Kích Thước Sân Cầu Lông Tiêu Chuẩn Là Bao Nhiêu? - ShopVNB

Bài viết được ShopVNB - Hệ thống shop cầu lông hàng đầu Việt Nam với hơn 5 shop Premium và 65 chi nhánh trên toàn quốc kiểm duyệt và chia sẻ.

Các bạn đang tìm hiểu kích thước sân cầu lông tiêu chuẩn và thiết kế sân càu lông cho mục đích kinh doanh. VNB xin chia sẻ các bạn để các bạn có thêm những thông tin hữu ít sau.

Rất nhiều người đam mê cầu lông và có điều kiện kinh tế để mở sân cầu lông, nhất là TPHCM và Hà Nội. Tuy nhiên, điều này vô hình chung đã khiến sự cạnh tranh trong ngành này trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Có nhiều sân mở ra kiểu tạm bợ, ánh sáng không đủ, sân cầu lông không đúng tiêu chuẩn. Hậu quả là thua kém các sân khác, không thu hút được người chơi, dẫn tới phá sản. Vì vậy, để có thể làm sân cầu lông tại nhà một cách quy chuẩn và duy trì được lượng người chơi, điều tất yếu phải có sự tìm hiểu kỹ lưỡng và tính toán rõ ràng cũng như hiểu rõ kích thước sân cầu lông tiêu chuẩn.

1. Làm sân cầu lông tại nhà: Kích thước sân cầu lông tiêu chuẩn đánh đơn

- Chiều dài sân: 13.4 m.

- Chiều rộng sân: 5.18m.

- Chéo sân: 14.3 m.

- Độ dày đường biên: 4cm.

- Kích thước sân cầu lông tiêu chuẩn chuyên nghiệp được tính từ mép ngoài của đường này đến bên kia. 

kích thước sân cầu lông tiêu chuẩn

Hình ảnh sân cầu lông tiêu chuẩn. Ảnh: Internet.

2. Kích thước sân cầu lông tiêu chuẩn đánh đôi

- Dài như sân đơn: 13.4 m

- Rộng tính ra tới biên ngoài: 6.1m.

- Chéo sân: 14.7 m.

- Độ dày đường biên là 4cm.

- Kích thước sân chuyên nghiệp được tính từ mép ngoài của đường này đến bên kia.

Xem thêm: Kích thước sân cầu lông tiêu chuẩn quốc tế cho đánh đơn và đánh đôi

3. Làm sân cầu lông tại nhà: Các quy định chuẩn cho sân cầu lông

- Chiều cao sân cầu lông trong nhà ít nhất 9m. Nhưng thực tế nhiều người làm sân cầu lông tại nhà hiện nay không cao như vậy, do nhiều yếu tố như tận dụng kho bãi làm sân, hoặc điều kiện kinh tế không cho phép để dựng sắt lên cao... Nhưng để đúng tiêu chuẩn cho các bạn chơi cầu lông bung cầu lên cao thì phải tối thiểu 9m.

- Khoảng trống xung quanh sân là 2m (không có vật cản nào). Đây cũng là 1 yếu tố khó cho 1 số sân cầu lông không có diện tích. Nhiều người tận dụng đất nhà làm, hoặc tận dụng diện tích để mở thêm 1 sân nữa. Điển hình, mình thấy ở sân cầu lông Đạt Đức, Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh diện tích ngồi chờ chỉ khoảng 30-40cm. Người chơi đánh cầu có thể đánh trúng người ngồi chờ phía sau. Nhiều lúc cũng gây ức chế cho người đang đánh.

Xem thêm: Sân cầu lông Đạt Đức

- Khoảng cách giữa 2 sân là 2m. Cũng như mình nói trên. Do các sân tận dụng quá nên thiết kế sân sát lại với nhau. Đến khi tổ chức giải thi đấu, cũng không có ghế cho trọng tài ngồi. Hoặc đang đánh mà người chơi ở sân kế bên nhiều khi lao qua sân bạn vì quá đà cũng gây nguy hiểm cho người chơi cầu lông. Nên các bạn làm sân cầu lông tại nhà cũng cần tính toán kỹ khi làm sân nhé.

- Tường xung quanh sân chuẩn phải kín để cản gió và thường là màu sẫm. Đây là điều tất yếu rồi. Nhưng các bạn có thể làm thêm thông gió cho có không khí chút, chứ trưa mà toàn tôn với sắt xung quanh thì rất là nóng. 

4. Các yêu cầu về thiết kế sân cầu lông chuyên nghiệp

- Hai cột lưới cao 1m55 tính từ mặt đất lên và cần phải chắc chắn để mắc lưới không bị lệch. 

- Hai cột lưới đặt ngay đường biên dù đánh đơn hay đôi.

- Lưới bằng sợi ny lông màu sẫm, dày bằng nhau, mắc lưới trong khoảng 15mm-20mm.

- Chiều rộng lưới 760mm, đỉnh lưới bằng nẹp trắng phủ đôi lên dây lưới.

- Dây lưới phải chắc chắn và ngang với đỉnh hai cột lớn. Chiều cao lưới giữa sân tính từ đỉnh lưới đến sân là 1.254m, cao 1.55m.

Như ở các tỉnh, các bạn không muốn mua thảm cầu lông hay lưới cầu lông thì các bạn có thể nhìn thông số để vẽ sân lên nền xi măng, hoặc vẽ lên nhựa dẻo tổng hợp để làm sân cầu lông cho đúng tiêu chuẩn thi đấu.

Đối với những bạn có điều kiện kinh tế và muốn sân cầu lông chúng ta đẹp thì hãy tìm hiểu thêm dưới đây:

- Chúng ta sẽ mua lưới cầu lông và thảm cầu lông. Hiện tại trên thị trường rất nhiều loại thảm cầu lông như Thảm cầu lông Kawasaki, thảm cầu lông Hải Yến, ... và các hãng này cũng đều có lưới cầu lông cả. Giá giao dộng từ 30-60 triệu đồng. 

Đối với phần khung sắt dựng xung quanh thì sẽ có đơn vị thi công cho các bạn, các bạn nên thi công làm mái vòm sẽ nhìn chuyên nghiệp hơn là dựng tạm bợ từ kho. Nhưng cũng tuỳ điều kiện kinh tế mà các bạn làm nhé. Mục đích cuối cùng chúng ta cần cũng là tương đối đẹp và sinh lợi nhuận.

Trung bình 1 sân cầu lông tiêu chuẩn từ 200-300 triệu (đã bao gồm khung sắt và thảm cầu lông)

Các bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm dụng cụ cầu lông khác để bổ sung cho sân cầu lông của mình nhé. Hệ thống Shop cầu lông VNB sẽ hổ trợ giá thật tốt cho các sân.

Tham khảo: Bảng giá Vợt cầu lông và Vợt cầu lông Yonex nhé các bạn.

Chúc các bạn kinh doanh thành công và thuận lợi.

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Thiết Kế Sân Cầu Lông Trong Nhà