ nhật thì bạn cũng chỉ cần nối hai đường chéo cùng hai góc hình chữ nhật khi chúng cắt ở đâu thì ở đó là trọng tâm.
- Khi đã xác định được trọng tâm bạn cũng sẽ dựng được đúng với kích thước của sân bóng chuyền cũng như xác định được vị trí của cột lưới.
- Tiếp đến bạn hãy dùng thước đo vẽ đường giữa sân cũng như đường tấn công và đường tấn công giống như mô hình sân bóng chuyền nói ở trên.
- Do độ rộng của vạch kẻ sân khá rộng lên đến 5cm nên bạn cần phải xác định được góc trong cùng góc ngoài mỗi đường kẻ dẽ dùng bút hay là mực đậm để đánh dấu từng góc của chúng. Tiếp đến bạn hãy dùng băng dính dán vào 2 mép của bên đường và sử dụng con lăn để lăn sơn cùng nước vôi đẩy theo chiều dọc.
- Và cuối cùng khi sơn đã khô thì bạn cần phải gỡ phần băng dính ra và hoàn thành những bước vẽ sân bóng chuyền.
Cách vẽ tiêu chuẩn sân bóng chuyền để thi đấu
4. Những quy định về thi công sân bóng chuyền hiện nay
4.1. Quy định về sân của bóng chuyền
Quy định về sân của bóng chuyền
Mặt sân bóng chuyền theo quy định của Liên đoàn bóng chuyền quốc tế FIVB thì mặt sân cần phẳng, ngang bằng và cần đồng nhất. Không những thế, mặt sân thường sẽ làm từ thảm cao cấp và không cần bất kỳ nguy hiểm nào cho việc gây chấn thương cho người chơi. Bên cạnh đó, mặt sân thi đấu ở trong nhà cần phải có màu sáng phần sân đấu cùng khu tự do phải có tông màu sắc thật sự khác biệt.
4.2. Quy định trong kích thước lưới bóng chuyền
Quy định trong kích thước lưới bóng chuyền
Quy định về kích thước lưới cần phải có chiều rộng 1m, chiều dài từ 9,5 đến 10m và lưới sẽ có màu đen. Mắt của lưới cần phải được làm hình vuông và có cạnh dài khoảng 10cm, mép trên của lưới cũng cần phải có dải băng trắng rộng 7cm, mép dưới lưới sẽ có dải băng trắng rộng khoảng 5cm. Luật bóng chuyền quốc tế cũng sẽ ghi rõ chiều cao lưới bóng chuyền cho nữ sẽ là 2,24m và cho nam là 2,43m. Và hơn nữa, chiều cao của lưới bóng chuyền cũng sẽ được do ở giữa sân cùng hai đầu lưới ở trên đường biên dọc còn chiều cao của lưới cũng sẽ cao bằng nhau hoặc không cao hơn so với chiều cao quy định là 2cm.
4.3. Quy định về cọc giới hạn
Cọc giới hạn sẽ cao khoảng 1.8m cùng đường kính là 1cm sơn màu đỏ cùng trắng và xen kẻ mỗi đoạn 10cm. Cọc giới hạn cũng được buộc thẳng đứng trên lưới cao hơn lưới là 0.8m sao cho hình chiếu của cọ lên mặt sân sẽ là giao điểm của đường biên dọc cùng đưỡng giữa sân.
4.4. Quy định trong quả bóng chuyền
Quy định trong quả bóng chuyền
Qủa bóng chuyền có quy định về màu sắc phải đồng màu hoặc có thể phối hợp các màu để có thể nhìn rõ hơn. Chu vi của bóng cũng từ 65 - 67cm cũng như trọng lượng của bóng cũng sẽ từ 260-280 gram. Phần áp lực trong của quả bóng cũng sẽ từ 0.30 - 0.325 kg/cm2. Bạn cũng nên chú ý mọi quả bóng dùng trong trận đấu cần phải có cùng chu vi cùng áp lực, trọng lượng, màu sắc và chủng loại.
5. Khu vực chiến thuật quan trọng của sân bóng chuyền
Trên sân bóng chuyền thì những khu vực chiến thuật quan trọng nhất bạn cần phải nắm vững cũng như kẻ sân được chuẩn hơn:
- Khu vực tấn công hay còn gọi là khu trước của mỗi bên sân giới hạn bởi đường giữa sân cùng đường tấn công.
- Khu vực sau của môi bên sân hay khu phòng thủ giới hạn bởi đường biên ngang và đường tấn công.
- Khu thay người được giới hạn bởi đường kéo dài tấn công cho đến bàn thư ký.
- Khu vực tự do cũng được tính từ các đường biên trở ra ít nhất là 3m. Với khu tự do thì sẽ có chiều rộng đạt là 5m, đường biên dọc là 8m tính từ đường biên ngang.
- Với khu khởi động sân góc tự do có kích thước là 3x3m.
- Khu phạt
- Khu khoảng không tự do.
Khu vực chiến thuật quan trọng của sân bóng chuyền
Trên đây là kích thước sân bóng chuyền thi đấu cũng như cách để vẽ sân bóng chuyền đơn giản hiệu quả. Bạn có thể tham khảo và bổ sung kiến thức bóng chuyền cho mình để thi đấu bộ môn này một cách tốt hơn bao giờ hết.
Từ khóa » Cách Kẻ Sân Bóng Chuyền
-
Hướng Dẫn Cách Vẽ Sân Bóng Chuyền đơn Giản Chính Xác Nhất
-
Cách Vẽ Sân Bóng Chuyền Và ý Nghĩa Các đường Kẻ Vạch - Enlio
-
Kích Thước Sân Bóng Chuyền Tiêu Chuẩn Thi đấu Và Cách Vẽ Sân?
-
Kích Thước Sân Bóng Chuyền Tiêu Chuẩn
-
Bản Vẽ Sân Bóng Chuyền Hướng Dẫn Kẻ Sân Bóng Chuyền
-
Hướng Dẫn Cách Vẽ Thi Công Sân Bóng Chuyền Ngoài Trời đơn - Flickr
-
Cách Về Sân Bóng Chuyền Hơi
-
KÍCH THƯỚC SÂN BÓNG CHUYỀN - Kichthuoc.xyz
-
Quy Trình Thi Công Sân Bóng Chuyền đúng Tiêu Chuẩn 2022
-
Kích Thước Sân Bóng Chuyền Tiêu Chuẩn Mới Nhất Năm 2022
-
Hướng Dẫn Cách Vẽ Sân Bóng Chuyền đơn Giản Chính Xác Nhất
-
Kích Thước Sân Bóng Chuyền Tiêu Chuẩn Việt Nam Và Quốc Tế
-
Hướng Dẫn Kẻ Sân Bóng Chuyền Hơi Bằng Sơn Chuyên Dụng Bền đẹp