KIỂM TRA DOANH THU – CHI PHÍ THÔNG QUA TÀI KHOẢN KẾ ...

KIỂM TRA DOANH THU – CHI PHÍ THÔNG QUA TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
  1. Kiểm tra hàng tồn kho:

Kiểm tra doanh thu chi phí thông qua hàng tồn kho
Kiểm tra doanh thu chi phí thông qua hàng tồn kho

+ Chọn ngẫu nhiên một số thẻ kho để xem xét việc ghi chép, đối chiếu số tồn trên thẻ kho và số tồn của lô hàng thực tế.

+ Kiểm tra về hàng nhận ký gửi, nhận đại lý, hoặc hàng của khách hàng còn gửi trong kho của doanh nghiệp hoặc ký gửi ở những đơn vị khác. Kiểm tra hàng gửi bán, xác nhận với đơn vị nhận hàng gửi bán.

+ Cân đối xuất – nhập – tồn; Rà soát, đối chiếu với biên bản kiểm kê hàng tồn kho thực tế; căn cứ vào hóa đơn chứng từ mua hàng, chi phí phát sinh để tính giá hàng nhập kho.

+ Đối chiếu và xem xét chi tiết nguyên vật liệu xuất dùng cho các đối tượng có được hạch toán đúng vào tài khoản chi phí của đối tượng đó không.

+ Đối chiếu phiếu xuất vật tư sử dụng với phiếu yêu cầu sử dụng vật tư của bộ phận sử dụng và sự phê duyệt, hoặc xem xét, đối chiếu với báo cáo sử dụng vật tư của phân xưởng sản xuất.

+ Tính toán và xác định số lượng vật tư tiêu hao, so sánh đối chiếu với định mức đã được ban hành của cấp có thẩm quyền.

2. Kiểm tra chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:

Kiểm tra doanh thu chi phí thông qua chi phí sx và giá thành
Kiểm tra doanh thu chi phí thông qua chi phí sx và giá thành

+ Xác định đối tượng, phạm vi tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành. Kiểm tra phương pháp tính toán và phương pháp phân bổ chi phí, phương pháp tính giá thành sản xuất.

+ Kiểm tra chi phí sản xuất theo yếu tố trong giá thành:

 Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 621: Kiểm tra hóa đơn nếu mua về và xuất thẳng vào SX/công trình XD, kiểm tra phiếu nhập kho xem có hóa đơn hợp pháp kèm theo hay không; Kiểm tra phiếu xuất kho và bảng phân bổ nguyên vật liệu, đối chiếu với định mức tiêu hao nguyên vật liệu do NNT xây dựng báo cáo hoặc định mức qui định của ngành; Đối chiếu hóa đơn chứng từ với hạch toán kế toán …

 Đối với chi phí nhân công trực tiếp TK 622: Kiểm tra bảng chấm công, bảng thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương và đối chiếu với định mức tiền lương cho sản phẩm do NNT xây dựng báo cáo hoặc theo dự toán được phê duyệt; Kiểm tra hợp đồng giao việc hoặc phiếu giao công việc; Kiểm tra/đối chiếu với hạch toán kế toán …

 Đối với chi phí sản xuất chung TK 627: Kiểm tra hóa đơn chứng từ, phiếu xuất: vật tư, công cụ, dụng cụ văn phòng, vật rẻ tiền mau hỏng …; Kiểm tra chi phí tiền lương của bộ phận quản lý chung/sản xuất/xây dựng; Kiểm tra/đối chiếu với hạch toán kế toán …

 Kiểm tra chi phí sửa chữa lớn TSCĐ lưu ý cơ sở pháp lý của việc trích trước chi phí sửa chữa lớn và chi phí sửa chữa phân bổ cho kỳ kế toán sau. Xem xét công suất/công năng, vận hành, thiết kế, nội dung, tính chất, công việc sửa chữa lớn nhằm phân biệt với chi phí sửa chữa mang tính chất nâng cấp TSCĐ. Công việc sửa chữa lớn phải được nghiệm thu đầy đủ, đồng thời vật tư, thiết bị phụ tùng thay thế phải được thu hồi.

+ Kiểm tra việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ:

 Kiểm tra chi tiết kết quả kiểm kê vật chất sản phẩm dở dang cuối kỳ;

 Kiểm tra quá trình đánh giá, phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang của doanh nghiệp;

 Đối chiếu phương pháp đánh giá so với kỳ trước về tính nhất quán;

+ Kiểm tra tài khoản chi phí SXKD dở dang (TK 154) xác định được chi phí vật tư xuất dùng vào công trình, hạng mục công trình, đối chiếu tiến độ ghi trong hợp đồng, có thể tăng giá vốn 632 và tăng doanh thu 511.

– Kiểm tra khấu hao TSCĐ:

Kiểm tra chung

+ Kiểm tra tổng hợp việc hạch toán kế toán đối với TSCĐ.

+ Kiểm tra số liệu trên bảng cân đối kế toán, mục Tài sản cố định, chi tiết theo từng loại về nguyên giá và giá trị hao mòn luỹ kế.

 + Kiểm tra các thông tin bổ sung trong bảng thuyết minh báo cáo tài chính về mục “ tăng, giảm TSCĐ hữu hình; TSCĐ thuê tài chính; TSCĐ vô hình” để xác định số khấu hao trích trong năm.

+ Kiểm tra tổng hợp chỉ tiêu này nhằm xác định giá trị còn lại của toàn bộ TSCĐ theo nguyên giá đầu năm và cuối năm. Đồng thời cũng biết được toàn bộ giá trị hao mòn luỹ kế của các loại TSCĐ luỹ kế đến thời điểm báo cáo.

+ Xác định được nguyên giá TSCĐ tăng, giảm trong năm theo từng loại (nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị…. tăng do mua sắm, do đầu tư XDCB, do hợp nhất hoặc giảm do thanh lý, nhượng bán…).

+ Số khấu hao tăng, giảm trong năm. So sánh số khấu hao cơ bản đã trích với số khấu hao đã tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

+ Kiểm tra chi tiết việc ghi chép trong kỳ báo cáo đối với:

 Sổ tài sản cố định dùng để đăng ký, theo dõi và quản lý chặt chẽ TSCĐ trong đơn vị từ khi mua sắm, đưa vào sử dụng đến khi thanh lý ghi giảm tài sản cố định. Sổ đựơc phản ánh theo các tiêu chí như ngày tháng năm đưa TSCĐ vào sử dụng; nguyên giá; tỷ lệ khấu hao, mức trích khấu hao; ngày tháng năm ghi giảm TSCĐ; lý do giảm…;

 Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng. Phản ánh sự tăng giảm TSCĐ theo từng đơn vị hoặc người sử dụng;

 Thẻ tài sản cố định được mở để theo dõi chi tiết cho từng tài sản cố định của doanh nghiệp, tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích hàng năm của từng TSCĐ. Thẻ TSCĐ được lập trên cơ sở biên bản giao nhận TSCĐ; biên bản đánh giá lại TSCĐ; biên bản thanh lý TSCĐ; bảng phân bổ khấu hao TSCĐ và các tài liệu khác có liên quan.

Kiểm tra chỉ tiêu này nhằm xác định việc bố trí TSCĐ trong doanh nghiệp ở đâu? Có thực tồn tại không? Xác định việc sử dụng TSCĐ có đúng mục đích, đúng đối tượng không?

+ Kiểm tra điểm một vài chứng từ phát sinh về tăng, giảm TSCĐ và trích khấu hao TSCĐ.

– Kiểm tra đối với TSCĐ là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi chở xuống:

+ Xem sổ theo dõi TSCĐ hoặc bảng trích khấu hao TSCĐ nếu thấy có ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi chở xuống có nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng.

+ Xem giấy phép ĐKKD, ngành nghề KD của NNT và doanh thu trong năm nếu không có hoạt động chuyên KD vận tải hành khách, du lịch và khách sạn.

+ Căn cứ điểm e khoản 2.2 điều 6 Thông tư số 123/2012/TT-BTCđiểm e khoản 2.2 điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC chỉ được trích khấu hao tính trên nguyên giá 1,6 tỷ đồng. Như vậy giá trị mua vào, các khoản chi liên quan đến việc mua sắm ô tô và Lệ phí trước bạ phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng, NNT không được trích khấu hao đưa vào chi phí.

+ Căn cứ khoản 3 điều 14 chương III Thông tư số 06/2012/TT-BTC và khoản 3 điều 14 chương III Thông tư số 219/2013/TT-BTC thì số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ, như vậy chỉ được khấu trừ tối đa trị giá không có thuế GTGT là 1,6 tỷ đồng.

3. Kiểm tra nợ phải thu, nợ phải trả:

Kiểm tra doanh thu chi phí thông qua nợ phải thu nợ phải trả
Kiểm tra doanh thu chi phí thông qua nợ phải thu nợ phải trả

+ Đối chiếu số dư giữa báo cáo tổng hợp với sổ chi tiết.

+ Xác nhận số dư hoặc xem xét biên bản đối chiếu nợ.

+ Đối chiếu các chứng từ tiền mặt, chứng từ ngân hàng với chi tiết nợ. Đối chiếu nợ phải thu với doanh thu, nợ phải trả với chi phí.

+ Kiểm tra nghiệp vụ hàng đã bán nhưng chưa ghi sổ, hàng gửi bán.

+ Đánh giá lại các khoản nợ bằng ngoại tệ. Kiểm tra việc chuyển đổi số dư ngoại tệ, phương pháp xử lý chênh lệch tỷ giá.

+ Kiểm tra các nghiệp vụ hàng bán bị trả lại hay các bút toán ghi giảm doanh thu, các khoản trả nợ sau ngày lập bảng cân đối kế toán.

+ Kiểm tra một số nghiệp vụ thanh toán trên giấy báo có của ngân hàng và sổ quỹ tiền mặt đầu kỳ và sau ngày lập bảng cân đối số phát sinh.

+ Kiểm tra các khoản phải thu được xóa sổ trong năm.

+ Kiểm tra dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi.

+ Kiểm tra các khoản phải thu, phải trả khác phải rà soát chi tiết nợ phải thu khác, nợ phải trả khác và đối chiếu với chứng từ, hoá đơn gốc. Đối chiếu với bản xác nhận nợ nhằm phát hiện những khoản nợ phải thu khác nhưng thực tế không thu được hoặc không phải thu ai để tiến hành trích lập dự phòng hoặc xóa nợ khoản nợ phải thu khó đòi; những khoản phải trả khác nhưng thực tế không phải trả hoặc chủ nợ lâu năm không đòi thì đưa vào tăng thu nhập khác.

4.  Kiểm tra TK 334 phải trả người lao động:

Kiểm tra doanh thu chi phí thông qua phải trả người lao động
Kiểm tra doanh thu chi phí thông qua phải trả người lao động

+ Kiểm tra chung

 Kiểm tra cơ sở xây dựng đơn giá tiền lương, phê duyệt đơn giá tiền lương.

 Trên cơ sở đơn giá được phê duyệt, xác định tổng qũy tiền lương.

 Kiểm tra việc hạch toán kế toán tiền lương.

 Kiểm tra việc sử dụng quỹ tiền lương đảm bảo đúng mục đích, đúng qui định.

 Kiểm tra chứng từ, ký nhận của việc chi trả lương.

 Kiểm tra việc trích lập quỹ tiền lương dự phòng bằng 17% quỹ tiền lương thực hiện và đảm bảo đơn vị không bị lỗ.

+ Kiểm tra dư có TK 334 phải trả người lao động. Căn cứ điểm c khoản 2.5 điều 6 Thông tư số 123/2012/TT-BTC, điểm c khoản 2.5 điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC và điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC để kiểm tra số dư ngày 31/12 thực tế đã chi trong thời hạn nộp quyết toán thuế TNDN (hạn ngày 30/3 với năm có tháng 02 là 29 ngày hoặc ngày 31/3). Nếu NNT trích lập quỹ dự phòng 17% quỹ tiền lương thực hiện thì phải chi trong 06 tháng đầu năm sau (hạn ngày 30/6). Hết hạn nộp quyết toán thuế TNDN mà NNT có số dư quỹ tiền lương chưa chi hết, hoặc hết ngày 30/6 NNT trích lập quỹ dự phòng 17% vượt quá tỷ lệ và không đúng qui định thì phải giảm chi phí của năm quyết toán. Việc trích lập quỹ dự phòng 17% sử dụng không hết thì được giảm chi phí của năm sau năm quyết toán.

5. Kiểm tra TK 331 phải trả người bán:

Kiểm tra doanh thu chi phí thông qua phải trả người bán
Kiểm tra doanh thu chi phí thông qua phải trả người bán

Có thể khai thác tăng thu thuế: TNDN, TNCN, GTGT và thuế nhà thầu nước ngoài.

+ Kiểm tra phát sinh bên nợ và số dư nợ TK 331:

 Cần đọc kỹ Hợp đồng kinh tế xem có đúng điều kiện thanh toán ghi trong Hợp đồng để đủ điều kiện được khấu trừ không? như thanh toán chuyển khoản hay tiền mặt; có trường hợp chiếm dụng vốn, cố tình cho nhau lợi dụng vốn trong khi NNT phải đi vay không?

 Kết hợp kiểm tra phát sinh có TK 331 theo chi tiết khách hàng thấy giá trị nhập kho và thuế GTGT từ 20 triệu trở lên, xong phát sinh bên nợ đối ứng thanh toán tiền mặt (331/111, 331/141) thì giảm thuế GTGT đầu vào chia và tính theo tỷ lệ thuế suất tương ứng. Cá biệt có trường hợp hạch toán 331/112 xong NNT viết séc lĩnh tiền mặt cho đơn vị bán ra ngân hàng lấy tiền mặt, hoặc người làm việc trong DN của NNT ra ngân hàng lĩnh tiền mặt rồi trả người bán thì cũng phải giảm thuế GTGT đầu vào.

 Nếu phát hiện đơn vị bán chiếm dụng vốn, NNT cố tình cho hoặc giúp đơn vị bán lợi dụng vốn trong khi phải đi vay thì giảm chi phí lãi vay TK 635 (lãi tương ứng của số tiền chiếm dụng) đã kết chuyển lãi lỗ trong năm, tăng thu nhập chịu thuế TNDN.

 Nếu có hạch toán đối trừ công nợ 331/131, 331/138, 331/331 hoặc 331/338 thì kiểm tra hợp đồng và phụ lục hợp đồng hoặc các văn bản đối trừ công nợ 3 bên, nếu không đủ cơ sở thì không chấp nhận thanh toán qua ngân hàng và giảm thuế GTGT đầu vào chia và tính theo tỷ lệ thuế suất tương ứng.

 Nếu có hạch toán 331/711 công nợ không phải trả người bán của phát sinh kê khai thuế GTGT đầu vào từ 2009 thì giảm thuế GTGT đầu vào chia và tính theo tỷ lệ thuế suất tương ứng.

 Nếu có hạch toán nợ TK 331 đối ứng có là tài khoản chi phí hoặc tài khoản kho (TK 152, TK 153) thì xem có phải giảm chi phí không liên quan đến SXKD trong kỳ hoặc trả lại hàng mua và vay mượn trả hàng hóa thì tăng thuế GTGT đầu ra hoặc giảm thuế GTGT đầu vào khấu trừ.

+ Kiểm tra phát sinh bên có và số dư có TK 331:

 Cần đối chiếu thời điểm cuối năm dư có TK 331, xem Hợp đồng kinh tế và phụ lục có đúng điều kiện thanh toán ghi trong Hợp đồng đủ điều kiện được khấu trừ không?

 Nếu phát sinh bên có TK 331 thấy NNT có mua ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô sử dụng vào KD vận chuyển hàng hóa, hành khách, KD du lịch, khách sạn) có trị giá chưa thuế vượt trên 1,6 tỷ đồng thì giảm thuế GTGT đầu vào khấu trừ tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng, đồng thời giảm chi phí khấu hao phần trích vào chi phí vượt nguyên giá 1,6 tỷ đồng tăng thu nhập tính thuế TNDN.

 Trường hợp bên có TK 331 hạch toán không có thuế GTGT đầu vào mà chỉ có hạch toán giá trị chưa có thuế vào chi phí hoặc nhập kho, do hàng đã giao nhận, xong NNT chưa trả tiền …nên đơn vị bán chưa viết hóa đơn. Thì soạn thảo và trình lãnh đạo ký công văn phối hợp gửi cơ quan thuế theo dõi bên bán để xử lý về việc chưa viết hoặc viết hóa đơn chậm không đúng thời điểm.

 Nếu chi tiết người bán giao dịch với NNT có yếu tố ở nước ngoài và liên quan đến chính sách thuế nhà thầu nước ngoài thì áp dụng thu thuế GTGT, TNDN hoặc TNCN.

 Trường hợp bên có TK 331 hạch toán (kê khai) thuế GTGT đầu vào và giá trị chưa có thuế không liên quan đến chi phí của NNT như: khoản thuộc nguồn quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi (TK 353), nguồn kinh phí sự nghiệp (TK 161), nguồn khác đài thọ hoặc cá nhân phải chi trả, thì không được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào này.

 Trường hợp bên có TK 331 hạch toán không có thuế GTGT đầu vào mà chỉ có hạch toán giá trị chưa có thuế vào chi phí, nếu không có hóa đơn thì phải kiểm tra hợp đồng, chứng từ kế toán. Nếu không đủ căn cứ hạch toán vào chi phí thì phải giảm chi phí hoặc tính thuế TNCN (nếu có).

 Trường hợp hạch toán có TK 331 đối ứng nợ là tài khoản tiền mặt (TK 111), tiền gửi ngân hàng (TK 112) thì kiểm tra hợp đồng, nếu phát hiện đơn vị bán chiếm dụng vốn, NNT cố tình cho hoặc giúp bên bán lợi dụng vốn trong khi phải đi vay thì giảm chi phí lãi vay TK 635 (tính lãi từ ngày chuyển tiền đến ngày nhận trả, tương ứng của số tiền chiếm dụng) đã kết chuyển lãi lỗ trong năm, tăng thu nhập chịu thuế TNDN.

 Có bút toán lạ như hạch toán có TK 331 đối ứng nợ là tài khoản 131 phải thu của người mua và thuế GTGT đầu vào TK 133. Trường hợp này kiểm tra có thể là hàng mua bán thẳng không qua kho thì tăng doanh thu, tăng giá vốn tăng thuế GTGT đầu ra; hoặc không tăng doanh thu không tăng giá vốn nhưng giảm thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

6. Kiểm tra Tiền mặt TK 111 và Tiền gửi Ngân hàng TK 112:

Kiểm tra doanh thu chi phí
Kiểm tra doanh thu chi phí thông qua tài khoản tiền mặt tiền gửi

Có thể tăng thuế GTGT đầu ra, giảm thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, tăng thu nhập, giảm chi phí, tăng thuế TNCN, tăng thuế nhà thầu nước ngoài.

+ Liên kết với báo cáo lưu chuyển tiền tệ để xem xét dòng tiền. Lưu ý nếu có thanh lý TSCĐ thì kiểm tra việc kê khai thuế GTGT đầu ra, viết hóa đơn, hạch toán thu nhập khác và chi phí khác đã đúng chưa, đã kịp thời chưa.

+ Quan tâm phát sinh nợ TK 111 và TK 112 nếu có phản ánh, hạch toán chưa kịp thời các khoản doanh thu phát sinh dẫn đến kê khai chưa kịp thời khoản thuế GTGT đầu ra (TK 138, 338) tương ứng như: thu nhập bán phế liệu phế phẩm thu hồi trong SXKD; thu giảm phí, thu lại tiền điện, tiền nước/điện thoại đối với cá nhân sử dụng hoặc bên thuê trụ sở/văn phòng/kho/bãi (NNT đã kê khai đủ VAT đầu vào bằng giá trị hóa đơn). Kiểm tra các khoản vay không phục vụ cho SXKD thì không được hạch toán lãi vay vào CP tài chính trong kỳ (TK 635).

+ Quan tâm phát sinh có TK 111 và TK 112 kê khai khấu trừ của hoá đơn khoản chi phí không phục vụ sản xuất kinh doanh, không liên quan đến doanh thu; thu lại tiền điện, tiền nước/điện thoại của người sử dụng, kê khai khấu trừ đủ VAT đầu vào của điện/nước/điện thoại xong không kê khai VAT ra. Khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với các hóa đơn mua hàng hóa thuộc nguồn quỹ khác chi trả (TK 334, 338, 353, 161 – 461) —> giảm chi phí, giảm thuế GTGT đầu vào khấu trừ.

Các khoản chi trả cá nhân lãi vay hoặc cổ tức/lợi tức thì tính tăng thuế TNCN từ đầu tư vốn với thuế suất 5% (nếu NNT chưa tính). Phần chi trả cho các cá nhân ở ngoài phải tính thuế TNCN khấu trừ tại nguồn. Nếu phát hiện các khoản cho vay hoặc để khách hàng chiếm dụng vốn thì tính lãi vay tăng TK 515 hoặc giảm CP tài chính trong kỳ (TK 635). Xem các trường hợp thanh toán bằng tiền mặt từ 20 tr đ trở lên cho người bán, nếu của hóa đơn có giá trị từ 20 tr đ trở lên thì giảm thuế GTGT đầu vào khấu trừ và giảm chi phí. Nếu NNT thanh toán trả cho người bán ở nước ngoài thì kiểm tra hợp đồng, chứng từ để tính thuế nhà thầu (nếu có). Kiểm tra tính đúng đắn, thực tế phát sinh, hợp pháp của chứng từ chi, đảm bảo đúng qui định của chế độ kế toán hiện hành.

7. Kiểm tra TK 131 Phải thu của khách hàng:

Kiểm tra doanh thu chi phí
Kiểm tra doanh thu chi phí thông qua nợ phải thu nợ phải trả

+ Lưu ý đối chiếu với các khách hàng có dư có TK 131 (yêu cầu cung cấp hợp đồng, thanh lý hợp đồng, chứng từ thanh toán tạm ứng, biên bản nghiệm thu hoàn thành đến thời điểm kiểm tra (nếu có)…).

+ Kiểm tra các phiếu nhập xuất thẳng hàng hóa (đối với hàng hóa không qua kho), nếu có bút toán lạ như hạch toán có TK 331 đối ứng nợ là tài khoản 131 phải thu của người mua và thuế GTGT đầu vào TK 133. Trường hợp này kiểm tra có thể là hàng mua bán thẳng không qua kho thì tăng doanh thu, tăng giá vốn tăng thuế GTGT đầu ra; hoặc không tăng doanh thu không tăng giá vốn nhưng giảm thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

+ Kiểm tra tài khoản 111, 112 liên quan đến dòng tiền thu về đối ứng với các TK 131 để phát hiện khoản thu tiền nhận trước của khách hàng.

+ Người mua trả tiền trước dư có TK 131: Xem tiến độ thực hiện HĐ, chứng từ nộp ngoại tỉnh, nghiệm thu và kết hợp Kiểm tra tài khoản chi phí SXKD dở dang (TK 154) xác định được chi phí vật tư xuất dùng vào công trình, hạng mục công trình, đối chiếu tiến độ ghi trong hợp đồng, có thể tăng giá vốn 632 và tăng doanh thu 511 hoặc xử lý do viết hóa đơn không kịp thời và phạt.

+ Nếu có hạch toán đối trừ công nợ TK 331/131, thì kiểm tra hợp đồng và phụ lục hợp đồng hoặc các văn bản đối trừ công nợ 3 bên, nếu không đủ cơ sở thì không chấp nhận thanh toán qua ngân hàng và giảm thuế GTGT đầu vào chia và tính theo tỷ lệ thuế suất tương ứng.

+ Đối với các khoản phải thu của khách hàng (dư nợ TK 131) và trả trước cho người bán (dư nợ TK 331) xem Hợp đồng có qui định tính lãi chậm thanh toán? trả trước tiền đặt hàng có đúng thực chất không? kiểm tra nếu có yếu tố chiếm dụng vốn thì tính tăng doanh thu hoạt động tài chính 515

Theo dõi Fanpage để được cập nhật kiến thức DVKT MAI THANH

DV KẾ TOÁN THUẾ MAI THANH

Địa chỉ: 113/8/9 Đường Lê Văn Chí, P. Linh Trung, Thủ Đức, TPHCM VP: Số 8, Đường 155, Bình Mỹ, TPHCM Liên hệ: 0907 723 900 Email: Phamthanhmaind91@gmail.com

DỊCH VỤ

chữ ký số
CHỮ KÝ SỐ VÀ HÓA ĐƠN

Nội dungKIỂM TRA DOANH THU – CHI PHÍ THÔNG QUA TÀI KHOẢN KẾ TOÁNKiểm tra ...

26 Th9 Báo giá thuê văn phòng ảo tại tphcm
BÁO GIÁ THUÊ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN – THUÊ VĂN PHÒNG ẢO

Nội dungKIỂM TRA DOANH THU – CHI PHÍ THÔNG QUA TÀI KHOẢN KẾ TOÁNKiểm tra ...

11 Th8 báo giá thành lập doanh nghiệp
BÁO GIÁ THÀNH LẬP CÔNG TY MỚI

Nội dungKIỂM TRA DOANH THU – CHI PHÍ THÔNG QUA TÀI KHOẢN KẾ TOÁNKiểm tra ...

27 Th6
BÁO GIÁ HOÀN THIỆN SỔ SÁCH KẾ TOÁN QUYẾT TOÁN THUẾ

Nội dungKIỂM TRA DOANH THU – CHI PHÍ THÔNG QUA TÀI KHOẢN KẾ TOÁNKiểm tra ...

22 Th2 Báo giá làm hồ sơ khai thuế ban đầu
BÁO GIÁ KHAI THUẾ BAN ĐẦU

Nội dungKIỂM TRA DOANH THU – CHI PHÍ THÔNG QUA TÀI KHOẢN KẾ TOÁNKiểm tra ...

22 Th2 Dịch vụ kế toán thuế trọn gói
BÁO GIÁ DỊCH VỤ KẾ TOÁN TRỌN GÓI

Nội dungKIỂM TRA DOANH THU – CHI PHÍ THÔNG QUA TÀI KHOẢN KẾ TOÁNKiểm tra ...

22 Th2 Thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh
BÁO GIÁ THAY ĐỔI GIẤY PHÉP KINH DOANH

Nội dungKIỂM TRA DOANH THU – CHI PHÍ THÔNG QUA TÀI KHOẢN KẾ TOÁNKiểm tra ...

22 Th2 Dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội
BÁO GIÁ DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Nội dungKIỂM TRA DOANH THU – CHI PHÍ THÔNG QUA TÀI KHOẢN KẾ TOÁNKiểm tra ...

22 Th2

Từ khóa » Bảng Kê Doanh Thu Chi Phí