Kickboxing Là Môn Võ Gì? Hãy Xem Bài Viết Này để Hiểu Rõ Hơn Về ...

Hiện nay, môn võ Kickboxing đang ngày trở nên phổ biến và được nhiều người lựa chọn. Không chỉ cải thiện khả năng phản xạ, chiến đấu, Kickboxing còn là bộ môn rèn luyện thể chất một cách tuyệt vời. Vậy Kickboxing là gì? Hãy cùng Kickfit Sports tìm hiểu chi tiết hơn về môn võ này qua bài viết sau đây!

Kickboxing là gì?

Kickboxing là môn thể thao đối kháng kết hợp những đòn đấm quyết liệt của Boxing và những cú đá mạnh mẽ từ Karate, Muay Thái. Với lợi thế ra đời sau, Kickboxing hội tụ tinh hoa các bộ môn đi trước, bao gồm sức mạnh và tốc độ trong các pha ra đòn. Kickboxing không chỉ là môn võ tập trung vào việc tấn công mà còn phát triển các kỹ thuật phòng thủ khác. Bên cạnh đó, tập Kickboxing không chỉ giúp bạn trang bị kỹ năng tự vệ mà còn giúp giảm cân nhanh chóng bởi đây là bộ môn đòi hỏi vận động ở cường độ cao. 

kickboxing-la-gi

Kickboxing là gì? Kickboxing là môn võ đối kháng phổ biến hiện nay

Nếu như bạn có niềm đam mê với võ thuật thì Kickboxing sẽ là gợi ý tuyệt vời giúp bạn nâng cao thể lực, cải thiện thân hình săn chắc. Hãy dành 30 phút với Kickboxing mỗi ngày, bạn sẽ thấy năng lượng giải phóng, xua tan hết mệt mỏi. 

Nguồn gốc của Kickboxing

Người ta tin rằng, Kickboxing đã có từ nhiều thế kỷ trước và chịu ảnh hưởng từ nhiều môn võ như Muay Thái và Karate. Muay Thái và các môn võ của Đông Nam Á khác được sử dụng trong các cuộc chiến đấu không vũ trang trên chiến trường từ khoảng thế kỷ thứ 12. Trong khi đó, Karate được phát triển vào khoảng thế kỷ thứ 17 và được du nhập vào Nhật Bản vào cuối thế kỷ 20. 

Năm 1950, một người Nhật có tên Tatsuo Yamada đã nghiên cứu và kết hợp giữa Karate với Muay Thái, đây là nền tảng cho sự xuất hiện của bộ môn Kickboxing. Đến năm 1970, bộ môn này đã nhanh chóng lan truyền đến Mỹ và khắp các nước châu Âu. Kể từ đó đến nay, Kickboxing đã trở nên phổ biến và được công nhận là một loại hình thể thao chính thức. 

Ngày 17/1/1970, trận đấu Kickboxing đầu tiên tại Mỹ đã diễn ra với 2 võ sĩ tham gia thi đấu là Lewis và Lee Faulkne. Họ đều là những người tiên phong phát triển Kickboxing tại Mỹ. Trận đấu kết thúc với cú knock out của Lewis ở hiệp đấu thứ 2.

Năm 1976, Hiệp hội Kickboxing thế giới (WKA) được thành lập, tổ chức trên phạm vi toàn cầu. Đây là tổ chức võ thuật đầu tiên phụ trách việc xử phạt các trận đấu, thiết lập hệ thống bảng xếp hạng và các chương trình quảng bá, thúc đẩy sự phát triển của Kickboxing.

Các kỹ thuật Kickboxing

Các kỹ thuật được phép sử dụng trong các giải đấu Kickboxing chuyên nghiệp bao gồm các đòn đấm và đòn đá. Cụ thể như sau:

ky-thuat-kickboxing

Các kỹ thuật ra đòn của Kickboxing

Đấm

Kỹ thuật đấm trong Kickboxing được thừa kế trực tiếp từ Quyền anh cổ điển. Các kỹ thuật đấm cơ bản bao gồm: Jab, Cross, Uppercut và Hook.

  • Jab: Là đòn đấm thẳng tay không thuận được sử dụng để thám thính đối thủ;
  • Cross: Là đòn đấm chéo tay thuận tấn công vùng mặt và vùng đầu của đối thủ;
  • Hook: Đòn đấm tạt ngang vòng qua cơ thể với mục tiêu chủ yếu là phần hàm hoặc sườn của đối thủ;
  • Uppercut: Là cú đấm móc ngược từ dưới lên dễ gây choáng, mất thăng bằng và khiến đối thủ bị knock out.

Bên cạnh các đòn đấm cơ bản, còn có một số kỹ thuật đấm nâng cao hơn là Spinning backfist và Superman punch.

Đá

Trong Kickboxing, có 4 kỹ thuật đá chính bao gồm: Roundhouse kick, Front kick, Side push, Back push.

  • Roundhouse kick: Đá vòng cầu, hay còn gọi là đá tạt. Kỹ thuật đá vòng cầu được thực hiện bằng cách nâng đầu gối, xoay chân và duỗi thẳng chân ra để tấn công bằng cẳng chân hoặc mu bàn chân;
  • Front kick: Đây là đòn đá tống cơ bản trong Kickboxing. Với kỹ thuật đá Front Kick, bạn chỉ cần nâng cao đầu gối, duỗi thẳng chân và đá vào mặt hoặc ngực của đối thủ;
  • Side kick: Tương tự như Front kick, Side kick cũng là cú đạp thẳng, tuy nhiên chỉ khác là hướng tấn công từ phía bên hông và tiếp xúc với mục tiêu bằng gót chân;
  • Back kick: Đây là kỹ thuật đá sau sử dụng chân trái hoặc chân phải xoay hông từ phía trước ra sau, tiếp xúc với mục tiêu bằng bàn chân.

Luật thi đấu Kickboxing

Kickboxing là hình thức thi đấu đối kháng lựa chọn người tham gia theo phân chia hạng cân. Mỗi trận đấu Kickboxing sẽ bao gồm 3 – 12 hiệp, mỗi hiệp kéo dài 2 – 3 phút. Võ sĩ tham gia bắt buộc phải trang bị đầy đủ găng boxing, dụng cụ bảo hộ hàm để hạn chế chấn thương trong quá trình thi đấu.

Hiện nay, luật thi đấu Kickboxing được áp dụng theo tiêu chuẩn của Hiệp hội các Tổ chức Kickboxing thế giới (WAKO). Tại Việt Nam, hai nội dung thi đấu chính được sử dụng rộng rãi đó là Kickboxing Full Contact và Kickboxing Low Kick.

Kickboxing Full Contact

Với luật Kickboxing Full Contact, võ sĩ sẽ thi đấu trên võ đài 4 góc tương tự như bộ môn Boxing, Muay Thái. Trong đó, luật Kickboxing Full Contact có một số điểm đáng chú ý sau đây:

Các kỹ thuật được phép sử dụng:

  • Tất cả các đòn đấm thẳng, móc, xúc của Boxing được coi là hợp lệ. Như vậy, các đòn vả bằng lòng bàn tay hoặc mu bàn tay đều không hợp lệ;
  • Các đòn đá thẳng, đá ngang, đá vòng cầu, xoay người, đá chẻ, đá bay, đá móc, quét chân (chỉ được quét từ mắt cá trở xuống). Ngoài ra võ sĩ không được phép tấn công đối thủ bằng phần ống chân.
kickboxing-full-contact

Luật thi đấu Kickboxing Full Contact

Ngoài ra, trong mỗi hiệp đấu, các võ sĩ bắt buộc phải tung ra tối thiểu 6 đòn đá. Sau mỗi hiệp đấu, giám khảo sẽ thống kê số lượng đòn đá tới trọng tài chính và quyết định trừ điểm nếu các võ sĩ mắc lỗi thiếu tích cực khi sử dụng đòn đá.

Các võ sĩ có thể giành chiến thắng bằng knockout, tính điểm hay trọng tài dừng trận đấu, đối thủ bỏ cuộc,…Nếu trong 1 hiệp đấu, võ sĩ nào có 3 tình huống bị đánh choáng, ngã thì võ sĩ đó cũng sẽ bị xử thua knockout kỹ thuật (TKO).

Kickboxing Low Kick

Tương tự như luật Kickboxing Full Contact, tuy nhiên Kickboxing Low Kick cho phép mở rộng hơn về số lượng đòn cũng như mục tiêu tấn công. Ngoài các cú đá cơ bản, luật Kickboxing Low Kick cho phép các võ sĩ sử dụng các đòn phang ống với mục tiêu được mở rộng bao gồm cả phần đùi, bắp chân của đối thủ.

kickboxing-low-kick

Luật thi đấu Kickboxing Low Kick cho phép mở rộng đòn phang ống

Về cơ bản, luật Kickboxing Low Kick khác với luật Full Contact là ở 2 điểm đá bằng ống chân và phang trụ là hợp lệ và võ sĩ không bị giới hạn về số lượng đòn đá trong mỗi hiệp thi đấu.

TRẢI NGHIỆM TẬP THỬ 14 NGÀY MIỄN PHÍ VỚI BỘ MÔN KICKBOXING TẠI ĐÂY!

Lợi ích của việc tập Kickboxing

Mặc dù còn khá mới nhưng môn võ Kickboxing đã gây hiệu ứng tới cộng đồng võ thuật tại Việt Nam. Không chỉ rèn luyện trong thi đấu, Kickboxing còn giúp đốt cháy calo, tăng cường sức bền và giải tỏa căng thẳng. Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời của việc tập Kickboxing:

Đốt cháy lượng mỡ thừa hiệu quả

Theo nghiên cứu đến từ Harvard Health, cứ 30 phút tập Kickboxing sẽ tiêu hao khoảng 400 – 500 calo. Do đó, Kickboxing là hình thức đốt cháy calo, mỡ thừa cực kỳ hiệu quả cho cả nam và nữ. Tập luyện Kickboxing không chỉ giúp bạn kiểm soát được cân nặng mà còn duy trì lối sống lành mạnh hơn.

loi-ich-tap-kickboxing

Tập Kickboxing giúp đốt cháy calo, giảm mỡ thừa cho cơ thể săn chắc

Tăng sự dẻo dai cho cơ bắp

Kickboxing là môn võ kết hợp giữa đòn đấm, đá và phản xạ né đòn, chặn đòn. Vì thế, các nhóm cơ bắp toàn thân sẽ được hoạt động hết công suất trong mỗi buổi tập. Từ đó cơ thể bạn sẽ trở nên dẻo dai, cơ bắp trở nên linh hoạt hơn. 

Giải tỏa căng thẳng

Sau mỗi buổi họp tập, làm việc mệt mỏi, tập Kickboxing sẽ giúp giảm stress và giải phóng năng lượng tiêu cực. Bạn sẽ cảm thấy hưng phấn, cơ thể sảng khoái hơn do cơ thể sản sinh ra hóc môn hạnh phúc trong quá trình tập luyện. Kickboxing dường như “vị cứu tinh” giúp bạn tránh được những vấn đề sức khỏe lâu dài. 

Tốt cho hệ tim mạch

Kickboxing là bộ môn tập luyện cường độ cao, nhịp tim sẽ tăng lên khoảng 75 – 85% trong quá trình tập luyện. Ban đầu bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và đuối sức, tuy nhiên sau một thời gian tập luyện bạn sẽ thấy hệ tim mạch được cải thiện, tăng sức bền lâu hơn. 

Nâng cao khả năng tự vệ

Bên cạnh những lợi ích về mặt sức khỏe, giảm cân, tập Kickboxing còn giúp nâng cao khả năng phản xạ. Tập luyện trong một thời gian dài sẽ giúp bạn trang bị thêm kỹ năng để tự vệ trong mọi tình huống nguy hiểm.

kickboxing-la-mon-vo-gi

Tập Kickboxing giúp bạn trang bị kỹ năng tự vệ trong tình huống khẩn cấp

=> Xem thêm về các địa chỉ tập Kickboxing ở Hà Nội tại: Địa chỉ học kick boxing ở Hà Nội uy tín nhất bạn đã biết chưa?

Địa chỉ tập Kickboxing uy tín tại Hà Nội

Việc bắt đầu tập luyện bất kỳ môn thể thao mới lạ nào cũng sẽ khiến cho bạn cảm thấy khó khăn và cần thời gian để làm quen. Chính vì thế, việc tìm kiếm một địa chỉ dạy Kickboxing uy tín, chất lượng với cơ sở vật chất hiện đại và đội ngũ huấn luyện viên giàu kinh nghiệm là điều rất quan trọng.

Kickfit Sports là trung tâm dạy Kickboxing uy tín hàng đầu với 11 cơ sở trải rộng khắp Hà Nội. Tại Kickfit Sports quy tụ đội ngũ huấn luyện viên Kickboxing chuyên nghiệp, là các võ sĩ hạng A có kinh nghiệm thực chiến, tham gia nhiều giải đấu lớn như Lion Championship. Điển hình là Coach Dư Văn Thuận, Dương Đức Tùng,…là những cái tên gây bão trên đấu trường MMA Lion Championship thời gian vừa qua.

huan-luyen-vien-kickboxing

Đội ngũ huấn luyện viên tham gia giải đấu Lion Championship tại Kickfit Sports

Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị tại Kickfit Sports đều được trang bị đầy đủ với đài thi đấu Kickboxing, găng tay, đích đá, dụng cụ bảo vệ đầu, chân,…phục vụ nhu cầu khách hàng trong quá trình tập luyện. Khách hàng đăng ký tập luyện tại Kickfit Sports còn được trải nghiệm đầy đủ các tiện ích dịch vụ phòng tập như tủ locker cá nhân, hệ thống phòng xông hơi ướt, khô, bể sục…

vo-dai-kickboxing

Võ đài Kickboxing được trang bị đầy đủ tại các cơ sở Kickfit Sports

Hy vọng bài viết trên đây của Kickfit Sports đã giúp bạn hiểu rõ Kickboxing là gì? và lựa chọn địa chỉ tập Kickboxing uy tín tại Hà Nội. Nếu bạn muốn đăng ký tập thử Kickboxing, hãy liên hệ ngay HOTLINE hoặc đăng ký trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn chi tiết hơn về khóa học!

Từ khóa » Học Võ Kick Boxing