Kiểm Soát độ Cận Thị Bằng Kính áp Tròng Ban đêm Ortho-K - VnExpress
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay tỷ lệ mắc tật khúc xạ ngày càng tăng cao và độ tuổi mắc cũng dần sớm hơn, từ các học sinh do khả năng tự bảo vệ mắt còn kém, lại đang ở độ tuổi đi học (phải nhìn và đọc nhiều) cho đến người trưởng thành với độ cận mỗi ngày một tăng.
BS CKII Trần Văn Kết – Phó Chủ tịch Hội đồng Chuyên môn Tập Đoàn Y Khoa Sài Gòn, Giám đốc Điều hành Bệnh Viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ, cho biết những người có độ cận thấp và chưa có ý định phẫu thuật tật khúc xạ có thể sử dụng kính áp tròng ban đêm Ortho-K để điều trị mắt.
Ortho-K là phương pháp điều trị tật khúc xạ bằng kính tiếp xúc cứng vào ban đêm trong lúc ngủ (trung bình từ 6 giờ đến 8 giờ mỗi đêm), giúp điều chỉnh tạm thời hình dạng giác mạc, làm giảm và khử độ cận thị, nhờ thế ban ngày sẽ giúp hạn chế sự phụ thuộc kính gọng hoặc kính áp tròng mềm.
Chất liệu của Ortho-K là hydrogel, có tính thấm khí cao, đảm bảo cung cấp đủ oxy, yếu tố quyết định sự khỏe mạnh của giác mạc.
"Ortho-K rất an toàn bởi vì đây là phương pháp điều trị tật khúc xạ không cần phẫu thuật, đã được Cơ quan Quản lý An toàn thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) chứng nhận cho phép sử dụng ở mọi lứa tuổi và có thể ngưng khi không muốn điều trị tiếp tục", BS CKII Trần Văn Kết cho hay.
Ortho-K có nhiều ưu điểm gồm:
- Không gây tình trạng khô mắt vì kính có khả năng cho phép oxy đi qua mắt.
- Cải thiện tầm nhìn mà không cần đeo kính gọng hoặc kính áp tròng vào ban ngày.
- Ngăn chặn hiệu quả tiến triển cận thị trong lúc ngủ.
- Không gây biến chứng khi phẫu thuật khúc xạ.
Trẻ em là đối tượng thích hợp nhất với Ortho-K giúp loại bỏ bất tiện của kính gọng và khó chịu từ kính áp tròng.
"Trẻ em là đối tượng rất năng động, các em cần vui chơi, hoạt động ngoài trời nhiều để phát triển. Do đó, Ortho-K chính là giải pháp hiệu quả cho trẻ. Bên cạnh đó người lớn nếu không muốn phẫu thuật xóa cận cũng có thể sử dụng Ortho-K", BS CKII Trần Văn Kết cho hay. Độ cận từ - 0.75D đến - 10.0D, không kèm hoặc kèm độ loạn không quá -2.0D.
Người mắc bệnh lý giác mạc chóp hoặc bệnh nhân có thể dùng Ortho-K nếu có những nhu cầu dưới đây:
- Giảm bớt sự lệ thuộc kính gọng.
- Không có chỉ định phẫu thuật Lasik: tuổi < 18 tuổi, do giác mạc mỏng.
- Không muốn phẫu thuật Lasik.
- Thay kính áp tròng mềm ban ngày...
Hướng dẫn sử dụng kính tiếp xúc Ortho-K
Buổi tối: Lắp kính
- Lắp kính tiếp xúc cứng trước khi đi ngủ khoảng 15 phút.
- Trước khi lắp kính: rửa tay sạch bằng xà phòng và lau khô.
- Nhỏ nước mắt nhân tạo vào hai mắt.
- Rửa lại kính bằng nước muối sinh lý Efticol 0,9%.
- Kiểm tra xem kính và tròng đen có bụi hay không.
- Để kính tiếp xúc trên đầu ngón trỏ của bàn tay phải (tay thuận), nhỏ 1 giọt nước mắt nhân tạo vào lòng kính tiếp xúc.
- Mắt nhìn thẳng vào gương, dùng ngón giữa – tay phải kéo mi dưới xuống, dùng 3 ngón giữa – tay trái giữ mi trên, đặt nhẹ kính tiếp xúc vào giữa tròng đen.
- Thả nhẹ hai mi mắt, chớp mắt và nhắm lại vài giây, nhìn vào gương kiểm tra lại chắc chắn kính đã giữa tròng đen.
- Lắp kính xong, đổ bỏ nước ngâm kính và để khay ngâm kính tự khô.
Buổi sáng: Tháo kính
- Nhỏ nước mắt nhân tạo vào hai mắt.
- Rửa sạch tay bằng xà phòng.
- Mắt nhìn thẳng vào gương, dùng ngón tay giữa – tay trái giữ mi trên, ngón giữa – tay phải kéo mi dưới, áp đầu que lấy kính vào giữa hoặc 2/3 dưới tròng đen, nhẹ nhàng lấy kính ra.
- Cầm vuốt nhẹ lấy kính khỏi que, đặt kính vào khay ngâm kính, cho nước ngâm kính vào ngập kính, đậy nắp khay ngâm kính và sau đó tiếp tục tháo kính mắt kia.
Lưu ý: kính mắt bên phải thì đặt vào khay mắt phải và ngược lại.
Theo BS Trần Văn Kết, bệnh nhân nên lựa chọn các bệnh viện mắt uy tín và có chuyên môn để thăm khám cũng như lựa chọn loại kính phù hợp và đạt chuẩn chất lượng.
Quy trình khám chuyên sâu và đặt kính Ortho-K tại Bệnh viện mắt Sài Gòn Cần Thơ gồm các bước sau:
- Khám tư vấn với bác sĩ chuyên khoa mắt.
- Thử kính.
- Đo khúc xạ.
- Khám bán phần trước đến bán phần sau.
- Chụp bản đồ giác mạc.
- Thử kính Ortho-K.
- Khám theo dõi sau khi dùng kính Ortho-K.
Tại Bệnh viện Mắt Sài Gòn Cần Thơ, các trang thiết bị chuyên dụng như hệ thống chụp bản đồ giác mạc dành riêng cho Ortho-K, hệ thống máy đo khúc xạ hiện đại tiên tiến giúp đưa ra kết quả thị lực chính xác.
Đặc biệt, kính Ortho-K được thiết kế riêng cho từng người, thông số kính được gửi và đặt sản xuất tại Mỹ theo cấu trúc mắt của mỗi bệnh nhân.
"Để phương pháp Ortho-K thực sự hiệu quả, kính Ortho-K cần được thiết kế riêng theo cấu trúc mắt của từng người. Với bệnh nhân có độ cận thị cao, kính cần được thiết kế 2 lực tác động, lực ở trung tâm và lực ở ngoại vi mới đạt hiệu quả tốt nhất cho người sử dụng", BS Trần Văn Kết cho biết thêm.
Anh Ngọc
Từ khóa » đeo Kính áp Tròng Trị Cận
-
Có Nên đeo Kính áp Tròng Ban đêm? - Vinmec
-
Điều Trị Cận Thị Bằng Kính Tiếp Xúc Ortho-k - Bệnh Viện Mắt Sài Gòn
-
Sử Dụng Kính áp Tròng Ban đêm Chỉnh Tật Khúc Xạ
-
[Thực Hư] Chữa Cận Thị Bằng đeo Kính áp Tròng Ban đêm (Ortho-K)
-
Đeo Kính áp Tròng Ban đêm Ortho K Chữa Cận Thị - Nên Hay Không?
-
Sự Thật đằng Sau Việc Chữa Cận Thị Bằng Kính áp Tròng - Ann365 Lens
-
Kính áp Tròng Chữa Cận Thị Giá Bao Nhiêu? - Ann365 Lens
-
Kính áp Tròng Ban đêm FARGO - Giải Pháp Chỉnh Thị Thay Thế Phẫu ...
-
KÍNH ÁP TRÒNG BAN ĐÊM CÓ CHỮA ĐƯỢC CẬN THỊ KHÔNG?
-
Điều Trị Cận Thị Với Kính áp Tròng Ban đêm Ortho-K
-
[HỎI & ĐÁP] ĐIỀU TRỊ CẬN THỊ VỚI KÍNH ÁP TRÒNG CỨNG ...
-
Có Nên đeo Kính áp Tròng Ban đêm? Cách đeo Kính ... - DOLL EYES
-
KÍNH ÁP TRÒNG Ortho-K VÀ NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
-
Kính áp Tròng điều Trị Cận Thị, Kiểm Soát Tốt Cận Thị Của Trẻ Em
-
Kính điều Trị Cận Thị Bằng Kính áp Tròng đeo Ban đêm Ortho-K Nhật ...
-
Chữa Cận Thị Bằng đeo Kính áp Tròng Ban đêm
-
Top 14 đeo Lens Chữa Cận Thị