Kích Thước Ván ép Chính Xác Theo Tiêu Chuẩn Sản Xuất
- Trang chủ
- Tin tức
- Câu hỏi thường gặp
Nội dung bài viết
- 1. Các loại ván ép thường gặp
- 1.1. Ván dăm (ván Okal)
- 1.2. Ván MDF
- 1.3. Ván HDF
- 2. Tiêu chuẩn ván ép
- 3. Kích thước ván ép phổ biến
- 3.1. Chiều dày
- 3.2. Chiều rộng
- 3.3. Chiều dài
- 4. Bảng kích thước ván gỗ công nghiệp của Gỗ Minh Long
- 5. Lưu ý khi lựa chọn kích thước ván ép phù hợp
Nắm rõ kích thước ván ép các loại sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn hơn khi muốn trang trí, thi công bằng ván ép gỗ công nghiệp.
Giá thành rẻ, ít cong vênh, không bị mối mọt, chống thấm nước tốt… chính là những ưu điểm nổi bật của ván ép gỗ công nghiệp hiện đại.
Xem thêm:
- Gỗ ép và tất cả những thông tin bạn cần biết
1. Các loại ván ép thường gặp
Cấu tạo từ các nguyên liệu tự nhiên kết hợp cùng một số chất kết dính chuyên dụng và được sản xuất bằng máy móc hiện đại theo quy trình nghiêm ngặt. Thành phần của ván ép thường là dăm gỗ, mùn cưa, sợi gỗ/bột gỗ,....Hiện nay trên thị trường phổ biến nhất là 3 loại ván ép: ván dăm, ván MDF và ván HDF.
1.1. Ván dăm (ván Okal)
Thành phần thường là các dăm gỗ nhỏ, vỏ bào, mùn cưa… hoặc bã mía, thân cây bông kết hợp cùng keo Urea Formaldehyde, nước và một số thành phần khác (Parafin, chất làm cứng…).
Sau khi sản xuất ván dăm, người ta thường phủ thêm các vật liệu như giấy trang trí nhúng keo Melamine, bề mặt Laminates, veneer, acrylic … lên bề mặt tấm ván để tạo nên sản phẩm có hoa văn, màu sắc đẹp mắt.
1.2. Ván MDF
- Là loại ván gỗ sợi mật độ trung bình.
- Thành phần là sợi gỗ có độ ẩm nhỏ hơn 20% kết hợp thêm keo kết dính chuyên dụng, nước và một số thành phần phụ gia khác.
- Bề mặt khá mềm mịn, phẳng nên có thể sử dụng trực tiếp mà không cần vật liệu phủ.
- Ngoài ra tùy theo nhu cầu của khách hàng thì trong quá trình sản xuất một số chất phụ gia khác sẽ được thêm vào để ván có khả năng chống cháy, chống ẩm,...
1.3. Ván HDF
- Là loại ván gỗ sợi mật độ cao.
- Thành phần của ván HDF cũng giống như ván MDF, tuy nhiên tỷ lệ bột gỗ nhiều hơn so với ván MDF.
- Ngoài ra trong quá trình ép thì áp suất và nhiệt độ cũng cao hơn để tăng độ bền và chất lượng của ván HDF.
- Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt hơn ván MDF. Chất lượng và độ bền của ván HDF cũng tốt hơn ván MDF, ván dăm.
2. Tiêu chuẩn ván ép
Mỗi loại ván ép như ván dăm, ván MDF hay ván HDF đều sẽ có những tiêu chuẩn và yêu cầu khác nhau về tỷ lệ thành phần và nguyên liệu đầu vào.