Kiểm Toán đánh Giá Tính Kinh Tế, Hiệu Lực, Hiệu Quả Hoạt động Của ...
Có thể bạn quan tâm
Tập trung vào chỉ số lợi nhuận, bảo toàn vốn, tuân thủ pháp luật Xuất phát từ mục tiêu hoạt động cơ bản của các DN thường là: lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn; phát triển bền vững, tuân thủ pháp luật, thực hiện các chủ trương định hướng của Nhà nước, kế hoạch, chiến lược của chủ sở hữu vốn… nên khi lựa chọn các chỉ số để xác định tiêu chí kiểm toán cần tập trung vào các chỉ số phản ánh mức độ đạt được các nhóm mục tiêu này. Để xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN, Tổng Kiểm toán Nhà nước hướng dẫn, trên cơ sở xem xét mục tiêu hiệu quả cơ bản, phổ biến nhất của các DN, các KTV được gợi ý lựa chọn chỉ số mức lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận tính trên vốn, tài sản… Thông thường, các tiêu chí được sử dụng để so sánh với chỉ số mức lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận tính trên vốn, tài sản… của kỳ hoạt động được kiểm toán (phổ biến là năm tài chính được kiểm toán) là mức lợi nhuận; tỷ suất lợi nhuận dự kiến do DN tự xác định khi xây dựng kế hoạch kinh doanh; tỷ suất lợi nhuận thực tế thực hiện kỳ (năm) trước; tỷ suất lợi nhuận bình quân của các DN có cùng quy mô và loại hình hoạt động; tỷ lệ lãi suất tiền gửi ngân hàng thương mại mà DN có thể nhận được nếu sử dụng vốn cho vay ở cùng kỳ so sánh. Đồng thời, KTV cũng có thể tham khảo thêm các chỉ số EPS được tính bằng lợi nhuận (thu nhập) trên mỗi cổ phiếu; chỉ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường và thu nhập của mỗi cổ phiếu. Khi so sánh mức lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận tính trên vốn, tài sản… của kỳ (năm) hoạt động được kiểm toán, tùy thuộc vào kết quả so sánh, KTV có trách nhiệm đưa ra những phân tích, đánh giá, nhận định phù hợp. Theo đó, KTV cũng quyết định có hay không việc tiếp tục sử dụng thêm các tiêu chí cụ thể để làm rõ hơn hiệu quả hoạt động của DN. Đáng chú ý, trong trường hợp kiểm toán các DN thực hiện nhiệm vụ công ích, KTV nên căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, chuyên ngành, tính đặc thù, chủ sở hữu để đưa ra các tiêu chí đánh giá phù hợp. Tổng Kiểm toán Nhà nước hướng dẫn KTV có thể nghiên cứu lựa chọn tiêu chí so sánh trên cơ sở xem xét mối tương quan giữa chi phí thực tế bỏ ra và kết quả sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thực tế đạt được, mức độ hoàn thành về sản lượng và chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Tiêu chí lựa chọn để so sánh, phân tích có thể là mức độ đạt được theo yêu cầu đặt hàng của Nhà nước; theo kế hoạch, dự kiến của DN; thực tế đạt được năm trước; so với đơn vị có cùng hoạt động, quy mô, điều kiện sản xuất kinh doanh… Xác định rõ tiêu chí ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Đề cập đến các tiêu chí cụ thể để minh họa cho tiêu chí tổng hợp cũng như sử dụng để phân tích, đánh giá, chỉ rõ nguyên nhân, lý do khách quan, chủ quan, các tác động của môi trường bên trong, bên ngoài để chỉ ra những ảnh hưởng làm tăng hoặc giảm lợi nhuận tổng thể, KTV được gợi ý lựa chọn những chỉ số phản ánh mối quan hệ tác động của các yếu tố tạo nên lợi nhuận. Tùy thuộc từng trường hợp, những chỉ số được KTV so sánh là mức độ, tốc độ tăng trưởng doanh thu, tốc độ tiết kiệm chi phí và mối quan hệ giữa hai yếu tố này. Tiếp đó là lựa chọn các chỉ số liên quan như: tỷ lệ tăng trưởng sản lượng tiêu thụ, hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn, vòng quay vốn lưu động, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay vốn bằng tiền… để phân tích, đánh giá. Ngoài ra, một số yếu tố tác động gián tiếp từ môi trường bên ngoài như ảnh hưởng của chính sách (giảm thuế, kích cầu…), yếu tố kinh tế - xã hội khác nếu có thể định lượng bằng dữ liệu, số liệu cụ thể thì KTV cũng nên lựa chọn để so sánh mức độ tác động đến hiệu quả hoạt động chung của DN. Đưa ra lưu ý đối với các KTV, Tổng Kiểm toán Nhà nước nêu rõ, các chỉ số trên chỉ được lựa chọn làm tiêu chí khi đáp ứng được các yêu cầu là cơ sở để so sánh, phân tích, đánh giá mức độ hiệu quả cụ thể. Như vậy, các tiêu chí được lựa chọn nhằm phục vụ cho việc phân tích mối quan hệ và tình hình biến động các chỉ số ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của DN (lợi nhuận thực hiện) để đánh giá xu hướng thay đổi của từng chỉ số, cũng như tác động đối với hiệu quả chung của DN. Do vậy, KTV nên tiến hành so sánh chỉ số thực tế ở kỳ kiểm toán với chỉ số phản ánh mức độ thực tế thực hiện năm trước, với mục tiêu đơn vị đặt ra, theo kế hoạch đã được xây dựng hoặc được phân giao, mức độ bình quân… để phân tích, đánh giá và kết luận. Tổng Kiểm toán Nhà nước cũng lưu ý, việc sử dụng kết hợp các tiêu chí sẽ mang lại những đánh giá, kết luận mang tính toàn diện, thuyết phục. Tuy nhiên, KTV cũng có thể lựa chọn một hoặc một số tiêu chí để đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực của các hoạt động cụ thể. KTV cũng cần đánh giá cơ cấu, tỷ trọng của các bộ phận cấu thành đóng góp vào lợi nhuận chung của DN, như hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư tài chính dài hạn, đầu tư khác trên cơ sở các tiêu chí đã lựa chọn để chỉ rõ hiệu quả hoạt động của DN được hình thành chủ yếu từ hoạt động nào. Ngoài ra, KTV cũng có thể tham khảo các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của DN để xây dựng tiêu chí đánh giá như mức và tỷ lệ tăng/giảm các khoản nộp NSNN, mức và tỷ lệ tăng trưởng lao động, việc làm, thu nhập, thực hiện chế độ Bảo hiểm xã hội cho người lao động. Để đánh giá khả năng bảo toàn, phát triển và sử dụng đúng mục tiêu nguồn vốn chủ sở hữu, Tổng Kiểm toán Nhà nước gợi ý các KTV lựa chọn tiêu chí hệ số bảo toàn vốn nhà nước. Tiếp đó, để đánh giá được mức độ phát triển vốn hoặc sử dụng vốn có thực sự hiệu quả so với kỳ trước, các kỳ trước hoặc so với mục tiêu đã xác định, KTV có thể sử dụng thêm các tiêu chí: tỷ lệ tăng trưởng vốn chủ sở hữu; tỷ lệ tăng trưởng vốn chủ sở hữu tính đến kỳ kiểm toán; mức độ tuân thủ quy định của pháp luật, theo mục đích, yêu cầu, định hướng của Nhà nước; việc quản lý và sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại DN. Phúc Khang (Báo Kiểm toán số 25/2021)
Từ khóa » Hệ Số Bảo Toàn Vốn Chủ Sở Hữu
-
Định Nghĩa Hệ Số Bảo Toàn Vốn & Các Tiêu Chí Giám Sát - Vpbanksme
-
Hệ Số Bảo Toàn Vốn Là Gì? Tìm Hiểu Thông Tin Về Hệ Số Này
-
Định Nghĩa Hệ Số Bảo Toàn Vốn Và Cách Bảo Toàn Vốn - Entheomedia
-
Đánh Giá Vốn Chủ Sở Hữu Và Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng ...
-
Tiêu Chí Giám Sát, Bảo Toàn Vốn Nhà Nước Tại Các Tập đoàn Kinh Tế ...
-
[DOC] Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Ngành Tài Chính - Bộ Tài Chính
-
[DOC] I. Đánh Giá Hoạt động đầu Tư Vốn Nhà Nước Vào Doanh Nghiệp
-
Toàn Văn - Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư
-
Thông Tư 200/2015/TT-BTC Giám Sát đầu Tư Vốn Nhà Nước Vào DN
-
[PDF] Vốn Chủ Sở Hữu Trong Các Ngân Hàng Tại Việt Nam, Các Vấn đề Về ...
-
[PDF] CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM - Độc Lập - Tự Do
-
Quyết định 369/QĐ-UBND 2022 Kế Hoạch Giám Sát Tài Chính Doanh ...
-
Bộ Tài Chính: Licogi Chưa Bảo Toàn Vốn Nhà Nước Tại Doanh Nghiệp
-
[PDF] YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH TỶ LỆ AN TOÀN VỐN