Kiểm Toán Là Gì? 3 Loại Kiểm Toán Hiện Nay
Có thể bạn quan tâm
Kiểm toán là gì? Đây là quá trình mà các chuyên gia có thẩm quyền thực hiện công việc thu thập, đánh giá các chứng từ, văn bản liên quan đến đơn vị được kiểm toán. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác, cùng tìm hiểu các nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của ruaxetudong.org.
Nội dung bài viết
- 1 Kiểm toán là gì? Kiểm toán tiếng anh là gì?
- 2 Khái toán là gì?
- 3 Kiểm toán viên là gì? Phòng tài chính kế toán tiếng anh là gì?
- 4 Công việc của kiểm toán viên là gì?
- 5 3 Loại kiểm toán hiện nay
- 5.1 Kiểm toán nhà nước
- 5.2 Kiểm toán độc lập
- 5.3 Kiểm toán nội bộ
- 6 Lương kiểm toán là bao nhiêu?
- 7 10 Trường đại học đào tạo ngành Kiểm toán tốt nhất cả nước
Kiểm toán là gì? Kiểm toán tiếng anh là gì?
Kiểm toán có tên gọi trong tiếng anh là Audit. Kiểm toán là hoạt động kiểm tra, xác minh tính trung thực của một báo cáo tài chính nào đó; giúp cung cấp các thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp, công ty hay tổ chức nào đó. Hiểu một cách đơn giản, kiểm toán là quá trình thu thập, đánh giá bằng chứng liên quan đến các thông tin tài chính được kiểm tra để xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa thông tin đó với các hạng mục được thiết lập.
Kiểm toán hướng đến nhiều đối tượng khác nhau nhất những người thường quan tâm đến tình hình tài chính nhưng lại không có nghiệp vụ, kiến thức về kế toán. Đây cũng chính là lý do vì sao nhiều doanh nghiệp luôn cần tới các kiểm toán viên để giúp họ đánh giá chính xác để họ có những quyết định đúng đắn nhất.
Khái toán là gì?
Khái toán là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực xây dựng để chỉ sự ước lượng tổng mức đầu tư của các dự án xây dựng. Để có thể tính được tổng mức đầu tư một cách chính xác nhất thì các chủ đầu tư cần phải có thiết kế cơ sở hoặc cũng có thể dựa trên các kinh nghiệm đến từ các nhà thầu để tạo ra các con số nhất định.
Kiểm toán viên là gì? Phòng tài chính kế toán tiếng anh là gì?
Kiểm toán viên chính là các kế toán có bằng cấp được chỉ định để kiểm tra tính chính xác của các tài khoản và báo cáo tài chính của công ty đưa ra. Dựa theo kết quả báo cáo độc lập này, sẽ giúp các cấp quản lý kiểm tra, thay đổi hướng đi của công ty sao cho phù hợp nhất. Thông thường, các kiểm toán viên sẽ làm việc tại phòng tài chính kế toán – Financial Accounting.
Công việc của kiểm toán viên là gì?
Kiểm toán viên thực hiện nhiều công việc khác nhau, họ sẽ sử dụng nhiều phương pháp để xác minh tính trung thực của tài liệu và tính hợp pháp của các báo cáo tài chính. Trong đó, họ thực hiện các công việc chính sau đây:
- Xác minh tính trung thực, hợp pháp của các báo cáo tài chính
- Đưa ra các ý kiến về tính trung thực, mức độ hợp lý của các thông tin tài chính – kế toán.
- Tư vấn cho các cấp quản lý, chỉ ra các sai sót, gợi ý phương pháp khắc phục để giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn.
Các tổ chức ở đây không chỉ là các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mà còn có cả các cơ quan Nhà nước.
3 Loại kiểm toán hiện nay
Căn cứ vào nhiều tiêu chí khác nhau, người ta chia kiểm toán thành 3 loại cơ bản sau đó là:
Kiểm toán nhà nước
Kiểm toán nhà nước là gì? Là công việc kiểm toán do các cơ quan chuyên trách Nhà nước tiến hành, thực hiện việc kiểm tra, giám sát của Nhà nước trong hoạt động quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản của Nhà nước.
Phạm vi kiểm toán
Đối với các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách, tiền và tài sản của Nhà nước:
- Kiểm toán các hoạt động
- Kiểm toán báo cáo tài chính
- Kiểm toán hoạt động
Vai trò của kiểm toán Nhà nước
- Xây dựng, thực hiện các chương trình, hạch toán kiểm tra hàng năm.
- Gửi báo cáo kiểm toán tới các cơ quan, đoàn thể, cá nhân có thẩm quyền theo quy định.
- Tham gia cùng với các cơ quan nhà nước để thẩm tra, xem xét các dự toán, phương án sử dụng ngân sách nhà nước cũng như hoạt động quyết toán NSNN (ngân sách nhà nước).
- Giám sát việc thực hiện NSNN và các chính sách tài chính.
- Giám sát việc thực hiện luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong lĩnh vực tài chính – ngân sách.
- Đóng góp ý kiến để sửa chữa, khắc phục các sai phạm và cải tiến cơ chế quản lý tài chính kế toán cần thiết.
Kiểm toán độc lập
Công việc kiểm toán được thực hiện bởi các kiểm toán viên chuyên nghiệp, độc lập làm việc trong các tổ chức kiểm toán chuyên nghiệp, thực hiện theo các yêu cầu của khách hàng.
Phạm vi kiểm toán:
- Kiểm toán các báo cáo tài chính
- Thực hiện việc tư vấn tài chính kế toán
- Kiểm toán hoạt động
- Kiểm toán sự tuân thủ.
Đặc điểm của kiểm toán viên độc lập
- Là loại hình chỉ được thực hiện khi khách hàng yêu cầu và đồng ý trả phí thông qua việc ký kết các hợp đồng kinh tế.
- Được thực hiện bởi các kiểm toán viên chuyên nghiệp, độc lập làm việc tại các doanh nghiệp kiểm toán.
- Kết quả kiểm toán có tính pháp lý cao, đạt được sự tin cậy cao của các tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin.
- Kiểm toán độc lập sẽ độc lập trong mọi hoạt động của mình.
Kiểm toán nội bộ
Là công việc kiểm toán do các kiểm toán viên nội bộ của công ty, doanh nghiệp thực hiện. Chủ yếu để đánh giá kết quả thực hiện pháp luật, quy chế nội bộ cũng như kiểm tra tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ, thực thi công tác kế toán, tài chính của đơn vị.
Trách nhiệm của kiểm toán viên nội bộ
- Kiểm tra tính phù hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm toán nội bộ
- Kiểm tra, xác nhận chất lượng, độ tin cậy của các thông tin Kế toán – tài chính trong các báo cáo tài chính, báo cáo kế toán trước khi ký duyệt.
- Kiểm tra sự tuân thủ các hoạt động, nguyên tắc trong hoạt động kinh doanh.
- Phát hiện các sơ hở, yếu kém, sai phạm trong hoạt động quản lý, bảo vệ và sử dụng tài sản của các tổ chức, đơn vị doanh nghiệp.
- Kiến nghị và đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý, điều hành của tổ chức, doanh nghiệp.
Đặc điểm của kiểm toán viên nội bộ
- Độc lập với các bộ phận khác trong đơn vị
- Được thực hiện bởi các kiểm toán viên nội bộ theo kế hoạch đã được phê duyệt.
- Báo cáo kiểm toán nội bộ chủ yếu phục vụ cho các đơn vị doanh nghiệp nên tính pháp lý thấp.
- Thực hiện các công việc kiểm toán sự tuân thủ, hoạt động; kiểm toán các báo cáo tài chính, kế toán quản trị.
Lương kiểm toán là bao nhiêu?
Nghề kiểm toán viên thường xuyên phải đối diện với nhiều áp lực nên mức lương luôn được nhiều người quan tâm đến. Mức lương trung bình của một kiểm toán viên cơ bản tại Việt Nam khoảng 400USD/tháng. Nếu kiểm toán viên có chứng chỉ kiểm toán quốc tế như ACCA, CPA Úc, CPA Hoa Kỳ… thì thu nhập sẽ cao hơn rất nhiều, khoảng 1.000-2.000 USD. Thậm chí, ngành kiểm toán này được đưa và danh sách các ngành nghề ưu tiên khi xin định cư ở nước ngoài.
10 Trường đại học đào tạo ngành Kiểm toán tốt nhất cả nước
- Đại học Tài chính – Kế toán
- Ngành kiểm toán Đại học Kinh tế – Đại học Huế
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Tài chính – Quản trị kinh doanh
- Đại học Điện lực
- Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội
- Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Mở TP Hồ Chí Minh
- Đại học Cần Thơ
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng.
Với các nội dung thông tin trong bài viết “Kiểm toán là gì? 3 Loại kiểm toán hiện nay” sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Để có thêm nhiều thông tin khác liên quan đến lĩnh vực Kinh tế – Tài chính, quý bạn đọc hãy truy cập website ruaxetudong.org để tìm hiểu.
5 / 5 ( 1 bình chọn )Từ khóa » Các Loại Kiểm Toán Viên
-
Phân Loại Kiểm Toán Theo Chủ Thể Và Lĩnh Vực Kiểm Toán - MISA ASP
-
Kiểm Toán Là Gì? Các Loại Kiểm Toán Và Công Việc Của Kiểm Toán?
-
Kiểm Toán Viên Là Gì? Các Tiêu Chuẩn để Làm Kiểm Toán Viên?
-
[PDF] BÀI 2 PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN - Topica
-
[PDF] BÀI 2 CÁC LOẠI KIỂM TOÁN - Topica
-
Nghề Kiểm Toán Là Gì? Có Những Loại Kiểm Toán Nào?
-
Phân Loại Kiểm Toán - Dân Kinh Tế
-
Kiểm Toán Là Gì? Những Công Việc Quan Trọng Của Kiểm Toán Viên
-
Kiểm Toán (Audit) Là Gì? Các Loại Kiểm Toán, Mục đích Và Phạm Vi ...
-
Kiểm Toán Là Gì ? Chức Năng, Nội Dung Của Kiểm Toán Nhà Nước
-
Các Loại Báo Cáo Kiểm Toán Cơ Bản Bạn Nhất định Phải Biết
-
So Sánh Các Loại Kiểm Toán Theo Quy định (Cập Nhật 2022)
-
Thông Tư 22-TC/CĐKT Quy Chế Kiểm Toán độc Lập Nền Kinh Tế Quốc ...