Kiểm Tra Chất Lượng Và Nghiệm Thu Bê Tông Cốt Thép - Hoàng Phú Anh
Có thể bạn quan tâm
Điểm mấu chốt và quan trọng không kém phần thi công trong các công trình đó chính là kiểm tra chất lượng và nghiệm thu bê tông cốt thép. Việc kiểm tra chất lượng nhằm đảm bảo trong quá trình thi công có xảy ra các sự cố ngoài ý muốn hay công trình, bê tông cốt thép có được thi công theo đúng các qui định và bản vẽ kỹ thuật. Nghiệm thu là bước cuối cùng để đánh giá chất lượng công trình nên nó đóng vai trò then chốt trước khi cho phép công trình đi vào hoạt động. Thông qua bài viết này Hoàng Phú Anh mong muốn giúp mọi người hiểu rõ về qui trình, những qui định, tiêu chuẩn trong quá trình kiểm tra chất lượng cũng như nghiệm thu bê tông cốt thép.
Những việc cần làm khi kiểm tra chất lượng bê tông
Kiểm tra chất lượng bê tông và bê tông cốt thép trên công trường có rất nhiều công đoạn, công việc. Tuy nhiên chúng tôi đã tổng hợp tinh gọn quy trình kiểm tra chất lượng bê tông, bao gồm:
- Chất lượng các vật liệu thành phần hỗn hợp bê tông, chất lượng cốt thép, chất lượng cốp pha và các điều kiện bảo quản các vật liệu đó;
- Chất lượng vận hành của các thiết bị cân đong, nhào trộn, các dụng cụ thi công, phương tiện vận chuyển hỗn hợp bê tông và toàn bộ khu vực sản xuất bê tông nói chung;
- Mức độ chuẩn bị khối đổ và các bộ phận công trình (chuẩn bị nền, móng, dựng đặt cốp pha, đặt buộc cốt thép, giàn giáo chống đỡ, cầu công tác và các bộ phận đặt sẵn trong bê tông);
- Chất lượng của hỗn hợp bê tông trong các giai đoạn: sản xuất, vận chuyển và đổ vào khoảnh đổ;
- Cách bảo dưỡng bê tông, thời hạn tháo cốp pha, thời hạn cho kết cấu chịu lực từng phần và toàn bộ;
- Chất lượng hình dáng các kết cấu đã hoàn thành và các biện pháp đã xử lý các hiện tượng sai sót.
>>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách xử lý khi có hiện tượng nứt dầm, sàn
Những tiêu chuẩn về nghiệm thu bê tông cốt thép
Ngoài việc theo dõi thi công, trong một số trường hợp cần thiết, chúng ta cần tiến hành thí nghiệm,…chất lượng để kiểm tra và quyết định kết quả nghiệm thu. Theo tiêu chuẩn 14 TCN 65- 2002, ngay tại khoảnh đổ cần kiểm tra độ dẻo và độ đồng đều của hỗn hợp bê tông theo tiêu chuẩn trên. Phải điều chỉnh lại thành phần hỗn hợp bê tông hoặc hoàn thiện điều kiện vận chuyển hỗn hợp của bê tông khi có độ chênh lệch về độ dẻo với thiết kế và hỗn hợp bê tông không được đồng đều.
Lấy mẫu tại vị trí đổ bê tông các tổ mẫu sau đó bảo quản ở điều kiện tiêu chuẩn hiện hành và đưa đi kiểm tra cường độ (nén, kéo v.v…) để kiểm tra cường độ bê tông đã thi công.
Theo tiêu chuẩn TCVN 3105:1993, để kiểm tra cường độ của bê tông: cần có 3 mẫu trong mỗi nhóm mẫu, lấy cùng một thời điểm, ở cùng một vị trí. Số lượng nhóm mẫu quy định cho mỗi loại bê tông theo khối lượng như sau:
- Đối với kết cấu khối lớn của công trình thuỷ lợi: khi khối lượng bê tông đổ trong một khối lớn hơn 1000m3 thì cứ 500m3 lấy một nhóm mẫu; Khi khối lượng bê tông đổ trong một khối dưới 1000m3 thì cứ 250m3 lấy một nhóm mẫu;
- Đối với móng lớn dưới các kết cấu: cứ 100 m3 bê tông đổ lấy một nhóm mẫu nhưng không ít hơn một nhóm mẫu cho một khối móng;
- Đối với móng khối lớn ở dưới các thiết bị có thể tích lớn hơn 50 m3 thì cứ 50m3 bê tông đổ lấy một nhóm mẫu, nhưng với một khối móng có thể tích nhỏ hơn 50 m3 vẫn phải lấy 1 nhóm mẫu;
- Đối với khung và kết cấu thành mỏng (cột, dầm, vòm, bản v.v…) cứ 20m3 bê tông đổ lấy một nhóm mẫu, nhưng với một khối đổ nhỏ hơn 20 m3 vẫn phải lấy một nhóm mẫu;
- Số lượng nhóm mẫu kiểm tra chống thấm của bê tông quy định là cứ 500m3 bê tông lấy một tổ mẫu, nhưng nếu khối lượng bê tông ít hơn vẫn phải lấy một tổ mẫu.
Phải lấy mẫu hỗn hợp bê tông trộn ở nhà máy hoặc ngay tại công trường kiểm tra cho từng mác bê tông cốt thép một. Mẫu phải được bảo quản trong điều kiện đúng tiêu chuẩn như điều kiện bảo dưỡng thực tế ngoài hiện trường. Số lượng của nhóm mẫu và thời gian thí nghiệm được phòng thí nghiệm xác định.
Cường độ của bê tông trong công trình dựa vào kết quả kiểm tra thí nghiệm: mẫu được chấp nhận phù hợp với các mác thiết kế “khi giá trị trung bình của từng tổ mẫu” lớn hơn mác thiết kế và không có mẫu nào trong tổ mẫu có cường độ nhỏ hơn 85% mác thiết kế.
Trong trường hợp có sự nghi ngờ về chất lượng, khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc phải kiểm tra chất lượng bê tông trực tiếp trên các công trình thì mới khoan lấy mẫu trực tiếp tại hiện trường hoặc dùng phương pháp kiểm tra không phá huỷ (bằng các phương pháp như dùng sóng siêu âm, dùng chất đồng vị phóng xạ) để kiểm tra cường độ bê tông (tính đồng đều, những lỗ hổng, khe nứt v.v…)
Nếu các kết quả thí nghiệm xác minh không đạt yêu cầu thì việc quyết định khả năng sử dụng và biện pháp xử lý kết cấu đã thi công phải có sự tham gia của cơ quan thiết kế và cấp có thẩm quyền.
Các kết quả kiểm tra chất lượng công tác bê tông và bê tông cốt thép phải được cụ thể hóa thành các văn bản (như biên bản, nhật ký thi công, lý lịch khối đổ) theo mẫu đã quy định ở công trường. Nhật ký phải đánh số trang và có đóng dấu giáp lai nhằm mục đích dễ tra cứu, theo dõi, điều tra, đánh giá.
Nếu nghiệm thu trực tiếp (tại chỗ) công tác đổ kết cấu bê tông và bê tông cốt thép phải tuân theo những qui định sau:
- Nghiệm thu công tác và các bộ phận kết cấu bằng bê tông và bê tông cốt thép không được tiến hành trước khi bê tông đạt cường độ thiết kế và phải tiến hành trước lúc trát mặt bê tông (nếu có);
- Trong khi nghiệm thu công tác đã hoàn thành, phải tiến hành bằng cách xem xét lại thực địa, đo đạc, kiểm tra; Khi cần phải thí nghiệm để xác minh;
- Chất lượng vật liệu xây dựng, bán thành phẩm, kết cấu đúc sẵn: phải có lý lịch và chứng từ của nơi sản xuất xác minh, trước khi đưa vào sử dụng phải lấy mẫu thí nghiệm lại tại các phòng thí nghiệm được công nhận.
Nghiệm thu công trình phải có các văn bản sau:
- Các bản vẽ hoàn công hạng mục, kết cấu công trình bê tông và BTCT do đơn vị thi công lập, có xác nhận của chủ đầu tư;
- Các văn bản cho phép thay đổi các phần trong thiết kế;
- Các sổ nhật ký thi công;
- Các số liệu thí nghiệm kiểm tra các mẫu bê tông (kèm theo biên bản lấy mẫu thí nghiệm có chữ ký của chủ đầu tư, đơn vị thi công v.v…);
- Các biên bản nghiệm thu các lưới và khung cốt thép hàn;
- Các biên bản nghiệm thu trung gian của các kết cấu (các khối đổ bê tông);
- Các biên bản nghiệm thu nền và móng;
- Các biên bản nghiệm thu các khối trước khi đổ bê tông;
- Các sơ đồ biện pháp đổ bê tông đã được sử dụng để thi công các vòm có nhịp lớn hơn 20 m, kết cấu cầu đường, các bộ phận công trình thuỷ lợi và các công trình đặc biệt khác.
Những công việc và bộ phận kết cấu sau đây cần có bộ phận nghiệm thu trung gian:
- Khối và bộ phận công trình có cốp pha và cốt thép cần nghiệm thu trước lúc bắt đầu đổ hỗn hợp bê tông
- Các bộ phận kết cấu và các bộ phận sẽ lấp kín, không nhìn thấy sau thi công (móng, tấm lót chống thấm, cốt thép) và các phần thi công sẵn trước lúc đổ hỗn hợp bê tông.
- Các kết cấu, bộ phận lẻ đã được hoàn thành và các bộ phận công trình theo từng giai đoạn hoàn thành.
Công tác nghiệm thu trung gian cần những biên bản sau:
- Biên bản chuẩn bị xong các khối, các công đoạn để đổ hỗn hợp bê tông
- Biên bản nghiệm thu các công tác khuất, không nhìn thấy
- Biên bản nghiệm thu kết cấu bê tông, cốt thép và các bộ phận công trình đã thi công xong.
Để nghiệm thu khối đổ bê tông hoặc bộ phận công trình đã chuẩn bị xong phải kiểm tra:
- Chất lượng công tác chuẩn bị nền;
- Chất lượng công tác dựng lắp cốp pha, cốt thép và các bộ phận đặt sẵn theo thiết kế;
- Chất lượng công tác làm sạch cốp pha, cốt thép và chất lượng xử lý các mặt bê tông;
- Độ chính xác của vị trí và kích thước các phần bê tông cần chừa lại cho các thiết bị đặt sẵn và các thép néo cũng như các lỗ, các rãnh;
- Chất lượng công tác thi công phần chống thấm của các khe nối biến dạng;
- Độ chính xác của vị trí đã đặt các dụng cụ đo lường.
Trong khi nghiệm thu các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép đã hoàn thành, cần phải kiểm tra xác định:
- Chất lượng bê tông theo cường độ, độ chống thấm và các chỉ tiêu khác (trong những trường hợp cần thiết);
- Chất lượng bề mặt bê tông;
- Các lỗ và các rãnh cần chừa lại theo thiết kế;
- Số lượng và độ chính xác các vị trí các bộ phận đặt sẵn theo thiết kế;
- Số lượng và chất lượng của các khe nối biến dạng;
- Hình dáng bề ngoài và các kích thước hình học của mỗi khối theo thiết kế;
- Vị trí của công trình trên bình đồ và các cao độ của nó.
Sai số trong khoảng cho phép về kích thước, vị trí của kết cấu bê tông và bê tông cốt thép đổ tại chỗ không quá các trị số chuẩn theo qui định.
Trên đây là những qui định chung về thẩm định chất lượng và nghiệm thu bê tông cốt thép trước thi thi công các công đoạn tiếp theo. Thông qua bài viết Hoàng Phú Anh mong mọi người có đầy đủ kiến thức về quá trình nghiệm thu giúp quá trình không diễn ra sai sót và những người thi công cũng tránh gặp những lỗi hay gặp phải. Với các sản phẩm linh kiện và gối kê thép chất lượng cao đạt tiêu chuẩn AS/NZS 2425:2015 của Úc và New Zealand, Hoàng Phú Anh sẽ là nhà cung cấp và là người bạn đồng hành đáng tin cậy cho mọi công trình của bạn.
>>>Xem thêm: Ứng dụng công nghệ dầm sàn dự ứng lực
Từ khóa » Tiêu Chuẩn Nghiêm Thu Bê Tông
-
Tiêu Chuẩn Nghiệm Thu Bê Tông 4453:1995 - Shun Deng Technology
-
Tiêu Chuẩn Việt Nam TCVN 4453:1995 Kết Cấu Bê Tông Và Bê Tông ...
-
Tiêu Chuẩn Nghiệm Thu Bê Tông?
-
Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 9115:2019 Về Kết Cấu Bê Tông Và Bê ...
-
Tiêu Chuẩn Nghiệm Thu Bê Tông 4453:1995 Cụ Thể Và Chi Tiết Nhất
-
Tiêu Chuẩn Nghiệm Thu Bê Tông TCVN 4453:1995 - Nhà Xinh
-
Tiêu Chuẩn Thi Công Và Nghiệm Thu Bê Tông Cốt Thép Toàn Khối
-
Tiêu Chuẩn 4453 Về Kết Cấu Bê Tông Và Bê Tông Cốt Thép Toàn Khối
-
Công Trình Bê Tông Cốt Thép Toàn Khối Xây Dựng Bằng Cốt Pha Trượt
-
[PDF] TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9340:2012
-
Tiêu Chuẩn Nghiệm Thu Bê Tông - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Quy Phạm Thi Công Nghiệm Thu Công Tác Bê Tông
-
TIÊU CHUẨN THI CÔNG NGHIỆM THU
-
Nghiệm Thu Dự Thảo Tiêu Chuẩn Việt Nam Do Viện Khoa Học Công ...