Kiểm Tra CPU Máy Tính, Laptop Như Nào Mới đúng Cách
Có thể bạn quan tâm
CPU là gì? Vì sao phải kiểm tra CPU máy tính? Cách kiểm tra CPU cho laptop, máy tính như thế nào? Có đơn giản không? Cùng theo dõi chi tiết trong bài viết dưới đây cùng HC nhé!
1. CPU là gì?
Central Processing Unit viết tắt là CPU, là bộ xử lý trung tâm. Đối với máy tính, CPU được ví như bộ não mà tại đó mọi thông tin, thao tác, dữ liệu sẽ được tính toán và đưa ra lệnh điều khiển mọi hoạt động của máy.
CPU được chia thành 02 khối chính:
- Khối điều khiển (CU - Control Unit): các yêu cầu, thao tác từ người dùng được dịch sang ngôn ngữ máy để xử lý.
- Khối tính toán (ALU - Arithmetic Logic Unit): các con số toán học & logic được tính toán kĩ càng -> đưa ra kết quả cho các quá trình xử lý tiếp theo.
2. Hướng dẫn các kiểm tra CPU máy tính, laptop
Vì sao phải kiểm tra CPU của máy tính, laptop? Đây là thắc mắc của khá nhiều người dùng. Việc kiểm tra CPU của laptop giúp bạn biết chính xác các phần cứng đang được trang bị. Khi muốn sửa chữa hoặc thay mới, việc kiểm tra CPU sẽ giúp chọn CPU mới cho máy tính đơn giản hơn rất nhiều.
Có rất nhiều cách để kiểm tra CPU cho máy tính:
- Kiểm tra với Properties.
- Sử dụng mã lệnh "Dxdiag".
- Sử dụng lệnh "Msinfo32".
- Dùng phần mềm Intel Power Gadget.
- Sử dụng Command Prompt.
- Sử dụng System Information.
- Sử dụng Task Manager.
Dù bạn là người không quá rành về công nghệ, các phương pháp kiểm tra mà HC gửi tới bạn sau đây không hề phức tạp. Hãy theo dõi ngay nhé!
2.1. Kiểm tra CPU bằng Properties
Đây là cách kiểm tra CPU đơn giản nhất cho laptop, máy tính.
Cách thực hiện:
- Bước 1:
+ Cách 1: Click chuột phải vào This PC (Windows 10) hoặc My Computer (Windows7) trên màn hình desktop -> Chọn Properties.
+ Cách 2: Nếu không thấy tùy chọn này trên màn hình, nhấn tổ hợp phím Windows + E -> Tìm This PC hoặc My Computer -> Click chuột phải -> Chọn Properties.
- Bước 2: Màn hình sẽ hiển thị các thông tin cơ bản về máy tính. Xem thông tin về CPU ở Phần System/Processor.
2.2. Cách xem cpu laptop sử dụng mã lệnh "Dxdiag"
Mã lệnh "Dxdiag" giúp bạn kiểm tra các thông tin CPU như:
- Tốc độ.
- Cấu hình bộ xử lý.
Cách thực hiện cũng rất đơn giản:
- Bước 1: Kích vào Start Menu (góc trái bên dưới màn hình) hoặc sử dụng phím tắt Windows + R.
- Bước 2: Gõ lệnh "Dxdiag" lên thanh tìm kiếm -> Nhấn Enter hoặc OK.
- Bước 3: Màn hình sẽ hiển thị hộp hội thoại DirectX Diagnostic Tool -> Thông tin về CPU laptop được hiển thị ở phần Processor (mục System Information).
2.3. Cách xem CPU của máy tính, laptop bằng lệnh "Msinfo32"
Cách này cũng tương tự như sử dụng mã lệnh "Dxdiag". Tuy nhiên, ngoài các thông số về tốc độ, cấu hình bộ xử lý, bạn có thể xem thêm số lượng các lõi CPU được cài đặt trong hệ thống.
Hướng dẫn thao tác chi tiết:
- Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R hoặc click chọn Menu Start.
- Bước 2: Gõ mã lệnh "Msinfo32" -> Nhấn Enter hoặc OK.
- Bước 3: Màn hình sẽ hiển thị hộp hội thoại System Information -> Kiểm tra CPU máy tính ở dòng Processor.
2.4. Kiểm tra CPU máy tính trong Settings
Đây là một trong những cách kiểm tra thông tin về CPU của laptop, máy tính đơn giản và hữu ích nhất.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Click chọn Start Menu (nằm trên thanh taskbar, góc trái bên dưới màn hình).
- Bước 2: Nhấn chọn biểu tượng Settings (Cài đặt) có hình bánh răng cưa.
- Bước 3: Chọn System -> Chọn mục About ở cột bên trái và bạn sẽ thấy thông tin CPU của máy hiển thị ở dòng Processor.
2.5. Sử dụng phần mềm Intel Power Gadget
Intel Power Gadget là phần mềm của bên thứ 3. Với phần mềm này bạn có thể biết được nhiều thông tin về CPU như:
- Tần số, tốc độ cơ bản của CPU.
- Kiểm tra tốc độ hiện tại của CPU.
- Nhiệt độ CPU.
- Mức tiêu thụ năng lượng.
Các thông tin khác:
- Intel Power Gadget hỗ trợ trên các nền tảng: Windows, MacOs, Linux.
Ngoài phần mềm Intel Power Gadget, bạn cũng có thể sử dụng một phần mềm khác là CPU-Z để kiểm tra các thông số CPU.
2.6. Sử dụng Task Manager để kiểm tra CPU cho laptop
- Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + ESC để mở Task Manager.
- Bước 2: Sau khi xuất hiện hộp hội thoại -> Chọn tab Performance.
- Bước 3: Chọn mục CPU và bạn sẽ thấy các thông tin về CPU (số nhân, số luồng, tốc độ, cấu hình, ...) hiển thị ở bên tay phải.
2.7. Xem CPU máy tính bằng System Information
- Bước 1: Nhấn chọn biểu tượng kính lúp trên thanh Taskbar -> Gõ "System Information".
- Bước 2: Chọn System Summary để kiểm tra CPU máy tính.
2.8. Sử dụng Command Prompt
Các kiểm tra CPU cho laptop theo cách này cũng rất đơn giản.
- Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp hội thoại Run.
- Bước 2: Gõ "cmd" và chọn OK.
- Bước 3: Nhập lệnh "WMIC CPU Get DeviceID,NumberOfCores,NumberOfLogicalProcessors" trong cửa sổ của Command Prompt.
>> Xem thêm: Chia sẻ cách đăng bài trên Instagram bằng laptop, máy tính cho các bạn mới dùng Instagram.
- Bước 4: Kiểm tra số nhân, số luồng CPU.
+ Number Of Cores: là số lượng nhân.
+ Number Of Logical Processors: số lượng luồng xử lý.
Trên đây là 8 cách kiểm tra CPU máy tính, laptop chi tiết mà HC muốn gửi tới bạn. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với bạn.
Theo dõi HC để cập nhật nhiều thông tin hữu ích hơn nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Siêu thị điện máy HC
Từ khóa » Cách Xem Vi Xử Lý Của Máy Tính
-
Hướng Dẫn Xem Thông Tin Thế Hệ Vi Xử Lý Intel Trên Máy Tính Windows
-
Hướng Dẫn 5 Cách Kiểm Tra Cấu Hình Máy Tính Hiệu Quả, Nhanh Chóng
-
Cách Kiểm Tra Thế Hệ Bộ Vi Xử Lý Intel Bạn đang Sử Dụng - Thủ Thuật
-
6 Cách đơn Giản Kiểm Tra Cấu Hình Máy Tính, Laptop Không Cần Phần ...
-
Hướng Dẫn Kiểm Tra Tốc độ CPU Máy Tính/laptop Của Bạn Trên ...
-
Cách Xác định Bộ Xử Lý Intel® Tôi
-
Cách Tìm Thế Hệ Của Bộ Xử Lý Intel® Core™ Mềm
-
6 Cách Kiểm Tra Cấu Hình Máy Tính, Laptop Windows đơn Giản, Dễ Dàng
-
Hướng Dẫn Cách Kiểm Tra Cấu Hình Máy Tính đơn Giản, Nhanh Chóng
-
Hướng Dẫn Cách Xem Tốc độ Xử Lý Của Máy Tính đơn Giản
-
Cách Kiểm Tra Mát Tính đang Dùng Chip Intel Nào? Core I Bao Nhiêu
-
Tổng Hợp Các Cách Kiểm Tra Cấu Hình Máy Tính
-
Cách Kiểm Tra Thông Số Cấu Hình Của Máy Tính - Techcare Đà Nẵng
-
Hướng Dẫn Kiểm Tra Cấu Hình Máy Tính - Chỉ Với 2 Cách đơn Giản