Kiểm Tra Chức Năng Gan - Xét Nghiệm Cần Làm & Chi Phí
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Kiểm tra chức năng gan – Xét nghiệm cần làm & chi phí
Kiểm tra chức năng gan – Xét nghiệm cần làm & chi phí
Đặt lịch
Xét nghiệm kiểm tra chức năng gan là thủ thuật đo các hóa chất khác nhau có trong máu do gan sản sinh ra hay các các dịch khác. Một kết quả bất thường cho thấy gan đang bị tổn thương hay có vấn đề, từ đó cho phép bác sĩ xác định nguyên nhân và đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp.
Kiểm tra chức năng gan là gì? Mục đích của việc kiểm tra
Gan là cơ quan nội tạng đảm nhiều khác nhiều chức năng thiết yếu cần cho sự sống như: Lọc máu, chuyển hóa chất dinh dưỡng từ thức ăn để nuôi dưỡng cơ thể và tế bào, loại bỏ vi khuẩn khỏi máu, cân bằng hormone, kháng đông máu, điều hòa đường huyết, tạo cholesterol, protein, men, mật và kháng thể.
Khi gan bị tổn thương có thể khiến cho các hoạt động của cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng không kém. Vì thế, phát hiện sớm những tổn thương của gan hay các vấn đề bất thường làm ảnh hưởng đến sức khỏe sẽ giúp người bệnh có những phác đồ điều trị tích cực.
Kiểm tra chức năng gan là thủ thuật đo các hóa chất khác nhau trong máu do gan sản sinh ra. Qua đó, bác sĩ có thể phát hiện, chẩn đoán và theo dõi các tổn thương ở gan khiến chức năng của gan bị trì trệ.
Bên cạnh đó, thủ thuật kiểm tra chức năng gan còn mang lại nhiều mục đích khác như:
- Sàng lọc các bệnh nhiễm trùng gan như viêm gan, viêm gan A, viêm gan B,…;
- Kiểm tra nồng độ protein và enzym trong máu;
- Ước lượng mức độ nghiêm trọng của các vấn đề liên quan đến gan, nhất là bệnh xơ gan, suy gan và ung thư gan;
- Theo dõi các tác dụng phụ của thuốc điều trị có thể xảy ra;
- Theo dõi tiến triển của bệnh gan do nhiễm khuẩn hay nhiễm độc, từ đó cho phép bác sĩ đề ra những phác đồ điều trị phù hợp.
→Xem thêm: Kháng Thể Viêm Gan B Bao Nhiêu Là Đủ Miễn Dịch?
Xét nghiệm chức năng gan khi nào cần thực hiện?
Xét nghiệm kiểm tra chức năng gan thường được chỉ định thực hiện cho các đối tượng có các dấu hiệu lâm sàng cảnh báo mắc bệnh liên quan đến gan hay tầm soát một số bệnh lý nguy hiểm liên quan đến gan. Một số trường hợp cụ thể như:
- Đối tượng xuất hiện một số triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm gan như: vàng da, vàng mắt, đau tức vùng hạ sườn phải, cơ thể thường xuyên mệt mỏi, chán ăn, ăn không tiêu, chướng bụng, hay buồn nôn hoặc nôn liên tục, nước tiểu sẫm màu,…;
- Tầm soát tình trạng sức khỏe gan ở các đối tượng là thành viên trong gia đình có tiền sử mắc bệnh viêm gan, suy gan và ung thư gan;
- Theo dõi chức năng gan ở một số đối tượng quan hệ tình dục không an toàn với bạn cùng giới hay khác giới, đối tượng nghiện bia rượu, đối tượng truyền máu không an toàn, đối tượng tiêm chích ma túy,…;
- Theo dõi tình trạng sức khỏe của đối tượng có khả năng mắc phải một số bệnh lý khác như: thừa cân béo phì, cao huyết áp, tiểu đường,…;
- Theo dõi sự ảnh hưởng của một số loại thuốc lên gan;
- Đối tượng mắc bệnh lý liên quan đến túi mật.
Nếu nằm trong số trường hợp trên, bạn cần nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế để được thăm khám và làm các xét nghiệm chức năng gan để sớm nhận biết kịp thời các tổn thương ở gan và xác định những phương án điều trị tích cực.
Những xét nghiệm cần làm để kiểm tra chức năng gan
Các xét nghiệm chức năng gan được phân chia vào các nhóm sau:
- Nhóm xét nghiệm đánh giá tình trạng hoại tử gan;
- Nhóm xét nghiệm khảo sát chức năng bài tiết và khử độc;
- Nhóm xét nghiệm khảo sát chức năng tổng hợp;
- Nhóm xét nghiệm chức năng gan khác.
1. Xét nghiệm đánh giá tình trạng hoại tử tế bào gan
Để đánh giá tình trạng hoại tử tế bào gan, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tham gia việc xét nghiệm máu để đo chỉ số AST và ALT. Cụ thể hơn:
- AST (Aspartate aminotransferase): Không chỉ hiện hiện nhiều ở gan, AST còn xuất hiện ở cơ tim, cơ vân, thận, não, tụy, phổi, bạch cầu và hồng cầu. Mức bình thường AST < 40 UI/L.
- ALT (Alanine aminotransferase): Hiện diện chủ yếu ở bào tương của gan, do đó, nồng độ ALT còn nhạy và đặc hiệu hơn AST trong các bệnh về gan. Mức bình thường ALT <40 UI/L.
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra nồng độ transaminase trong máu để biết chính xác một số tổn thương ở gan. Thông thường, chỉ số transaminase tăng trong các hầu hết các bệnh lý liên quan đến gan nhưng không hoàn toàn đặc hiệu, bởi chỉ số này tăng còn liên quan đến một số vấn đề khác như: nhồi máu cơ tim, tổn thương cường giáp, nhược giáp, cơ vân,… Ngược lại, chỉ số này có thể giảm giả tạo khi lượng urê máu tăng.
Các mức transaminase tăng có liên quan đến một số bệnh lý về gan như sau:
- Tăng cao (> 3000 UI/L): Có khả năng gặp phải các trường hợp hoại tử tế gan như: tổn thương gan do thuốc, độc chất, viêm gan do nhiễm virus cấp và mãn tính,…;
- Tăng vừa (< 300 UI/L): Trường hợp này có thể gặp ở các đối tượng viêm gan do rượu. Nồng độ transaminase tăng chủ yếu là do AST nhưng trị số không vượt quá 2 – 10 lần so với mức bình thường;
- Tăng nhẹ (< 100 UI/L): Thường gặp ở các đối tượng bị viêm gan virus cấp mức độ nhẹ hoặc bệnh gan mãn tính, tình trạng tắc mật, gan nhiễm mỡ,… Đối với các trường hợp bị sỏi ống mật chủ, vàng da tắc mật, trị số ALT thường tăng < 500 UI/L.
Ngoài các chỉ số đã được kể đến, bác sĩ có thể kiểm tra thêm các thông số nhằm đánh giá tình trạng hoại tử gan, như:
- LDH (lactate dehydrogenase): Trị số LDH tăng cao và thoáng qua chủ yếu gặp ở trường hợp hoại tử tế bào gan, sốc gan. Nếu chỉ số LDH tăng kéo dài kèm tăng ALP thì có thể cho phép bác sĩ kết luận các tổn thương thâm nhiễm ác tính ở gan;
- ALT/LDH: Tỷ số này có thể giúp phân biệt được viêm gan virus cấp (ALT/LDH >1,5) với tình trạng sốc gan hoặc bị ngộ độc với acetaminophen (ALT/LDH < 1,5);
- Ferritin: Ferritin ở nam dao động từ 100 – 300 mg/ L và ở nữ là 50 – 200 mg/ L. Trường hợp giảm ferritin cho đến trường hợp đối tượng cho máu thường xuyên, chạy thận nhân tạo. Tăng ferritin gặp ở các trường hợp bệnh ung thư gan, bệnh huyết học, hội chứng nhiễm trùng, ngộ độc rượu,…
2. Xét nghiệm khảo sát chức năng bài tiết và khử độc
Một số xét nghiệm khảo sát chức năng bài tiết và khử độc như:
– Bilirubin huyết thanh
Bilirubin là sản phẩm chuyển hóa của hemoglobin và các enzym. Có khoảng 90 – 95% bilirubin được tạo ra từ quá trình thoái biến của hồng cầu, bao gồm cả hai thành phần là bilirubin trực tiếp (TT) và bilirubin gián tiếp (GT).
- Mức bình thường:
- Bilirubin toàn phần (TP): 0,8–1,2 mg/dL (5-17 mmol/L). Vàng da chỉ là biểu hiện lâm sàng khi chỉ số bilirubin TP tăng > 2,5 mg/dL
- Bilirubin GT: 0,6 – 0,8 mg/dL
- Bilirubin TT: 0,2 – 0,4 mg/dL
- Tăng bilirubin GT (< 15 mg/dL): Chỉ số tăng do quá trình sản xuất bilirubin và giảm do sự bắt giữ bilirubin tại tế bào gan.
- Tăng bilirubin TT: Kết quả cho biết có liên quan đến bệnh lý gan mật.
– Bilirubin niệu
Khi có sự xuất hiện của bilirubin niệu thì có thể cho phép bác sĩ kết luận bệnh nhân có vấn đề về gan mật. Thông thường, bilirubin niệu chỉ hiện diện ở dạng bilirubin TT. Kết quả dương tính trước khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng vàng da, nhưng khi triệu chứng này tiêu biến thì thông số này có thể trở về âm tính khi giảm bilirubin huyết.
– Urobilinogen
Đây là chất chuyển hóa của bilirubin ở ruột và được tái hấp thu, sau đó được bài tiết qua nước tiểu. Tại các trường hợp tắc mật hoàn toàn, thông số này không xuất hiện trong nước tiểu.
Mức bình thường, nồng độ urobilinogen ở mức 0,2 – 1,2 UI. Tăng urobilinogen trong nước tiểu chủ yếu gặp ở các trường hợp tán huyết, các bệnh lý về gan hoặc xuất huyết ở đường tiêu hóa.
– ALP (alkaline phosphatas)
Là enzym thủy phân các ester phosphat trong môi trường pH = 9. Mức bình thường, nồng độ ALP là 25 – 85 UI/L.
ALP tăng cao 3 – 10 lần là kết quả của tình trạng tắc mật trong hoặc ngoài gan. Trong khi đó, ALP tăng nhẹ hoặc vừa gấp 2 lần so với mức bình thường thì có thể gặp trong viêm gan, xơ gan, di căn hoặc một số trường hợp khác.
– 5NT (5′ Nucleotidase)
Là một ALP tương đối chuyên biệt cho gan, cho phép bác sĩ xác định tình trạng tăng nồng độ ALP do gan, xương hay các trạng thái sinh lý ở trẻ em đang tuổi trưởng hoặc phụ nữ đang mang thai. Mức bình thường 5NT là 0,3 – 2,6 UI/dL.
– GGT, g-GT (-g-glutamyl transferase , g-glutamyl transpeptidase)
Mức bình thường GGT # 50 U/L ở nam giới và # 30 U/L ở nữ giới. Nồng độ GGT tăng giảm thường gặp ở các đối tượng nghiện rượu mãn tính, tắc mật hay sử dụng một số thuốc gây cảm ứng với enzym ở gan hay một số trường hợp gan nhiễm mỡ nhưng không do rượu.
– NH3 máu (amoniac máu)
NH3 được sản xuất từ quá trình chuyển hóa của protein trong cơ thể và do vi khuẩn sống trong đại tràng. Tại gan, chất NH3 được khử độc bằng cách chuyển thành urê để thải qua thận. Mức bình thường NH3 máu là 5 – 69 mg/dL. Nồng độ NH3 tăng trong các trường hợp mắc bệnh gan cấp và mãn tính.
3. Xét nghiệm chức năng tổng hợp
– Albumin huyết thanh
Mức bình thường albumin là 35 – 55 g/L. Lượng albumin máu chỉ giảm trong các trường hợp mắc bệnh gan mãn tính hoặc gan bị tổn thương nặng. Ở bệnh nhân xơ gan cổ trướng, lượng albumin có thể giảm do bị thoát vào dịch báng. Bên cạnh đó, các trường hợp bệnh nhân bị suy dinh dưỡng hoặc bị mất albumin bất thường qua đường tiểu cũng có khả năng làm lượng albumin giảm.
– Globulin huyết thanh
Lượng globulin huyết thanh được sản xuất từ nhiều nơi khác nhau trong cơ thể, bao gồm cả nhiều loại protein, các kháng thể tham gia hệ thống miễn dịch. Mức bình thường globulin huyết thanh là 20 – 35 g/L. Trường hợp xơ gan, lượng globulin sẽ tăng cao. Ngoài ra, khi nồng độ này răng cũng có thể gợi ý đến một số bệnh lý khác ở gan.
– Thời gian prothrombin (PT)
Là thời gian chuyển prothrombin thành thromobin khi có sự xuất hiện của CA++, thromboplastin và các yếu tố đông máu khác. Để chuẩn hóa kết quả của PT, giới y học thường chuyển đổi thành INR (International Normalized Ratio). Mức bình thường INR là 0,8 – 1,2.
4. Một số xét nghiệm khác
Ngoài các xét nghiệm đánh giá chức năng gan đã được liệt kê, một số trường hợp khác còn được bác sĩ chỉ định kiểm tra để đánh giá định lượng chức năng hiện tại của gan như siêu âm, sinh thiết gan, CT scan,… Các xét nghiệm này thường chỉ sử dụng để khảo sát chất lượng gan trước khi phẫu thuật ghép gan, cắt gan,…
Giải đáp chi tiết: Đi Xét Nghiệm Viêm Gan B Có Cần Nhịn Ăn Không?
Làm kiểm tra chức năng gan tốn bao nhiêu tiền?
Trên thực tế, mức chi phí các loại xét nghiệm kiểm tra chức năng gan thường dao động từ 50.000 – 500.000 đồng. Mức giá này có thể tăng giảm do sự chi phối bởi nhiều yếu tố khác. Dưới đây là bảng giá chung khi tiến hành xét nghiệm kháng thể, kháng nguyên và chức năng gan:
Dịch vụ xét nghiệm kiểm tra chức năng gan: | Mức chi phí: | |
Xét nghiệm HBsAg và kiểm tra viêm gan B | HBsAg | 80.000 đồng/ lần |
Anti – HBs | 90.000 đồng/ lần | |
Anti – HBc | 120.000 đồng/ lần | |
Kiểm tra định lượng virus | Anti Bee | 90.000 đồng/ lần |
DNA – HBV (định tính) | 500.000 đồng/ lần | |
DNA – HBV (định lượng) | 500.000 đồng/ lần | |
Kiểm tra men gan | SGOT, SGPT | 50.000 đồng/ lần |
GGT | 50.000 đồng/ lần | |
Bilirubin TT, GT | 50.000 đồng/ lần |
Để biết chính xác hơn về thông tin chi phí xét nghiệm chẩn đoán chức năng gan, bạn nên liên hệ trực tiếp với đơn vị hay cơ sở y tế để được hỗ trợ. Bên cạnh đó, mức chi phí này chưa tính các khoản phát sinh khác như thăm khám lâm sàng, siêu âm bụng, sinh thiết gan, thuốc men,…
Một số lưu ý khi làm kiểm tra chức năng gan
Để không làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra chức năng gan, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Thời gian lý tưởng để kiểm tra chức năng gan là vào buổi sáng sớm.
- Ban nên nhịn ăn ít nhất 4 – 6 giờ đồng đồ trước khi kiểm tra chức năng gan. Bên cạnh đó, vào buổi trước trước ngày xét nghiệm, bạn nên ăn những thức ăn mềm, lỏng dễ tiêu, tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm khó tiêu;
- Không được uống cà phê, rượu, bia hay hút thuốc lá trước khi kiểm tra chức năng gan ít nhất 6 – 8 giờ đồng hồ. Những đồ uống có cồn hay chất kích thích đều không tốt cho gan và có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm;
- Tạm ngưng việc sử dụng thuốc trước khi làm xét nghiệm kiểm tra chức năng gan. Một số loại thuốc có thể làm ảnh hưởng đến kết quả các chỉ số trong xét nghiệm, nhất là thuốc kháng sinh, thuốc chống đông máu, thuốc điều trị tâm thần,…
Những biến chứng có thể mắc phải khi xét nghiệm chức năng gan
Trong quá trình xét nghiệm kiểm tra chức năng gan có thể bạn sẽ gặp phải một số biến chứng sau:
- Nhiễm trùng;
- Choáng váng, đau đầu;
- Chảy máu không cầm được;
- Chảy máu ở dưới da hoặc tạo khối máu tụ…
Nếu phải những trường hợp trên, bạn nên nhanh chóng tìm gặp bác sĩ hoặc nhân viên để được hỗ trợ cũng như phòng tránh một số biến chứng nghiêm trọng.
Cần ghi nhớ một số vấn đề sau khi kiểm tra chức năng gan
Ngay sau khi xét nghiệm kiểm tra chức năng gan, bạn có thể trở về và sinh hoạt bình thường, không cần kiêng kẽm một số vấn đề không cần thiết. Tuy nhiên, nếu cảm thấy chóng mặt, đau đầu nhẹ sau khi lấy máu, bạn nên ngồi nghỉ ngơi tại chỗ thêm vài phút tại phòng khám và không nên vội về.
Mặt khác, kết quả có thể không xác định tức thì một cách chính xác các tổn thương của gan nhưng cho phép bác sĩ khoanh vùng một số biểu hiện nghiêm trọng để có những phác đồ điều trị phù hợp.
Bác sĩ sẽ trả kết quả cho bệnh nhân và đề nghị làm thêm một số xét nghiệm khác nếu cần thiết để biết chính xác tình trạng nhiễm trùng hay một số bệnh lý khác ảnh hưởng đến gan như: siêu âm, sinh thiết gan, CT scan,…
Gợi ý địa chỉ kiểm tra chức năng gan uy tín
Dưới đây là một số gợi ý địa chỉ kiểm tra chức năng gan uy tín, bạn có thể tham khảo và lựa chọn đơn vị khám chữa bệnh sao cho phù hợp với vị trí địa lý và nhu cầu cá nhân:
Tại Thành phố Hồ Chí Minh
1. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh
- Địa chỉ: Số 764 Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: (028) 3923 5804 – (028) 3929 8704
- Thời gian làm việc: Thứ hai đến thứ sáu (7h00 – 11h00 và 13h00 – 16h00); thứ bảy và chủ nhật (7h30 – 11h30)
2. Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh (cơ sở 1) – Phòng khám Viêm gan
- Địa chỉ: Số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: (028) 3855 4269
- Thời gian làm việc: Thứ hai đến thứ sáu (7h00 – 12h00 và 13h00 – 16h30)
3. Bệnh viện Chợ Rẫy – Khoa Nghiên cứu và điều trị viêm gan
- Địa chỉ: Số 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: (028) 3855 4127
- Thời gian làm việc: Thứ hai đến thứ sáu (7h00 – 11h00 và 13h00 – 16h00); thứ bảy (7h00 – 11h00)
4. Bệnh viện Bình Dân – Khoa Gan mật
- Địa chỉ: Số 371 Điện Biên Phủ, Phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
- Khu kỹ thuật cao: Số 408 Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: (028) 3839 4747 – (028) 3833 0205
- Thời gian làm việc: Thứ hai đến thứ sáu (6h30 – 11h30 và 13h00 – 16h00, khám dịch vụ từ 16h00 – 18h00); thứ bảy và ngày lễ (7h00 – 11h30)
Tại Hà Nội
1. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội – Phòng khám số 1
- Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, phường Trung Tự, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
- Số điện thoại: (024) 3574 3456 – 0984 885 910
- Thời gian làm việc: Thứ hai đến thứ bảy (7h30 – 12h00)
2. Bệnh viện Bạch Mai – Trung tâm Bệnh nhiệt đới
- Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
- Số điện thoại: (024) 3868 9963
- Thời gian làm việc: Thứ hai đến thứ sáu (6h30 – 12h00 và 13h00 – 18h00)
3. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 – Khoa Bệnh lây qua đường máu – Viện Lâm sàng các bệnh truyền nhiễm
- Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
- Số điện thoại: 069 572 400 – 069 555 283
- Thời gian làm việc: Thứ hai đến thứ bảy (7h00 – 17h30)
4. Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương – Khoa Viêm gan
- Cơ sở 1: Thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội. Số điện thoại: (024) 3581 0170
- Cơ sở 2: Số 78 Giải Phóng, phường Phương Đình, quận Đống Đa, Hà Nội. Số điện thoại: 1900 3228 – (024) 3576 3491
- Thời gian làm việc: Thứ hai đến thứ bảy (7h30 – 11h30 và 13h00 – 17h00)
Tại Đà Nẵng
1. Bệnh viện Đa khoa Bình Dân Đà Nẵng – Khoa Xét nghiệm
- Địa chỉ: Số 376 Trần Cao Văn, phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
- Số điện thoại: (023) 6371 4030
- Thời gian làm việc: 24/24
2. Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng – Khoa Tiêu hóa – Gan – Mật
- Địa chỉ: Số 291 (số cũ 161) Nguyễn Văn Linh, phường Thạc Gián, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
- Số điện thoại: (023) 6365 0676
- Thời gian làm việc: Thứ hai đến thứ bảy (7h00 – 11h30 và 12h30 – 16h00); chủ nhật (7h00 – 12h00)
3. Bệnh viện C Đà Nẵng – Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
- Địa chỉ: Số 122 Hải Phòng, phường Thạch Thang, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
- Số điện thoại: (023) 6382 1480 – (023) 9393 1643 – (023) 6383 2644
- Thời gian làm việc: Thứ hai đến chủ nhật (7h00 – 17h00)
Kiểm tra chức năng gan là việc làm vô cùng cần thiết, nhất là các đối tượng có dấu hiệu mắc bệnh gan. Bởi bạn vẫn có thể cảm thấy cơ thể khỏe mạnh và sinh hoạt bình thường mà không nghĩ rằng cơ thể đã bị nhiễm virus viêm gan. Vì thế, bạn cần chủ động sắp xếp thời gian thăm khám và kiểm tra chức năng gan thường xuyên 6 tháng 1 lần tại các cơ sở y tế uy tín để phát hiện sớm và có những phương pháp điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
- Loại viêm gan nào nguy hiểm nhất? A, B, C, D..?
- Cách Xem Kết Quả Xét Nghiệm Viêm Gan B (Đọc Chỉ Số)
Từ khóa » đi Khám Gan Như Thế Nào
-
Kiểm Tra Chức Năng Gan Như Thế Nào? - Vinmec
-
Xét Nghiệm Gan Bao Gồm Những Gì? Nên Làm ở đâu Tốt Nhất?
-
Quá Trình Thực Hiện Xét Nghiệm Gan Như Thế Nào?
-
Xét Nghiệm Chức Năng Gan Gồm Những Gì? Hướng Dẫn Xem Các Chỉ ...
-
Siêu âm Gan: Quy Trình, Kết Quả, Phát Hiện Bệnh Gì & Bao Nhiêu Tiền?
-
Xét Nghiệm Chức Năng Gan Là Gì? Các Xét ... - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
10 Nguy Cơ Và Dấu Hiệu Bệnh Gan - Benh Vien 108
-
CÁC XÉT NGHIỆM CHỨC NĂNG GAN BAO GỒM NHỮNG GÌ
-
Xét Nghiệm Chức Năng Gan Hết Bao Nhiêu Tiền? Bảng Giá Chi Tiết
-
CÁC XÉT NGHIỆM KIỂM TRA CHỨC NĂNG GAN
-
8 địa Chỉ Khám Gan Uy Tín ở TP.HCM - BookingCare
-
CÁC XÉT NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG GAN
-
Những Dấu Hiệu Cảnh Báo Lá Gan đang 'kêu Cứu' - Medinet
-
Có 3 Thói Quen Này Bạn Nên đi Khám Sàng Lọc Ung Thư Gan Ngay