Kiểm Tra Hệ Thống Gạt Mưa Và Phun Nước Rửa Kính Xe ô Tô

KIỂM TRA HỆ THỐNG GẠT MƯA VÀ PHUN NƯỚC RỬA KÍNH XE Ô TÔ

Phương tiện – dụng cụ - thiết bị kiểm tra gạt mưa và phun nước rửa kính xe ô tô

  • Sơ đồ cấu tạo bên trong các bộ phận của hệ thống gạt và phun nước rửa kính xe ô tô.
  • Sa bàn hệ thống gạt và phun nước rửa kính xe ô tô.
  • Tay lái có công – tắc điều khiển gạt và phun nước rửa kính xe ô tô, mô – tơ gạt mưa, mô – tơ phun nước rửa kính xe ô tô.
  • Đồ nghề thích hợp (vít, khoá vòng).

Các kiến thức cần thiết về hệ thống gạt mưa

Tổng quát Hệ Thống gạt mưa

  • HT gạt mưa bao gồm các thiết bị chính: mô-tơ gạt mưa, công tắc gạt mưa, IC điều khiển gạt mưa gián đoạn
  • Tuỳ theo mô-tơ gạt mưa là loại dương chờ, âm chờ mà người ta sẽ có các cách đấu khác nhau. Nhưng tất cả các cách phải đảm bảo đúng kỹ thuật, an toàn
  • Công tắc dạng cam: Để mô-tơ gạt mưa có thể dừng đúng vị trí người ta bố trí 1 công tắc dạng cam bên trong cụm mô-tơ gạt mưa
  • Hoạt động của công tắc dạng cam tham khảo sách lý thuyết
  • Các chế độ hoạt động: Gạt Lowàmô-tơ gạt mưa quay chậm, gạt Highàmô-tơ gạt mưa quay nhanh, gạt Intàmô-tơ gạt mưa quay chậm và gạt gián đoạn tự động. Gạt Off dù mô-tơ gạt mưa ở vị trí bất kì thì mô-tơ vẫn trở về đúng điểm dừng

Mô tơ gạt mưa

  • Mô-tơ gạt mưa có thể được phân loại theo cách đấu dây: mô-tơ dương chờ, mô-tơ âm chờ. Mô-tơ dương chờ tức là mô-tơ đã được cấp điện dương sẵn, công tắc sẽ điều khiển cấp âm cho mô-tơ. Và ngược lại đối với mô-tơ âm chờ
  • Khi đo thông mạch giữa vỏ mô tơ với các chân: Mô tơ âm chờ có vỏ thông ít nhất với 3 chân (E, +1, +2), nhiều nhất là 4 chân (E, +1, +2, S); mô tơ dương chờ có vỏ thông ít nhất 1 chân (là chân E), nhiều nhất là 2 chân (E, S)

Để xác định chân +1, +2 (hay -1, -2):

  • Từ việc đo điện trở nêu trên nếu đo được các cặp thông với E (mô tơ âm chờ), thông với B (mô tơ dương chờ) có điện trở thì các cặp này có chứa chân +1, +2 hoặc -1, -2.
  • Cấp điện vào để xác định tốc độ quay của mô tơ.

Lưu ý: Phải gắn cầu chì, quấn băng keo để đề phòng mạch bị ngắn mạch.

  • Căn cứ vào dấu chiều quay trên mô-tơ
  • Căn cứ vào tốc độ quay của mô-tơ, chế độ Low quay chậm, chế độ High quay nhanh
  • Căn cứ vào quy luật cấp nguồn: Nguồn dương B thì không nối với vỏ
  • Một số thông tin dùng để xác định chân mô-tơ gạt mưa

Công tắc gạt mưa

  • Công tắc gạt mưa tại xưởng thực hành có 2 loại: Loại có IC nằm trong, loại có IC nằm ngoài.
  • Loại có IC nằm trong được đấu với mô-tơ gạt mưa loại âm chờ, khi xác định chân ra thì không tìm được chân C do chân C được nối bên trong IC
  • Loại có IC nằm ngoài có thể đấu cho mô-tơ dương chờ hoặc âm chờ tuỳ thuộc IC điều khiển gián đoạn là loại Ss nối dương hay nối âm. Đối với loại này có thể xác định được chân C
  • Khi đấu mạch cho công tắc có IC nằm ngoài, chỉ cần đấu đúng chân, đặc biệt là chân E thì chế độ INT hoạt động.

Lưu ý: Có thể bị nhầm giữa chân E và chân W. Khi đấu nhầm chân W về mát thì chế độ phun nước rửa kính xe ô tô vẫn hoạt động bình thường. Tuy nhiên, chế độ INT không hoạt động.

Lưu ý khi đấu mạch: Nếu trường hợp xưởng thiếu thiết bị cần phải đấu công tắc gạt mưa có IC nằm trong cho mô tơ dương chờ thì cần lưu ý các điều sau:

  • Đảo mô tơ dương chờ thành âm chờ, không đảo công tắc
  • Đảo mô tơ dương chờ thành âm chờ bằng cách: Coi chân B là E, chân E là B, chân -1, -2 thành +1, +2
  • Cách này chỉ áp dụng khi học tại xưởng, đấu các thiết bị rời. Không áp dụng cách đấu này trên xe
  • Đối với mạch dương chờ, công tắc được đấu 2 chân mát thay vì như mạch âm chờ là 1 chân dương, 1 chân mát

IC điều khiển gạt mưa gián đoạn

Có 2 loại: Loại chân Ss nối dương, loại Ss nối âm.

  • Loại Ss nối dương thì đấu cho mô-tơ âm chờ, loại Ss nối âm thì đấu cho mô-tơ dương chờ

Nội dung công việc sửa chữa hệ thống gạt mưa

Khảo sát và ghi nhận tổng quát các bộ phận hệ thống gạt mưa

  • Khảo sát tổng quát:
  • Mô-tơ gạt mưa: Có 5 chân +1, +2, E, Sm, B.
  • Mô tơ phun nước rửa kính xe ô tô: Có 2 chân B, E.
  • Công tắc điều khiển gạt, phun nước rửa kính xe ô tô trên vành tay lái: Có 7 chân: +1, +2, B, C, S, E, W.
  • Bình ắc – quy: Cực dương, cực âm.
  • Cần gạt mưa.
  • Vệ sinh các thiết bị.
  • Ghi nhận tổng quát.

Xác định các chân ra của công tắc trên vành tay lái, mô – tơ gạt mưa, mô tơ phun nước rửa kính xe ô tô

  • Xác định chân ra của công tắc điều khiển gạt, phun nước rửa kính xe ô tô trên vành tay lái:
  • Bước 1: Bật công tắc ở chế độ LOW.
  • Bước 2: Đo thông mạch lần lượt các chân của công tắc ta tìm được 2 chân ra ở chế độ LOW. Đó là 2 chân B và +1.
  • Bước 3: Bật công tắc sang chế độ HIGH.
  • Bước 4: Đo thông mạch lần lượt các chân còn lại của công tắc ta tìm được 2 chân ra ở chế độ HIGH. Đó là 2 chân B, +2.
  • Bước 5: Tổng hợp kết quả đo được ở chế độ LOW và HIGH ta tìm ra chân (+B); chân tốc độ chậm (+1), chân tốc độ cao (+2).
  • Bước 6: Bật công tắc về chế độ OFF.
  • Bước 7: Đo thông mạch chân tốc độ chậm (+1) lần lượt với các chân còn lại của công tắc ta tìm được chân S.
  • Bước 8: Bật công tắc sang chế độ WASHER (rửa kính).
  • Bước 9: Đo thông mạch lần lượt các chân còn lại của công tắc ta tìm được 2 chân ra ở chế độ WASHER. Đó là chân E và W.
  • Bước 10: Ta đo thông mạch chân tốc độ chậm (+1) hoặc tốc độ cao (+2) với một trong hai chân vừa tìm được ở chế độ WASHER ta tìm được chân mass; chân điều khiển mô tơ phun nước rửa kính xe ô tô (W).

LƯU Ý: Gạt nhẹ công tắc để tránh làm hư công tắc.

Xác định chân ra của mô tơ gạt mưa

  • Bước 1: Dùng đồng hồ VOM đo giá trị điện trở lần lượt các chân ra của mô tơ gạt mưa ta tìm được ba chân của mô tơ (có giá trị điện trở), hai chân còn lại là chân cơ cấu tự động dừng (đĩa cam).
  • Bước 2: Cấp nguồn 12V lần lượt vào 3 chân mô tơ vừa tìm được ta xác định được chân chung (đó là chân E), chân tốc độ thấp (+1), chân tốc độ cao (+2).
  • Bước 3: Cấp nguồn vào chân +1, và chân E.
  • LƯU Ý: Nên cấp điện cho mô-tơ quay chậm để dễ tiến hành đo đạc.
  • Bước 4: Đo thông mạch lần lượt 2 chân của đĩa cam với chân mát: Chân nào không bao giờ thông mạch với chân E à chân B. Chân lúc thông, lúc không thông với chân E à chân Sm.
  • Xác định chân ra của mô-tơ phun nước rửa kính xe ô tô: Có 2 chân, cấp điện vào bất kì, lấy tay bịt lỗ phun nước rửa kính xe ô tô, thấy hơi đẩy ra à cấp nguồn đúng. Thấy hơi hút vào à cấp nguồn ngược.

Kiểm tra công tắc trên vành tay lái, mô tơ gạt mưa, mô tơ phun nước rửa kính xe ô tô

Từ các bước xác định chân ra của các bộ phận ta dễ dàng biết cách kiểm tra các bộ phận.

Kiểm tra công tắc điều khiển gạt, phun nước rửa kính xe ô tô

  • Bước 1: Tiến hành đo thông mạch để kiểm tra các chân ra như trên.
  • Bước 2: Nếu không thông mạch như trên sơ đồ: Kiểm tra lại các giắc nối dây, dây dẫn có bị đứt không.
  • Bước 3: Nếu kiểm tra rồi mà vẫn không thông mạch à kiểm tra lại các tiếp điểm bên trong công tắc.

Kiểm tra mô tơ gạt mưa

  • Bước 1: Tiến hành đo thông mạch để kiểm tra các chân ra như trên.
  • Bước 2: Xác định ra được chân +1, +2, E à cấp điện mà mô-tơ không quay à kiểm tra lại dây dẫn, các giắc nối dây, nối mát vỏ có tốt không.
  • Bước 3: Cấp điện dương ắc – quy vào chân +1, âm ắc – quy vào chân E để kiểm tra mô-tơ chạy ở tốc độ chậm.
  • Bước 4: Cấp điện dương ắc – quy vào chân +2, âm ắc – quy vào chân E để kiểm tra mô-tơ chạy ở tốc độ nhanh.
  • Bước 5: Sau khi cấp nguồn chân +1 và E: Đo thông mạch 2 chân của tiếp điểm dừng với chân E à phải có 1 chân không bao giờ nối với chân E, 1 chân lúc nối lúc không. Khác với cách này thì cần kiểm tra lại các tiếp điểm.

Kiểm tra mô tơ phun nước rửa kính xe ô tô

  • Bước 1: Nối chân 1 của mô tơ vào âm ắc-quy, chân 2 vào dương ắc-quy.
  • Bước 2: Quan sát, theo dõi hoạt động của mô-tơ. Nếu mô-tơ phun mạnh, không bị rò rỉ à tốt.

LƯU Ý: Mô-tơ phun nước rửa kính xe ô tô sẽ cháy nếu gạt mưa hoạt động mà không có nước

  • Bước 3: Điều chỉnh vị trí phun của bộ rửa kính nếu phun nước rửa kính xe ô tô ra không đều: Cắm một đoạn dây vừa với lỗ của vòi phun nước rửa kính xe ô tô rửa kiính vào trong vòi phun để điều chỉnh hướng phun. Chỉnh vòi phun sao cho nước rửa phun vào khoảng giữa của vùng gạt của gạt mưa
  • Bước 4: Kiểm tra mức nước rửa kính, Kiểm tra bằng que thăm xem mức nước có được đổ đủ trong bình chứa hay không.

Kiểm tra tình trạng gạt: Phun nước rửa kính xe ô tô rửa kính và kiểm tra xem gạt mưa có để lại vết gạt không

Kiểm tra cần gạt mưa: Kiểm tra cao su gạt mưa có bị cứng, bị trầy không.

Từ khóa » Hệ Thống Gạt Mưa Rửa Kính